Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định có 47 khu du lịch quốc gia trên toàn quốc, trải dài khắp mọi miền đất nước. Trên thực tế, các khu du lịch quốc gia trong những năm qua đã thu hút phần lớn lượng khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần phát triển ngành Du lịch Việt Nam và kinh tế tại các địa phương. “Tuy nhiên, một thách thức không nhỏ đối với các khu du lịch quốc gia là công tác bảo vệ môi trường, việc phát triển du lịch quá nóng đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường du lịch trong những năm qua. Trong đó, có nhiều bất cập, khó khăn còn tồn tại như: tại nhiều khu, điểm du lịch còn xuất hiện các chất thải rắn, rác thải, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để nên nguy cơ tiềm ẩn ô nhiễm cục bộ và tái ô nhiễm sau xử lý vẫn xảy ra tại vài khu vực, đặc biệt là tại một số khu, điểm du lịch nằm tại hạ lưu các lưu vực sông, suối, ao hồ, các bãi biển, đảo... Nhà vệ sinh tại các khu, điểm du lịch còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu khi lượng khách tăng cao, trang thiết bị phục vụ không đảm bảo chất lượng và an toàn cho du khách sử dụng”, ông Từ Mạnh Lương, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ VHTTDL) cho biết.
Mặc dù Việt Nam có rất nhiều triển vọng để phát triển du lịch xanh nhưng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng. Đáng chú ý là tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước, suy giảm hệ sinh thái, đa dạng sinh học; khai thác tận kiệt tài nguyên; xâm hại rừng, đa dạng sinh học trên cả nước; biến đổi khí hậu và nước biển dâng. “Biến đổi khí hậu đã có những tác động trực tiếp đến nhiều dạng tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều khu du lịch ven biển đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí sắp bị “xóa sổ” như khu du lịch Ana Madara (Thuận An, Thừa Thiên Huế), khu du lịch Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam), khu du lịch Khai Long (Cà Mau)... Đây được xem là những cảnh báo nghiêm túc đối với tác động của biến đổi khí hậu đối với phát triển du lịch ở Việt Nam”, ông Phạm Trung Lương, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường biển Việt Nam cảnh báo.
Hiện nay, Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch (TCDL) đã xây dựng xong “Bộ tiêu chí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở du lịch và dịch vụ tại các khu, điểm du lịch”, đang điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành. Tại Hội thảo, Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch đã lấy ý kiến của các đại biểu qua phiếu đánh giá các tiêu chí cụ thể.
Các đại biểu tham dự hội thảo đều thống nhất quan điểm: “Bảo tồn cho phát triển, phát triển để bảo tồn”, đồng thời cần thiết phải nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là khi du lịch đang phát triển “nóng” như hiện nay; phát triển du lịch xanh, tăng trưởng xanh. Cần đánh giá sức chứa, sức chịu tải của các khu du lịch quốc gia để định hướng phát triển cho đúng, đảm bảo yếu tố môi trường vì hiện nay chúng ta chưa có đánh giá về vấn đề này. Cần phải ưu tiên đầu tư hạ tầng để phục vụ công tác môi trường thiết yếu tại các khu du lịch, nhất là các khu du lịch trọng điểm như phải đảm bảo 100% các khu du lịch có nhà vệ sinh đạt chuẩn. Đồng thời, có biện pháp xử lý và ngăn ngừa sự ô nhiễm ở các khu du lịch. Chức năng quản lý của Ban quản lý khu du lịch quốc gia cần được làm rõ vì hiện nay nhiều Ban quản lý khu du lịch được thành lập nhưng chưa phát huy được vai trò và chưa có thực quyền. Có quy chế quản lý và bố trí cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường tại các khu du lịch. Đề xuất Bộ VHTTDL ban hành Bộ tiêu chí bảo vệ môi trường trong các khu du lịch quốc gia.
Mặc dù Việt Nam có rất nhiều triển vọng để phát triển du lịch xanh nhưng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng. Đáng chú ý là tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước, suy giảm hệ sinh thái, đa dạng sinh học; khai thác tận kiệt tài nguyên; xâm hại rừng, đa dạng sinh học trên cả nước; biến đổi khí hậu và nước biển dâng. “Biến đổi khí hậu đã có những tác động trực tiếp đến nhiều dạng tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều khu du lịch ven biển đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí sắp bị “xóa sổ” như khu du lịch Ana Madara (Thuận An, Thừa Thiên Huế), khu du lịch Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam), khu du lịch Khai Long (Cà Mau)... Đây được xem là những cảnh báo nghiêm túc đối với tác động của biến đổi khí hậu đối với phát triển du lịch ở Việt Nam”, ông Phạm Trung Lương, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường biển Việt Nam cảnh báo.
Khu du lịch sinh thái Tràng An. Ảnh minh họa: ninhbinhtravel.com |
Hiện nay, Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch (TCDL) đã xây dựng xong “Bộ tiêu chí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở du lịch và dịch vụ tại các khu, điểm du lịch”, đang điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành. Tại Hội thảo, Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch đã lấy ý kiến của các đại biểu qua phiếu đánh giá các tiêu chí cụ thể.
Các đại biểu tham dự hội thảo đều thống nhất quan điểm: “Bảo tồn cho phát triển, phát triển để bảo tồn”, đồng thời cần thiết phải nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là khi du lịch đang phát triển “nóng” như hiện nay; phát triển du lịch xanh, tăng trưởng xanh. Cần đánh giá sức chứa, sức chịu tải của các khu du lịch quốc gia để định hướng phát triển cho đúng, đảm bảo yếu tố môi trường vì hiện nay chúng ta chưa có đánh giá về vấn đề này. Cần phải ưu tiên đầu tư hạ tầng để phục vụ công tác môi trường thiết yếu tại các khu du lịch, nhất là các khu du lịch trọng điểm như phải đảm bảo 100% các khu du lịch có nhà vệ sinh đạt chuẩn. Đồng thời, có biện pháp xử lý và ngăn ngừa sự ô nhiễm ở các khu du lịch. Chức năng quản lý của Ban quản lý khu du lịch quốc gia cần được làm rõ vì hiện nay nhiều Ban quản lý khu du lịch được thành lập nhưng chưa phát huy được vai trò và chưa có thực quyền. Có quy chế quản lý và bố trí cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường tại các khu du lịch. Đề xuất Bộ VHTTDL ban hành Bộ tiêu chí bảo vệ môi trường trong các khu du lịch quốc gia.
Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2017, các chỉ số về bảo vệ môi trường của Việt Nam được đánh giá rất thấp. Trên tổng số 136 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia xếp hạng, mức độ bền vững về môi trường của Việt Nam đứng thứ 129, mức độ chất thải hạng 128, các quy định lỏng lẻo về môi trường hạng 115, hạn chế về xử lý nước hạng 107 và nạn phá rừng hạng 103. |
Theo baovanhoa.vn