Tiền Giang tìm giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sầu riêng

Tiền Giang tìm giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sầu riêng
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh : Minh Trí - TTXVN.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh : Minh Trí - TTXVN.

Theo Tiến sỹ Trần Thanh Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, hội thảo nhằm vào mục tiêu huy động công sức, trí tuệ của tập thể các nhà khoa học, của các cấp, các ngành cùng nông dân địa phương tìm giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sầu riêng, đặc biệt là hướng tới đồng thời cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu. Qua đó, giải quyết đầu ra ổn định cho trái sầu riêng cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế, giúp nông dân vùng chuyên canh an tâm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, Tiền Giang hiện có gần 9.200 ha sầu riêng tập trung tại các huyện, thị đầu nguồn vùng lũ trước đây: Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Cái Bè; trong đó riêng huyện Cai Lậy lớn nhất, chiếm trên 76% tổng diện tích hiện có. 

Trong vùng cũng có mạng lưới 72 vựa, doanh nghiệp, cơ sở thu mua đóng gói tiêu thụ trái sầu riêng, chủ yếu xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Theo đánh giá, với năng suất trái bình quân 25 tấn/ha, giá bán bình quân 57.500 đồng/kg; tổng lợi nhuận nông dân đạt từ 1 tỷ đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha/ năm.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng liên quan đến việc xây dựng chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ, việc kiểm dịch thực vật xuất khẩu quả sầu riêng, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật để canh tác rải vụ và sản xuất theo tiêu chí VietGAP nhằm nâng khả năng cạnh tranh của trái sầu riêng trên thị trường vừa đạt mục tiêu an toàn, truy xuất nguồn gốc….

Về canh tác rải vụ sầu riêng để tránh thời điểm mất giá khi thu hoạch, GS.TS Trần Văn Hâu, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ góp ý kiến, xử lý sầu riêng ra hoa rải vụ bằng cách áp dụng kỹ thuật xiết nước, đậy mũ nylon dưới gốc tạo tình huống khô hạn trong mùa mưa và phun hóa chất cùng một số giải pháp khác. Cách này cần sớm nghiên cứu hoàn thiện, đúc kết qui trình và áp dụng đồng bộ để trái sầu riêng Tiền Giang có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.

PGS.TS Võ Thị Thanh Lộc có ý kiến về chuỗi giá trị sầu riêng mà Tiền Giang cần xây dựng. Bà Lộc cho rằng, để phát triển ổn định và bền vững ngành hàng sầu riêng tại địa phương, tỉnh cần có giải pháp đồng bộ trong các khâu sản xuất, tiêu thụ…Theo đó, quan tâm nâng chất lượng vùng chuyên canh thông qua sản xuất theo tiêu chí GAP, xây dựng các tổ hợp tác và hợp tác xã trồng sầu riêng đủ mạnh đống thời liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phầm tốt nhất.

Nông dân Đặng Văn Nửa, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng sầu riêng theo tiêu chí VietGAP ở ấp Bình Hòa A, xã Tam Bình kiến nghị để trái sầu riêng tiêu thụ ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, các cấp, các ngành chức năng cần hỗ trợ nông dân về kỹ thuật thâm canh, xây dựng mô hình kinh tế tập thể kiểu mới cũng như xúc tiến thương mại đề các doanh nghiệp quan tâm liên kết tiêu thụ nông sản cho nông dân một cách ổn định.

Bà Nguyễn Thị Hồng Dung, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Bảy Ngũ Hiệp (ấp 12, xã Long Trung, huyện Cai Lậy) chuyên thu mua và xuất khẩu sầu riêng cho rằng, để góp phần đẩy mạnh sản xuất và phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng,  Tiền Giang cần phải có những chính sách phù hợp và đồng bộ để phát triển cây trồng đặc sản này theo hướng an toàn, bền vững và nâng cao được giá trị của trái sầu riêng trên thương trường.

