“Trái ngọt” trên cao nguyên Đắk Lắk

Mùa vải năm nay, thời tiết thuận lợi, giá bán tương đối cao, cung không đủ cầu nên nông dân trồng vải trên cao nguyên Đắk Lắk phấn khởi. Ảnh: Hoài Thu
Mùa vải năm nay, thời tiết thuận lợi, giá bán tương đối cao, cung không đủ cầu nên nông dân trồng vải trên cao nguyên Đắk Lắk phấn khởi. Ảnh: Hoài Thu

Bén duyên với tỉnh Đắk Lắk gần 20 năm nay, cây vải đang trở thành “trái ngọt” của nhiều hộ đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn các huyện Ea Kar, M’Drắk, Krông Pắk, Krông Năng...

“Trái ngọt” trên cao nguyên Đắk Lắk ảnh 1Mùa vải năm nay, thời tiết thuận lợi, giá bán tương đối cao, cung không đủ cầu nên nông dân trồng vải trên cao nguyên Đắk Lắk phấn khởi. Ảnh: Hoài Thu

Năm 2012, gia đình anh Lương Đình Hùng ở xã Ea Ô, huyện Ea Kar đã chuyển đổi 2 ha diện tích quýt kém hiệu quả kinh tế sang trồng 600 gốc vải u hồng. Hiện vườn vải của gia đình anh đã cho thu hoạch ổn định. Mùa vải năm nay, gia đình anh thu hoạch trên 40 tấn vải. Với giá bán từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, gia đình thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Được Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vốn vay 50 triệu đồng, năm 2020, gia đình chị Nguyễn Thị Dung ở thôn 5, xã Ea Hu, huyện Cư Kuin đã quyết định trồng 2 ha vải u hồng. Năm 2023, gia đình chị thu hoạch 20 tấn vải, lãi khoảng 500 triệu đồng và thoát nghèo. Theo chị Dung, trồng vải mất ít chi phí, lãi nhiều hơn trồng cây cà phê. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm cây vải sẽ cho thu hoạch ổn định.

“Trái ngọt” trên cao nguyên Đắk Lắk ảnh 2Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung (ngoài cùng bên phải) cùng đoàn công tác của Tỉnh ủy, chính quyền địa phương thăm và tìm hiểu việc phát triển ổn định cây vải ở huyện nghèo M’Drắk. Ảnh: Hoài Thu
“Trái ngọt” trên cao nguyên Đắk Lắk ảnh 3Thu hoạch vải góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động thời vụ trên cao nguyên Đắk Lắk. Ảnh: Hoài Thu

Đồng bào nơi đây hiện trồng chủ yếu 3 loại vải: u hồng, u thâm và u trứng; vải phần lớn được tiêu thụ trong nước và một lượng nhỏ xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc. Vải hiện trở thành cây “xóa đói giảm nghèo”, đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ đồng bào dân tộc trên cao nguyên Đắk Lắk.

Hoài Thu

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm