Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cà Mau cần khai thác thương hiệu "đất mũi", cực Nam của Tổ quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cà Mau cần khai thác thương hiệu "đất mũi", cực Nam của Tổ quốc

Sáng 9/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cà Mau cần khai thác thương hiệu "đất mũi", cực Nam của Tổ quốc ảnh 1Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Trong chương trình, Cà Mau giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh, cơ hội, dự án đầu tư vào tỉnh; công bố Quyết định phê duyệt và báo cáo các nội dung cơ bản của Quy hoạch tỉnh; trao chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trao chủ trương tiếp cận, nghiên cứu, khảo sát dự án trên địa bàn...

* Cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp

Phát biểu khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh, Cà Mau có vị trí địa lý rất đặc biệt mà không có địa phương nào có được, là vùng đất điểm đầu cực Nam của Tổ quốc, nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á; thuộc hành lang phát triển kinh tế phía Nam của Chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng Mekong mở rộng, có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế với các nước Đông Nam Á.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cà Mau cần khai thác thương hiệu "đất mũi", cực Nam của Tổ quốc ảnh 2Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Nguyễn Tiến Hải phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Cà Mau là tỉnh duy nhất của nước ta có 3 mặt giáp biển, với chiều dài bờ biển 254 km, có ngư trường rộng lớn khoảng 80.000 km2, nguồn lợi thủy hải sản phong phú, có khu vực nuôi trồng thủy sản diện tích hơn 300.000 ha, sản lượng tôm lớn nhất nước, kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm, chủ yếu là xuất khẩu thủy sản. Cà Mau có điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm chế biến thủy sản, thực phẩm của vùng và cả nước. Có nhiều nắng và gió, Cà Mau có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển năng lượng tái tạo, cảng biển tổng hợp. Bên cạnh đó, tỉnh hội tụ nhiều giá trị, tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển, đảo, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng…

Thời gian qua, Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2023 ước đạt hơn 45.400 tỷ đồng, tăng 7,83%, vượt kế hoạch đề ra; GRDP bình quân đầu người ước đạt gần 70 triệu đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 24.000 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng.

Bên cạnh đó, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải cho rằng, Cà Mau có vị trí địa lý, địa chính trị thuận lợi nhưng vẫn là tỉnh còn nhiều khó khăn nhất trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, do ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu; hạ tầng giao thông kết nối yếu kém; địa hình chia cắt bởi sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; địa chất yếu; không có vật liệu xây dựng tại chỗ, dẫn đến suất đầu tư công trình, nhất là hạ tầng giao thông cao hơn nhiều so với các tỉnh lân cận... Đây là những "điểm nghẽn" ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Cà Mau trong thời gian qua.

Bí thư Nguyễn Tiến Hải khẳng định, với những khó khăn nội tại, Cà Mau luôn nỗ lực thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng để tăng cường thu hút đầu tư, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm mục tiêu thực hiện. Tinh tạo chuyển biến tích cực không chỉ ở những chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra mà chuyển biến cả ở tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cả hệ thống chính trị, bước đầu được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cà Mau cần khai thác thương hiệu "đất mũi", cực Nam của Tổ quốc ảnh 3Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1386/QĐ-TTg, ngày 16/11/2023. Quy hoạch được phê duyệt là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, hội nhập và đối ngoại trên địa bàn tỉnh; là căn cứ quan trọng để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư, kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, văn minh.

Thông qua hội nghị này, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau mong muốn, sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế quan tâm, lựa chọn,quyết định đầu tư tại tỉnh, vì lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp, đồng thời góp phần vào sự phát triển của Cà Mau nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nói chung. Tỉnh cam kết sẽ làm hết sức mình để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

* Tập trung triển khai đột phá về hạ tầng giao thông, sân bay

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh, đánh giá cao tỉnh Cà Mau đã hoàn thành và công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời tổ chức xúc tiến đầu tư. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần, Quy hoạch phải khám phá, tìm hiểu được những tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh, cơ hội nổi trội, tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, tư duy đổi mới; làm rõ những khó khăn, thách thức để hóa giải, từ đó phát triển nhanh và bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cà Mau cần khai thác thương hiệu "đất mũi", cực Nam của Tổ quốc ảnh 4Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Là một tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nên quy hoạch tỉnh Cà Mau cần kết nối với quy hoạch vùng; từ đó cần thực hiện quy hoạch tốt, hiệu quả, có giám sát, kiểm tra, đôn đốc; bên cạnh đó, có những vấn đề phải điều chỉnh trước những yếu tố tác động nhanh, không dự báo trước được.

Điểm lại những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Cà Mau phải vượt qua những khó khăn, thách thức, có niềm tin, bản lĩnh, tinh thần tự lực, phát huy các nguồn lực để cùng cả đất nước phát triển.