Đặc biệt, hỗ trợ nhà vườn tổ chức và quản lý tốt vùng trồng, sản xuất theo hướng GAP, đẩy mạnh liên kết 4 nhà nhằm giải quyết đầu ra một cách căn cơ…Ngoài ra, khẩn trương xây dựng chỉ dẫn địa lý trái sầu riêng, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho hay, đây là những đóng góp ý kiến hết sức quí báu nhằm giúp địa phương trong thời gian tới khắc phục các mặt tồn tại, hạn chế, nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của trái sầu riêng đặc sản trên thị trường. Đồng thời, mang lại nguồn lợi quan trọng để nông dân những huyện, thị vùng ngập lũ trước đây vượt qua khó khăn.
Minh Trí

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 15/4: Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thời tiết ngày 17/4/2025: Vùng núi phía Tây Trung Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 17/4, nhiều khu vực có nắng, có nơi nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt trên 37 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đắk Nông tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án tại huyện Đắk Glong

Đắk Nông tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án tại huyện Đắk Glong

Việc đẩy nhanh tiến độ các dự án, từ đầu tư công cho tới các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, nổi bật là chồng lấn quy hoạch mỏ khoáng sản bô xít Đắk Nông và thực trạng huyện chưa có mỏ đất san lấp nào được cấp phép khai thác.

Xanh hóa “vùng đất khát” Ninh Thuận

Xanh hóa “vùng đất khát” Ninh Thuận

Nói đến Ninh Thuận thì hầu như ai cũng đều biết đến, đó là địa phương của “nắng và gió” với đặc trưng “gió như phang, nắng như rang”. Nắng chói chang từ trên trời đổ xuống, nắng từ đất bạc khô cằn hắt lên… đã làm cho Ninh Thuận gặp nhiều khó khăn về nguồn nước. Những năm về trước, mùa hạn đến là Ninh Thuận lại phải "gồng mình" tìm nguồn nước để cứu khát cho người dân ở một số địa phương, rất vất vả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao

Sáng 16/4, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa XIII do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề 1, trong đó nêu rõ tại Hội nghị Trung ương 11 các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng được bổ sung, hoàn thiện nội dung theo hướng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao, ngắn gọn, súc tích, có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời bảo đảm tính khái quát cao của Văn kiện Đại hội Đảng.

Vụ cháy rừng tại Vĩnh Phúc: Thiệt hại 20 ha rừng bạch đàn ở núi Ngang

Vụ cháy rừng tại Vĩnh Phúc: Thiệt hại 20 ha rừng bạch đàn ở núi Ngang

Liên quan đến vụ cháy rừng ở núi Ngang, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lưu Xuân Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Đạo Trù cho hay, chính quyền địa phương và ngành chức năng đã xác định ban đầu có 20ha rừng bạch đàn chủ yếu ở xã Đạo Trù (một phần ở xã Bồ Lý - Tam Đảo) bị thiệt hại.

Những vùng “đất thép” ở Ninh Thuận vươn mình mạnh mẽ

Những vùng “đất thép” ở Ninh Thuận vươn mình mạnh mẽ

50 năm sau Ngày giải phóng Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2025) và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận luôn phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Những vùng “đất thép” trong kháng chiến giờ đây đã khoác lên mình diện mạo mới, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

Vẹn nguyên khát vọng thống nhất non sông ở vùng giới tuyến

Vẹn nguyên khát vọng thống nhất non sông ở vùng giới tuyến

Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) là giới tuyến chia cắt đất nước đằng đẵng suốt 21 năm (1954-1975), đã trở thành biểu tượng cho khát vọng thống nhất non sông. Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải ngày nay thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, là nơi giáp ranh giữa hai huyện Gio Linh ở bờ Nam và Vĩnh Linh ở bờ Bắc, tỉnh Quảng Trị.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 16/4/2025: Nắng bao trùm nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 16/4, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón Tết Chôl Chnăm Thmây trong niềm vui ấm áp

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón Tết Chôl Chnăm Thmây trong niềm vui ấm áp

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước với trên 360 ngàn người, chiếm hơn 31% dân số của tỉnh. Những năm qua, với sự quan tâm và những chính sách hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng, đời sống của đồng bào Khmer Sóc Trăng đã thay đổi nhanh chóng, không ngừng nâng lên cả vật chất lẫn tinh thần.

Tầm nhìn quốc gia đặt trên “tâm tư tỉnh nhà”

Tầm nhìn quốc gia đặt trên “tâm tư tỉnh nhà”

Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo, nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu

Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo, nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu

Trên cơ sở định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại các Kết luận số 127-KL/TW, 130-KL/TW, 137-KL/TW và Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chính phủ đã nghiên cứu, hoàn thiện kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới, từ đó đề xuất các nguyên tắc tổ chức sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm xã, phường và đặc khu (không còn loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, quận, huyện, thị trấn).

