Đến xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc (tỉnh Ninh Thuận) hỏi thăm chị Nguyễn Thị Kim Anh ai cũng biết bởi chị không những năng nổ trong công tác Hội mà còn là người đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là mô hình trồng rau xanh theo phương pháp thủy canh.
Trong khi mô hình trồng rau thủy canh đang rơi vào tình trạng bão hòa, gặp khó khăn về đầu ra thì nhà nông Tô Quang Dũng (chủ trang trại Trường Phúc, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã chuyển hướng kinh doanh, xuất khẩu rau thủy canh sang Hàn Quốc với mức giá ổn định từ 50.000 – 55.000 đồng/kg.
Nhằm khai thác tối đa lợi thế đất nông nghiệp, thời gian qua, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung. Cùng đó, ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào trồng trọt, chăn nuôi, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng năng suất và thu nhập cho các thành viên.
Chàng trai Phan Huy Vũ (31 tuổi) ở tỉnh Bình Phước tự mày mò tìm ra phương pháp trồng rau sạch thông qua kiểm soát bằng điện thoại thông minh cho thu nhập trên 10 -15 triệu đồng/tháng.
Dù không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng với sự táo bạo, sáng tạo của mình, anh Nguyễn Quốc Phong, sinh năm 1985, ngụ tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đã thiết kế thành công mô hình "rau sạch nhà phố", với hệ thống trồng rau thủy canh hồi lưu cho các hộ dân tại thành phố Đà Nẵng. Mô hình này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, làm giàu cho bản thân mà còn hướng đến nền sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao ngay tại hộ gia đình.
Phương pháp thủy canh là một cách thức không sử dụng đất khi trồng rau, người trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dùng.