Theo Thủ tướng, Cà Mau cần khai thác thương hiệu "đất mũi", cực Nam của Tổ quốc, từ đó phát triển du lịch; khai thác tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển năng lượng tái tạo, cảng biển tổng hợp. Cà Mau tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật để phát huy nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm nuôi trồng, chế biến thủy sản, thực phẩm; phát triển công nghiệp hóa chất, phân bón…

Thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, Cà Mau cần khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch tỉnh, song cần có trọng tâm, trọng điểm; trong đó tập trung thực hiện đột phá về hạ tầng giao thông, nhất là đường bộ, đường thủy nội địa, hàng không, đường biển.

Thủ tướng nhấn mạnh, tỉnh phải làm bằng được đường băng để máy bay lớn có thể hạ xuống sân bay Cà Mau sớm nhất, khi đông khách hơn sẽ mở rộng nhà ga. Đồng thời, Thủ tướng nêu rõ trong nhiệm kỳ này phải thông tuyến đường bộ cao tốc từ Bắc vào Nam tới Cà Mau và sẽ tiếp tục triển khai xây dựng cao tốc tới tận mũi Cà Mau, thay vì thành phố Cà Mau như quy hoạch hiện nay (dự kiến khoảng 70 km nếu đi theo tuyến ngắn nhất, thẳng nhất).

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu tỉnh tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đầu tư hơn nữa cho giáo dục, đào tạo; chú trọng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp; huy động đa dạng các nguồn lực; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; xây dựng bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả gắn với xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có chất lượng…

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cà Mau cần khai thác thương hiệu "đất mũi", cực Nam của Tổ quốc ảnh 5Thủ tướng Phạm Minh Chính với các nhà đầu tư. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Với cộng đồng doanh nghiệp đầu tư tại Cà Mau, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”. Các doanh nghiệp được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chủ trương đầu tư khẩn trương hoàn thành thủ tục, đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa dự án vào hoạt động với tinh thần “đã nói là phải làm; đã cam kết phải thực hiện hiệu quả".

Xuân Tùng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Nhiều ngày qua do thủy triều xuống thấp bất thường khiến mực nước cửa biển Lạch Vạn (huyện Diễn Châu) vốn đã nông càng trở nên cạn dòng, tàu thuyền của ngư dân không thể ra, vào cửa biển theo đúng lịch trình như thường lệ. Điều đáng ngại là nhiều tàu, thuyền đã mắc cạn khi vào cửa biển.

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Học tập, tham quan tại bảo tàng, các di tích văn hóa, lịch sử hay trực tiếp từ các nghệ nhân dân gian, chuyên gia, già làng… đã mang lại những tiết học Giáo dục địa phương sống động cho học sinh ở Nghệ An. Những tiết học thực tế giúp học sinh tiếp thu kiến thức tự nhiên, hiệu quả, góp phần bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương, ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 3/4, có 53/54 tỉnh đã triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh sởi được 762.320/800.719 đối tượng, đạt 95,2%. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ do đã hoàn thành việc tiêm chủng cho các nhóm đối tượng đạt tỷ lệ cao trong năm 2024 và đầu năm 2025 nên còn số ít đối tượng cần tiêm chủng và triển khai lồng ghép vào ngày tiêm chủng thường xuyên.

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Chiều 4/4, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4. Trận động đất mới nhất có độ lớn 3.4 xảy ra lúc 12 giờ 32 phút 38 giây ngày 4/4 (giờ Hà Nội) có tọa độ 14.790 độ Vĩ Bắc-108.275 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Sáng 4/4, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai bệnh nhân được ghép thận từ chàng trai người Nùng hiến tặng đã khỏe mạnh, xuất viện về nhà sau hơn 1 tháng phẫu thuật. Đây là hai ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của đơn vị.

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Xác định vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Các nỗ lực này tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 4/4/2025: Nam Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn rét vào sáng sớm và đêm, nhưng ngày có nơi lên đến 29 độ C.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm nay đó là, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch với tất cả thí sinh. Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ các thông tin liên quan đến quy định này.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 3/4. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút.

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Trước thông tin một số báo chí phản ánh, cánh đồng lúa vụ Đông Xuân của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ở hai bên đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang thi công bị thiệt hại do công trình bơm cát đắp nền, do hai bên cao tốc không có mương thoát nước nên phèn và nước mặn tràn thấm xuống ruộng.

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình tiếp nhận hỗ trợ kinh phí chung tay xóa nhà tạm, dột nát năm 2025 từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Chiều 2/4, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, lực lượng chức năng của đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn; tàng trữ trái phép vật liệu nổ; vi phạm quy định về khai thác tài nguyên tại huyện Văn Bàn và bắt quả tang 47 đối tượng liên quan.

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Ngày 2/4, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế Gia Lai về vụ việc bác sỹ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, bị hành hung ngày 31/3. Vụ việc đã gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng tiêu cực công tác khám, chữa bệnh, an toàn của người bệnh và nhân viên y tế.

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.