Thắm tình quân – dân ở biên giới Kon Tum với chương trình xóa nhà tạm

Thắm tình quân – dân ở biên giới Kon Tum với chương trình xóa nhà tạm

Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, gần một năm qua, các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã chung sức, phối hợp cùng chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan xây dựng được 9 căn nhà cho người dân tuyến biên giới, giúp bà con ổn định nơi ở, tập trung phát triển kinh tế, đời sống gia đình; củng cố và tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân - dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thống nhất triển khai nhiều dự án giao thông kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng

Thống nhất triển khai nhiều dự án giao thông kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng

Ngày 14/4, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết: Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng vừa có chuyến khảo sát thực địa khu vực dự kiến triển khai dự án xây dựng tuyến đường động lực Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Bảo Lâm (Lâm Đồng). Đồng thời, hai bên cũng đã họp bàn và thống nhất phối hợp, triển khai một số dự án hạ tầng kết nối giữa hai tỉnh.

Đồng bào Khmer Kiên Giang đón Tết trong niềm vui mới

Đồng bào Khmer Kiên Giang đón Tết trong niềm vui mới

Phát huy truyền thống cần cù, nhạy bén trong lao động, những năm gần đây, đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, giúp tăng thu nhập.

Hơn 1.000 hộ dân thị trấn Nghèn mong sớm có nước sạch sinh hoạt

Hơn 1.000 hộ dân thị trấn Nghèn mong sớm có nước sạch sinh hoạt

Nhiều năm nay, hơn 1.000 hộ dân thuộc 5 tổ dân phố ở khu vực phía Nam thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) sống trong tình trạng thiếu nước sạch, phải sử dụng nước sông, nước ao hồ để sinh hoạt. Hiện nay, người dân mong muốn sớm có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo để sử dụng hằng ngày.

Lâm Đồng: Đảm bảo bao phủ tiêm chủng vaccine phòng sởi cho 95% trẻ em

Lâm Đồng: Đảm bảo bao phủ tiêm chủng vaccine phòng sởi cho 95% trẻ em

Ngày 14/4, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong quý I và những ngày đầu tháng 4/2025, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại tỉnh tương đối ổn định, không ghi nhận các đợt bùng phát nghiêm trọng ngoài tầm kiểm soát nhưng ở tỉnh lại gia tăng đột biến số ca mắc bệnh sởi.

186 hộ dân ở huyện miền núi Cẩm Thủy sống cạnh nhà máy nước nhưng vẫn thiếu nước sạch

186 hộ dân ở huyện miền núi Cẩm Thủy sống cạnh nhà máy nước nhưng vẫn thiếu nước sạch

Ở cạnh nhà máy nước, thế nhưng 186 hộ dân sống trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa vẫn đang sống trong tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt, vào mùa khô tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng hơn. Mặc dù, đã kiến nghị lên chính quyền nhiều lần, nhưng người dân vẫn chưa được nhà máy nước cấp nước sạch. Nguyên nhân là do chủ đầu tư thiếu kinh phí đầu tư đường dẫn cấp nước đến khu vực các hộ dân thiếu nước đang sinh sống.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 14/4/2025: Bắc Bộ rét vào sáng và đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 14/4, nhiều khu vực vó mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Riêng khu vực Bắc Bộ trời rét vào sáng và đêm với nền nhiệt ở vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C.

Nghệ An: Hai học sinh đuối nước thương tâm

Nghệ An: Hai học sinh đuối nước thương tâm

Chiều 13/4, lãnh đạo UBND xã Nghĩa Thái, huyện Nam Đàn (Nghệ An) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm khiến hai học sinh là anh em ruột tử vong.

Lào Cai khắc phục sạt lở gây tắc nghẽn giao thông

Lào Cai khắc phục sạt lở gây tắc nghẽn giao thông

Qua rà soát đến thời điểm 16 giờ chiều 13/4, trên địa bàn xã Nậm Lúc, Bản Cái, Lào Cai không có hộ dân bị ảnh hưởng về nhà ở do mưa lũ, sạt lở. Các tuyến đường giao thông cơ bản vẫn an toàn trước ảnh hưởng của đợt mưa từ ngày 12/4 đến sáng 13/4/2025.