Dệt thổ cẩm Hà Ri, thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) vừa được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn làng nghề theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 52/2018-NĐ/CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Đây là tín hiệu vui và là “luồng sinh khí” mới giúp nghề dệt thổ cẩm tại địa phương vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt cơ hội để duy trì bền vững, phát huy tối đa giá trị, bản sắc vốn có.
Thổ cẩm đã từng vắng thiếu trong những cuộc lễ hội của người miền núi chừng mươi, mười lăm năm trước. Nhưng hôm nay, bỗng rực rỡ xuất hiện trong cuộc hội làng của đồng bào Cơ-tu ở xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam)...
Mùa Xuân Tây Nguyên, khi những vạt cà phê nở hoa trắng trời cũng là lúc đồng bào người K’Ho ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) tung tăng trong các bộ thổ cẩm du Xuân, qua đó góp phần bảo tồn trang phục truyền thống của người dân tộc bản địa trên mảnh đất Nam Tây Nguyên.
Có thể nói, thổ cẩm ra đời cùng lúc với lịch sử của từng dân tộc thiểu số tại Việt Nam hàng nghìn năm. Vượt những biến cố, thăng trầm, đến nay, nghề se lanh, làm thổ cẩm vẫn được các tộc người thiểu số tại Lào Cai gìn giữ như báu vật thiêng liêng của dân tộc mình. Không chỉ gắn với thuần phong mỹ tục, đằng sau tấm vải thổ cẩm là một câu chuyện, hành trình và mang nét đặc trưng chỉ có ở vùng cao.
Thổ cẩm Tây Nguyên không chỉ thể hiện nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn là sản phẩm thể hiện chiều sâu văn hóa, kết nối quá khứ với hiện tại.
Ngày 15/7, tại Khu du lịch thác Dray Nur (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk), Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm các dân tộc Đắk Lắk với chủ đề “Ban Mê ơi”.
Xây dựng chuỗi giá trị thổ cẩm là cách làm thiết thực nhằm vực dậy nghề dệt vải truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An. Nếu như trước đây, sản phẩm dệt của đồng bào chủ yếu quanh quẩn trong các bản làng thì nay, sản phẩm của họ được kết nối với thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, từng bước gắn kết du lịch với quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Ngày 29/10, tại thác Pa Sỹ, thị trấn Măng Đen, UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã phối hợp với nhà thiết kế Minh Hạnh tổ chức Chương trình biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên.
Đam mê văn hóa truyền thống và mong muốn gìn giữ bản sắc dân tộc, anh Lò Mí Tam, dân tộc Lô Lô ở thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã tiên phong thành lập Tổ hợp tác may mặc thổ cẩm dân tộc Lô Lô trên mảnh đất quê hương.
Kho tàng văn hóa 54 dân tộc đã tạo nên bản sắc cho văn hóa Việt Nam, tạo ra những đặc trưng riêng, dấu ấn, điểm nhấn sâu sắc cho nước ta trong bối cảnh giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng. Những người yêu thích, mê đắm văn hóa truyền thống các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số đều ví von đó như một cánh cửa mở ra những khám phá lý thú, càng tìm hiểu càng say mê và càng mong muốn gìn giữ, phát huy giá trị của bản sắc văn hóa Việt.
Không chỉ yêu nghề, mến trẻ, thầy giáo Tưih (sinh năm 1988, người Bahnar, ở làng Dur, xã Glar, huyện Đắk Đoa, Gia Lai) còn rất tâm huyết với việc phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhiều năm trở lại đây, anh Tưih đã lên ý tưởng thiết kế các mẫu váy cưới, váy dạ hội bằng thổ cẩm rất bắt mắt, được đông đảo giới trẻ Bahnar lựa chọn.
Thổ cẩm là loại vải được đồng bào dân tộc dệt thủ công với những họa tiết, hoa văn độc đáo nổi lên như thêu. Hoa văn thổ cẩm có những nét đặc trưng riêng để khi nhìn vào đó mọi người phân biệt được các tộc người. Không chỉ là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, ngày nay, thổ cẩm đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nhà thiết kế, đưa thổ cẩm ra thế giới và thực hiện nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị.
Cùng với việc vận động nhân dân phát triển kinh tế, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Lự bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Theo thời gian, nhiều nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vùng Tây Nguyên dần mai một nhưng riêng nghề dệt thổ cẩm vẫn luôn được phụ nữ Bahnar tại Gia Lai gìn giữ như là một bảo chứng cho phái đẹp dân tộc mình.
