Thủ tướng: Triển khai ngay các giải pháp giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế

Thủ tướng: Triển khai ngay các giải pháp giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại phiên họp. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.
Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trước, trong và sau Tết, các bộ, ngành liên quan đã triển khai kiên quyết, đồng bộ các biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả các Chỉ thị, Công điện và ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch nCoV. Qua đó, bước đầu đã xử lý kịp thời những vấn đề đặt ra với tinh thần cao nhất nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn của người dân.

Thủ tướng đánh giá, kết quả xử lý bước đầu là tốt, công tác triển khai chống dịch tương đối hiệu quả; huy động được đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ tham gia tích cực. Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã điều trị khỏi cho một số bệnh nhân nhiễm bệnh. Các bộ: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Quốc phòng, Công an và các bộ liên quan đã thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch. Ban Chỉ đạo Quốc gia đã làm việc tích cực, có hiệu quả. Thủ tướng cũng đánh giá cao lực lượng Bộ đội Biên phòng đã làm tốt công tác quản lý đường mòn, lối mở qua biên giới, kiểm soát tốt việc qua lại các cửa khẩu để phòng ngừa dịch bệnh.

Cùng với đó, một số ngành sản xuất cũng đã hoạt động kịp thời ngay sau Tết như Công thương, Nông nghiệp với nhiều biện pháp tái cơ cấu, mở rộng thị trường, tìm ra lối đi, cách làm mới đảm bảo sản xuất. Song, một số hoạt động khác như: chứng khoán, du lịch, xuất khẩu khác lại giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Thủ tướng nhấn mạnh, tuy nhiên dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, do đó cần khắc phục tư tưởng chủ quan, đề phòng cao hơn nữa để ngăn chặn dịch bệnh lan rộng. Thủ tướng cũng cho biết, theo dự báo, tuần này và tuần sau sẽ là thời gian cao điểm của dịch bệnh với tốc độ lây lan, số người tử vong tăng nhanh. Tình hình đó đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, quyết liệt hơn từ Chính phủ, các cấp, các ngành. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra cùng bàn bạc, tháo gỡ những vướng mắc để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) vào tháng 12/2019. Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 26 quốc gia, vùng lãnh thổ đã ghi nhận các trường hợp mắc nhiễm.

Tính đến 15h30 ngày 4/2, trên thế giới đã có 20.631 người mắc, 427 người tử vong; trong đó, ở Trung Quốc có 425 người tử vong, Phillippines: 1 người tử vong, Hồng Công (Trung Quốc): 1 người tử vong.

Tại Việt Nam, đã có 10 người mắc nCoV; trong đó có hai cha con người Trung Quốc (một người đã khỏi và xuất viện); 5 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (một người đã khỏi và xuất viện); một công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với hai cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện); một công dân Mỹ đến Việt Nam mà trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc; một người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó. Cùng với Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thì Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa cũng đã điều trị thành công một bệnh nhân bị nhiễm nCoV.

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, thế giới đánh giá cao và hoan nghênh những giải pháp của Việt Nam trong phòng chống nCoV. Việt Nam đã phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Thủ tướng giao các bộ, ngành liên quan khẩn trương đưa trang thiết bị y tế, khẩu trang đến Vũ Hán.

Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành các địa phương “không chủ quan nhưng không bi quan, gây hoang mang trong nhân dân”; tiếp tục ứng phó chủ động trên mọi lĩnh vực ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra với tinh thần chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Thủ tướng giao các bộ, ngành triển khai nhanh các biện pháp tái cơ cấu sản xuất, đảm bảo tăng trưởng; tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng, Ban Bí thư với những biện pháp cụ thể.

Các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các địa phương cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”; quyết liệt, kịp thời hơn, cắt cử bộ phận thường trực để điều phối.

Bộ Y tế cần rà soát, hoàn thiện các kịch bản đối phó với dịch bệnh nhưng không gây hoang mang trong nhân dân. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay các giải pháp giảm thiểu tác động của dịch đối với nền kinh tế  Việt Nam; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ liên quan cần có biện pháp tính toán ứng phó kịp thời.

“Tập trung trong phòng, chống dịch bệnh nhưng chủ động tái cơ cấu một số ngành, lĩnh vực”, Thủ tướng chỉ đạo.

Đi liền với đó là thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly y tế đối với công dân Việt Nam từ Trung Quốc trở về nước đúng 14 ngày theo quy định. Chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ; hạn chế tối đa lây chéo.

Thủ tướng giao Bộ Y tế có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả chống dịch; Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành cùng phía Trung Quốc tạo điều kiện để đưa công dân Việt Nam từ phía Trung Quốc về nước và ngược lại.

Bộ Công an cần tiếp tục quản lý tốt việc xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu hàng không quốc tế; Bộ Quốc phòng cần quản lý chặt chẽ các đường mòn, lối mở và các cửa khẩu quốc tế trên bộ. Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cần thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng về quản lý lao động nước ngoài. Các địa phương có lao động là từ vùng dịch cần có biện pháp chủ động để quản lý tốt, phòng chống dịch bệnh lây lan.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiên quyết hơn trong công tác quản lý lễ hội. Các địa phương cần có kế hoạch chủ động dừng các lễ hội sắp khai mạc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho học sinh thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng dịch. Bộ Giao thông Vận tải cần có biện pháp chống dịch trong tuyến giao thông đường sắt tương tự đường bộ, đường hàng không.

Thủ tướng chỉ đạo các địa phương phải có biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch bệnh để hoang tin; đồng thời biểu dương, khen thưởng gương người tốt việc tốt trong quá trình phòng, chống dịch bệnh mà điển hình như một số cửa hàng phát khẩu trang, trang thiết bị y tế miễn phí cho người dân.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan ưu tiên, tạo điều kiện nhập khẩu các mặt hàng phục vụ chống dịch; chuẩn bị khoản kinh phí cần thiết phục vụ phòng, chống dịch. Bộ Khoa học và Công nghệ cần tập trung nghiên cứu việc sản xuất thuốc, vắc xin phòng chống dịch. Ban Chỉ đạo Quốc gia và các tỉnh tăng cường tiêu độc, khử trùng các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.

Thủ tướng Chính phủ khuyến nghị hạn chế các cuộc họp, hội nghị đông người để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm việc cách lý người bệnh từ vùng dịch về nước trong vòng 14 ngày, kể cả người từ nước khác quá cảnh qua Trung Quốc về Việt Nam. Các chuyến tàu liên vận chở hàng được cấp phép phải đảm bảo phòng dịch.
Quang Vũ  

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.