Nhiều người cho rằng, thi đua vốn dĩ không có gì là trừu tượng, cao xa cả mà nó thể hiện ngay trong cuộc sống sinh hoạt, lao động bình thường hàng ngày của chính bản thân mỗi gia đình, cộng đồng. Đó là mọi người phải biết siêng năng, cần cù, chịu khó lao động sản xuất, cố gắng tự mình vươn lên thoát nghèo và phải luôn biết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Có lẽ với “tiêu chí” về thi đua rất thực tế đó, trong những năm qua, ông Phạm Ngọc Thụy, Trưởng thôn Exa Nô, xã Đắk Drô (Krông Nô) ngoài việc chăm lo làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, còn đóng vai trò “đầu tàu” trong việc tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, bà con trong thôn luôn phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau vươn lên làm giàu chính đáng, xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Thôn Exa Nô nhiều năm liền được công nhận là thôn văn hóa.
Theo ông, muốn bà con tin tưởng, nghe theo thì trước hết bản thân trưởng thôn phải gương mẫu trong làm ăn kinh tế, trong nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình văn hóa… Bằng sự cần cù, chịu khó, biết cách tổ chức sản xuất, hiện nay gia đình ông đã có một tài sản đất đai kha khá là 5 ha và tổ chức sản xuất theo mô hình VAC; trong đó có 2 ha cà phê, 1 ha điều trồng xen hồ tiêu, 1 ha ruộng nước, 0,5 ha ao nuôi trồng thủy sản, chuồng trại nuôi bò, heo, gà,vịt… Mỗi năm, sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông có thu nhập bình quân khoảng 435 triệu đồng.
Ăn nên làm ra, kinh tế khá giả, gia đình ông còn giúp 5 hộ vốn làm ăn không tính lãi, với số tiền là 100 triệu đồng và tạo công ăn việc làm cho một số lao động nhàn rỗi tại địa phương để có thêm thu nhập. Ông cũng luôn sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn với bà con để cùng nhau phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Làm được lại nói được, ông Bùi Tấn Tiến ở thôn 4, xã Nhân Đạo (Đắk R’lấp) cũng tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Trải qua những năm tháng khó khăn, vất vả khi mới vào vùng đất mới lập nghiệp, lần hồi làm ăn, tích lũy, đến nay, gia đình ông đã có 6 ha đất, trồng cà phê, tiêu, trừ chi phí mỗi năm có nguồn thu nhập khoảng 2 tỷ đồng.
Đặc biệt, từ khi Đảng, Nhà nước phát động Chương trình xây dựng nông thôn mới, bản thân ông đã xác định đây là chương trình thiết thực, hữu ích, đem lại đời sống ấm no, bộ mặt mới cho nông dân, nông thôn, nên nông dân cần phải tích cực hưởng ứng bằng những hành động thiết thực. Vì vậy, gia đình ông đã tự nguyện hiến 7.500 mét vuông đất để xây dựng trường học và làm đường giao thông.
Bên cạnh đó, ông còn vận động người dân đóng góp kinh phí, hiến đất để cùng với Nhà nước làm 2 tuyến đường dài 3,6 km tại thôn 4, xã Nhân Đạo. Bản thân ông còn tham mưu, đề xuất với các cấp chính quyền tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật về sản xuất, chăn nuôi cho bà con trong thôn. Thông qua tập huấn kỹ thuật, nhiều hộ đã nắm bắt, nâng cao kiến thức làm ăn, vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống gia đình. Vì vậy, hiện nay mức thu nhập của người dân trong thôn cao hơn so với thôn khác, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm mạnh.
Có thể nói, còn nhiều lắm những tấm gương điển hình như vậy trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh. Với tinh thần, trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, nhiều nông dân không những nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế gia đình mà còn luôn tìm cách vận động, khuyến khích bà con cùng làm ăn, vươn lên, chiến thắng đói nghèo. Không phân biệt dân tộc, bà con đều luôn biết đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống lao động hàng ngày. Người khá giả giúp người nghèo khó vốn liếng, giống cây trồng, vật nuôi, kinh nghiệm sản xuất để cùng nhau vươn lên làm giàu một cách chính đáng. Đó chính là những hành động, nghĩa cử thiết thực nhất của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh nhằm hưởng ứng, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước.