Tại các làng của đồng bào dân tộc Cơ-tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng), nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống đã bị thất truyền nhiều năm. Năm 2018, Tổ dệt thổ cẩm xã Hòa Bắc gồm 20 phụ nữ Cơ-tu đã được thành lập với mong muốn khôi phục lại nghề dệt cổ truyền của cha ông.
Mỗi tối, khi núi rừng dần tĩnh lặng, những tiếng lách cách lại vang lên trong các gia đình người Cơ Tu ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng). Đó là tiếng dệt vải của các chị em trong Tổ dệt thổ cẩm xã Hòa Bắc, những người tiên phong gìn giữ nghề dệt vải thổ cẩm của cha ông sau thời gian dài bị mai một.
Ngược dốc quanh co, vượt qua đoạn đường gập ghềnh, chúng tôi đến Nậm Kéng, thôn người Xa Phó của xã Nậm Sài (huyện Sa Pa, Lào Cai), “thủ phủ” của nghề thêu tay thổ cẩm truyền thống đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể năm 2014… Hơn 60 nóc nhà quần tụ, người Xa Phó ở bản Nậm Kéng cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc, nghề truyền thống.
Những năm vừa qua, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã được nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở các xã như: Minh Hương, Hùng Đức, Tân Thành, Yên Phú, thị trấn Tân Yên thuộc huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) duy trì và phát triển, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.
Là một nghề truyền thống của đồng bào thiểu số Pa Cô, Vân Kiều sống trên địa bàn huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị, nghề dệt thổ cẩm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của bà con nơi đây. Đã có thời điểm, nghề bị mai một theo năm tháng, khi giới trẻ chạy theo xu hướng thời trang với những bộ trang phục hiện đại, người già không mặn mà khi sản phẩm dệt ra không có người mua. Hiện nay, mọi chuyện đã thay đổi khi nghề dệt thổ cẩm truyền thống của huyện ngày càng nổi tiếng, được mọi người biết đến bởi nét độc đáo riêng. Điều này có được là nhờ sự linh hoạt, nhạy bén và sự vào cuộc kịp thời của các cấp, ngành, chính quyền địa phương…
Nhân dịp năm mới 2019, tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Lào đến từ tỉnh Điện Biên đã giới thiệu nghề dệt thổ cẩm truyền thống – niềm tự hào của người phụ nữ dân tộc Lào đến với du khách tại Thủ đô.
Chiều 26/12, tại thành phố Đà Lạt đã diễn ra Chương trình trình diễn thời trang tơ lụa Bảo Lộc và thổ cẩm Lâm Đồng. Đây là một trong những điểm nhấn nằm trong các hoạt động kỷ niệm 125 năm thành phố Đà Lạt hình thành và phát triển.
Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống, nhiều phụ nữ Ê-đê ở buôn K’bu, xã Hòa Khánh, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vẫn ngày ngày ngồi bên khung cửi, âm thầm "đánh thức" vẻ đẹp trên các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của dân tộc Ê-đê.
Ngày 27/11, tại thị xã Gia Nghĩa, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Họp báo thông tin các hoạt động trong chương trình Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I năm 2018 tại Đắk Nông và Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Nông.
Vùng đất Nghĩa Đô, Bảo Yên (Lào Cai), không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh nên thơ, nét văn hóa đặc sắc cùng nhiều món ăn truyền thống độc đáo mà còn bởi những sản phẩm thổ cẩm đầy màu sắc, trong đó có chăn len. Sự khéo léo, tỉ mỉ, tinh tế của phụ nữ Tày Nghĩa Đô được thể hiện rõ nhất trong sản phẩm đặc sắc này.
Với vai trò là Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ thổ cẩm xã Ea Tul, bà H’Jih Ayun (sinh năm 1957) người dân tộc Ê Đê, ngụ buôn Knia, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) luôn nỗ lực trong việc duy trì, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Đê.
Đó là chị Thao Thị Sung, người dân tộc Mông,sống tại bản Tả Phìn, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (Lào Cai). Từ hai bàn tay trắng, chị Sung đã mạnh dạn vay vốn thành lập Câu lạc bộ (CLB) dệt may thổ cẩm, giúp nhiều chị em trong thôn cóthêm việc làm và nâng cao thu nhập.
Thổ cẩm ngày nay không chỉ là những tấm vải được cắt may nhằm phục vụ đời sống hàng ngày của những người dân tộc thiểu số, mà thổ cẩm đã trở thành xu hướng của thời đại.