Trồng rau muống thủy canh cho lợi nhuận 1,5 tỷ đồng/năm

Trồng rau muống thủy canh cho lợi nhuận 1,5 tỷ đồng/năm
Trồng rau muống thủy canh của Hợp tác xã rau sạch Hoàng Gia do anh Trần Văn Hiển ở thôn Bùng khởi dựng. Ảnh :cungcau.vn
Trồng rau muống thủy canh của Hợp tác xã rau sạch Hoàng Gia do anh Trần Văn Hiển ở thôn Bùng khởi dựng. Ảnh :cungcau.vn
Tại xã Bình Dương, mô hình trồng trồng rau muống thủy canh của Hợp tác xã  rau sạch Hoàng Gia do anh Trần Văn Hiển ở thôn Bùng khởi dựng mới đi vào thực hiện và khai thác chưa đầy một năm nhưng đã khẳng định được hiệu quả và phương thức đầu tư nông nghiệp đúng hướng của hợp tác xã . Anh Hiển chia sẻ, từ kinh nghiệm nhiều năm trồng rau thủy canh ở Hà Nội, trở về quê hương, nhận thấy lợi thế về đất canh tác, nhân công lao động và nhu cầu về thực phẩm an toàn rất lớn, anh Hiển về quê thành lập hợp tác xã và quyết tâm xây dựng mô hình sản xuất rau sạch ngay trên đồng đất quê hương. Trên diện tích 5 ha đất thuê lại của bà con, anh đầu tư 8,5 tỷ đồng để cải tạo 2 ha làm mái che, lót bạt chứa nước thả rau muống theo phương pháp thủy canh, còn lại 3 ha chuyên trồng rau làm phôi nguyên liệu. Quy trình trồng rau muống thủy canh là cấy rau trên đất ruộng, sau 40 ngày rau già cậng thì cắt và cho vào ủ sơ, sau 5 ngày sơ rụng hết lá thì cho ra thả trên diện tích nhà mái lót bạt, giữ mức nước từ 40-45cm. Từ lúc thả đến khi thu hoạch lần đầu chỉ từ 18-21 ngày, đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Bà Nguyễn Thị Chinh, công nhân Hợp tác xã  rau sạch Hoàng Gia cho biết, quy trình sản xuất rau thủy canh từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch trong thời gian khoảng 20 ngày chỉ sử dụng đạm, lân giúp rau sinh trưởng tốt, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong toàn bộ quá trình rau sinh trưởng nên rau sạch và an toàn khi cung cấp ra thị trường. Hiện nay, sản lượng rau của hợp tác xã  cho thu hoạch từ 1,2-1,5 tấn/ngày. Toàn bộ số rau thu hoạch đều được các đơn vị cung ứng thực phẩm sạch hợp đồng thu mua hàng ngày để cung cấp vào các nhà trẻ và trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và một số siêu thị. Sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng và hiện nay sản lượng cung ứng của hợp tác xã  không đáp ứng đủ nhu cầu đặt hàng. Nói về mô hình trồng rau muống thủy canh của anh Hiển, ông Trần Đăng Hởi, Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Gia Bình cho biết, anh Hiển là người nông dân dám nghĩ dám làm, bởi đây là vùng đất còn khó khăn nhưng anh vẫn mạnh dạn đầu tư trồng rau muống thủy canh, một mô hình trồng rau còn mới đối với người nông dân địa phương. Bước đầu, đánh giá mô hình này rất có hiệu quả kinh tế và cần được nhân rộng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ trồng rau an toàn, mới đây hợp tác xã  đã thu thêm 5 ha đất liền kề vùng sản xuất hiện nay để mở rộng quy mô sản xuất lên 10 ha. Dự kiến, hợp tác xã  sẽ dành 5 ha đất mới thuê để xây dựng khu sản xuất rau công nghệ cao chuyên xuất khẩu phục vụ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, Dự kiến đầu năm 2019, hợp tác xã  sẽ bắt đầu triển khai với kinh phí khoảng 24 tỷ đồng. Hiện hợp tác xã  đã ký kết được đối tác góp vốn đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Không chỉ tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 25 lao động địa phương, đây còn là mô hình sản xuất theo quy mô hiện đại được nhiều người dân địa phương và các vùng lân cận đến học tập.
Thái Hùng

Có thể bạn quan tâm