Ông Hoàng Văn Lợi ở xã Quảng Tâm (Tuy Đức) không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây cà phê cho người dân. Ảnh: A Trư |
Có lẽ với “tiêu chí” về thi đua rất thực tế đó, trong những năm qua, ông Phạm Ngọc Thụy, Trưởng thôn Exa Nô, xã Đắk Drô (Krông Nô) ngoài việc chăm lo làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, còn đóng vai trò “đầu tàu” trong việc tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, bà con trong thôn luôn phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau vươn lên làm giàu chính đáng, xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Thôn Exa Nô nhiều năm liền được công nhận là thôn văn hóa.
Theo ông, muốn bà con tin tưởng, nghe theo thì trước hết bản thân trưởng thôn phải gương mẫu trong làm ăn kinh tế, trong nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình văn hóa… Bằng sự cần cù, chịu khó, biết cách tổ chức sản xuất, hiện nay gia đình ông đã có một tài sản đất đai kha khá là 5 ha và tổ chức sản xuất theo mô hình VAC; trong đó có 2 ha cà phê, 1 ha điều trồng xen hồ tiêu, 1 ha ruộng nước, 0,5 ha ao nuôi trồng thủy sản, chuồng trại nuôi bò, heo, gà,vịt… Mỗi năm, sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông có thu nhập bình quân khoảng 435 triệu đồng.
Ăn nên làm ra, kinh tế khá giả, gia đình ông còn giúp 5 hộ vốn làm ăn không tính lãi, với số tiền là 100 triệu đồng và tạo công ăn việc làm cho một số lao động nhàn rỗi tại địa phương để có thêm thu nhập. Ông cũng luôn sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn với bà con để cùng nhau phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Làm được lại nói được, ông Bùi Tấn Tiến ở thôn 4, xã Nhân Đạo (Đắk R’lấp) cũng tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Trải qua những năm tháng khó khăn, vất vả khi mới vào vùng đất mới lập nghiệp, lần hồi làm ăn, tích lũy, đến nay, gia đình ông đã có 6 ha đất, trồng cà phê, tiêu, trừ chi phí mỗi năm có nguồn thu nhập khoảng 2 tỷ đồng.
Đặc biệt, từ khi Đảng, Nhà nước phát động Chương trình xây dựng nông thôn mới, bản thân ông đã xác định đây là chương trình thiết thực, hữu ích, đem lại đời sống ấm no, bộ mặt mới cho nông dân, nông thôn, nên nông dân cần phải tích cực hưởng ứng bằng những hành động thiết thực. Vì vậy, gia đình ông đã tự nguyện hiến 7.500 mét vuông đất để xây dựng trường học và làm đường giao thông.
Bên cạnh đó, ông còn vận động người dân đóng góp kinh phí, hiến đất để cùng với Nhà nước làm 2 tuyến đường dài 3,6 km tại thôn 4, xã Nhân Đạo. Bản thân ông còn tham mưu, đề xuất với các cấp chính quyền tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật về sản xuất, chăn nuôi cho bà con trong thôn. Thông qua tập huấn kỹ thuật, nhiều hộ đã nắm bắt, nâng cao kiến thức làm ăn, vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống gia đình. Vì vậy, hiện nay mức thu nhập của người dân trong thôn cao hơn so với thôn khác, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm mạnh.
Có thể nói, còn nhiều lắm những tấm gương điển hình như vậy trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh. Với tinh thần, trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, nhiều nông dân không những nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế gia đình mà còn luôn tìm cách vận động, khuyến khích bà con cùng làm ăn, vươn lên, chiến thắng đói nghèo. Không phân biệt dân tộc, bà con đều luôn biết đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống lao động hàng ngày. Người khá giả giúp người nghèo khó vốn liếng, giống cây trồng, vật nuôi, kinh nghiệm sản xuất để cùng nhau vươn lên làm giàu một cách chính đáng. Đó chính là những hành động, nghĩa cử thiết thực nhất của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh nhằm hưởng ứng, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước.
Báo Đắk Nông