Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lý Rotha: “Góp sức xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển…”

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 35,44% dân số tỉnh), trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, sinh sống đều khắp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa. Ảnh: An Hiếu
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 35,44% dân số tỉnh), trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, sinh sống đều khắp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa. Ảnh: An Hiếu

Những năm vừa qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã phát huy hiệu quả, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi... Xung quanh nội dung này, ông Lý Rotha - Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng đã trả lời phỏng vấn đặc biệt của Báo ảnh Dân tộc và Miền núi…

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lý Rotha: “Góp sức xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển…” ảnh 1Ông Lý Rotha, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Tuấn Phi

* Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư, ông đánh giá như thế nào về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng?

- Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 35,44% dân số tỉnh), trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, sinh sống đều khắp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa. Toàn tỉnh có 63 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số với 17 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội, đời sống đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh sau 5 năm triển khai Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới, có thể nói rằng đã có những bước tiến vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (trên 4,5%/năm). Đồng bào Khmer không ngừng nỗ lực vươn lên, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đoàn kết, góp sức xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển. Hạ tầng xã hội vùng có đông đồng bào Khmer được tập trung đầu tư, xây dựng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân. Các xã có đông đồng bào Khmer đều đã có trường trung học cơ sở, trạm y tế và đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã, phường, thị trấn và 100% khóm, ấp có điện lưới quốc gia; 100% xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% xã, phường, thị trấn được phủ sóng phát thanh - truyền hình, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt tinh thần của đồng bào Khmer,...

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lý Rotha: “Góp sức xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển…” ảnh 2Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 35,44% dân số tỉnh), trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, sinh sống đều khắp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa. Ảnh: An Hiếu

Về công tác giáo dục - đào tạo, chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo nơi có đồng bào Khmer sinh sống được nâng lên; hệ thống trường dân tộc nội trú được quan tâm đầu tư xây dựng. Công tác chăm sóc sức khỏe đồng bào Khmer tiếp tục được chú trọng thực hiện. Bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer được giữ gìn và phát huy. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục ổn định. Công tác xây dựng Đảng, đoàn thể và đào tạo cán bộ ở vùng đồng bào dân tộc Khmer được quan tâm với số lượng đảng viên hằng năm đều tăng. Các cơ sở đảng, tổ chức đoàn thể và tổ chức chính trị được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng, ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

* Về các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, ông có nhận xét gì?

- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một chương trình lớn của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững. Qua 02 năm triển khai thực hiện chương trình, đến nay có 15/35 mục tiêu, chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch trung hạn 2021 - 2025, dự kiến đến năm 2025 thực hiện đạt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tổng hòa, tích hợp các chương trình, dự án chính sách dân tộc trước đây, gồm 10 dự án, 14 tiểu dự án, 36 nội dung thành phần với 180 hoạt động, trong đó có nhiều nội dung thành phần tập trung hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là đồng bào Khmer) như: hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề, giải quyết việc làm,… Đồng bào Khmer rất phấn khởi, luôn nỗ lực phát huy vai trò, trách nhiệm cùng chính quyền địa phương triển khai hiệu quả các giải pháp thực hiện các mục tiêu chương trình đề ra, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lý Rotha: “Góp sức xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển…” ảnh 3Hành tím - cây trồng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Khmer ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Ảnh: An Hiếu

Trên cơ sở nguồn vốn được giao, Sóc Trăng đã và đang triển khai thực hiện 9 dự án của chương trình. Tỉnh triển khai hỗ trợ đất ở cho 338 hộ, hỗ trợ nhà ở cho 1.899 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 4.560 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.223 hộ, xây dựng 04 công trình nước tập trung; thực hiện trên 40 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng; triển khai xây dựng 113 công trình, trong đó 81 công trình giao thông nông thôn, 21 công trình cầu giao thông nông thôn, 01 nhà sinh hoạt cộng đồng và 10 công trình mạng lưới chợ, duy tu bảo dưỡng trên 50 công trình cơ sở hạ tầng; xây dựng bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học cho 05 trường phổ thông dân tộc nội trú; mua sắm trang thiết bị đài phát thanh và truyền hình; tổ chức các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực thực hiện chương trình, đào tạo nghề, xóa mù chữ, bồi dưỡng kiến thức dân tộc; các hoạt động hỗ trợ bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức các hoạt động tập huấn, tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; về chăm sóc sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trẻ em,...

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lý Rotha: “Góp sức xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển…” ảnh 4Huyện Châu Thành (Sóc Trăng) hỗ trợ làng nghề đan lát Phước Quới thành lập các hợp tác xã, thu hút hàng trăm hộ đồng bào Khmer tham gia. Ảnh: An Hiếu

* Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thời gian qua còn những khó khăn gì, thưa ông?

- Việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh, sự điều hành quyết liệt của Ủy ban Nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tình hình triển khai thực hiện và giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn chưa đạt được tiến độ so với kế hoạch đề ra.

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lý Rotha: “Góp sức xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển…” ảnh 5Khám bệnh cho bà con Khmer ở Trạm y tế phường 10, thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng). Ảnh: An Hiếu

Một số nguyên nhân cụ thể như: Văn bản thực hiện chương trình quá nhiều, nhiều văn bản còn dẫn chiếu văn bản khác; một số văn bản hướng dẫn từ Trung ương còn chưa đồng bộ, thống nhất; hiện vẫn còn văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, Ngành có liên quan ban hành chậm... dẫn đến các địa phương gặp khó khăn khi triển khai thực hiện chương trình. Một số ngành, địa phương chưa phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong thông tin, báo cáo triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần, dẫn đến công tác tổng hợp, báo cáo gặp không ít khó khăn, chưa đảm bảo tính kịp thời. Vì là chương trình mới và nhiều lĩnh vực, đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu ở các cấp phải nghiên cứu nhiều văn bản liên quan không thuộc chuyên môn nên quá trình thực hiện chương trình còn gặp nhiều lúng túng...

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lý Rotha: “Góp sức xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển…” ảnh 6Công tác giáo dục - đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm, đầu tư. Ảnh: An Hiếu

* Theo ông, tỉnh Sóc Trăng cần triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như thế nào trong những năm tới?

- Trong thời gian tới, để đảm bảo triển khai đạt chất lượng, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cần triển khai đồng bộ nhiệm vụ và giải pháp sau:

1. Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông về ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trong tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó chủ động, nỗ lực phấn đấu trong lao động, sản xuất để tự vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội.

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lý Rotha: “Góp sức xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển…” ảnh 7Đường giao thông nông thôn qua xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) được nhựa hóa rộng rãi đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của bà con Khmer. Ảnh: An Hiếu

2. Để tập trung giải ngân vốn Trung ương, tỉnh theo kế hoạch phân bổ vốn của Hội đồng Nhân dân tỉnh và quyết định giao vốn của Ủy ban Nhân dân tỉnh đảm bảo đúng quy định. Triển khai hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, danh mục chương trình, dự án theo phê duyệt của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thực hiện thanh, quyết toán kịp thời, không để chậm trễ hay tồn đọng dẫn đến bị thu hồi về ngân sách Trung ương.

3. Tiếp tục tập trung chỉ đạo, hướng dẫn kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức thực hiện chương trình ở các cấp đồng bộ, thống nhất; hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lý Rotha: “Góp sức xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển…” ảnh 8Thiếu nữ Khmer trong trang phục truyền thống diễu hành dâng hoa quả vào dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay tại chùa Sro Lôn (Chén Kiểu) ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Ảnh: An Hiếu

4. Phối hợp các Sở, ban ngành trong tỉnh có liên quan triển khai thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn vốn ngân sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025; các chương trình, dự án, chính sách hiện có và các nguồn huy động hợp pháp khác để triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung của chương trình.

5. Tập trung triển khai hiệu quả các lớp tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện chương trình các cấp, triển khai đầy đủ các chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách và hướng dẫn thực hiện chương trình giai đoạn 2021 - 2025 cho cấp tỉnh, huyện, xã.

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lý Rotha: “Góp sức xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển…” ảnh 9Biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

6. Phối hợp tổ chức phát động, triển khai hiệu quả phong trào thi đua thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025.

7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương để kịp thời phát hiện và uốn nắn những sai sót trong quá trình thực hiện; quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nguồn lực thực hiện; đánh giá hiệu quả thực hiện các dự án thành phần; phát huy hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng.

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lý Rotha: “Góp sức xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển…” ảnh 10Chùa Khmer gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

8. Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

9. Các Sở, ban ngành phụ trách các dự án, tiểu dự án của chương trình và Ủy ban Nhân dân cấp huyện, xã có trách nhiệm rà soát hiện trạng, xác định mục tiêu, công việc, lộ trình và giải pháp cụ thể của từng ngành, từng địa phương. Trong đó, lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên để tập trung chỉ đạo và bố trí đủ nguồn lực thực hiện, khẩn trương tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn năm 2022 kéo dài và năm 2023 đảm bảo đúng tiến độ quy định. Đồng thời căn cứ dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024 đã đăng ký khẩn trương chuẩn bị thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công...

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lý Rotha: “Góp sức xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển…” ảnh 11Các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã phát huy hiệu quả, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi... Ảnh: An Hiếu

* Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tuấn Phi - An Hiếu (thực hiện)

(Báo ảnh Dân tộc và Miến núi)

Có thể bạn quan tâm