Tham quan di tích đình Hồng Thái

Tham quan di tích đình Hồng Thái
Đình Hồng Thái và những giá trị lịch sử

Đình Hồng Thái được dựng lên để đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Tày miền núi.

Đình Hồng Thái cũng như bao ngôi đình khác là nơi thờ thần Thành hoàng, nhưng các Thành hoàng của đình là các Thần Sông, Thần Núi. Ngoài ra đình Hồng Thái còn thờ Công chúa Ngọc Dung và vị anh hùng giải phóng dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tham quan di tích đình Hồng Thái ảnh 1
Đình Hồng Thái mang dáng dấp của một ngôi nhà sàn miền núi

Đình thờ 11 vị thần thành hoàng: gồm Thần núi, Thần sông chấn xung quanh khu vực Hồng Thái (Nhiên thần). Ngoài việc thờ cúng và là nơi tổ chức lễ hội, đình còn là nơi vui chơi hội họp bàn công việc tập thể (gọi là việc làng) của nhân dân trong xã. Ngoài những công việc chung của làng thì trước cách mạng, đình còn là nơi tụ tập chơi cờ bạc, tập trung dân để thu, nộp các loại thuế khoá cho bọn lí trưởng (vào thời kỳ thực dân, phong kiến)…

Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đình Hồng Thái thường được Bác Hồ, các đồng chí cán bộ hoạt động cách mạng, làm nơi tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia vào các phong trào cách mạng ở địa phương.

Trong kháng chiến, đình Hồng Thái vinh dự được Bác Hồ ghé thăm và nhiều lần đến dự các cuộc họp của Chính phủ. Đầu năm 1951, trên đường đi công tác Bác Hồ đã vào thăm đình trong lúc bà con nông dân đang học chính sách thuế nông nghiệp tại đình.

Cũng tại đây, đình Hồng Thái còn là trụ sở của Ban An toàn khu và là nơi làm việc của bộ phận tiếp tế ATK. Sau khi bộ phận này chuyển đi, đơn vị bộ đội bảo vệ đặt trụ sở tại đây.

Như vậy, đình Hồng Thái không những là nơi sinh hoạt văn hoá, hội hè mà còn là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tham quan di tích đình Hồng Thái ảnh 2
Đình Hồng Thái được xếp vào loại kiến trúc tôn giáo thuộc loại hình di tích kiến trúc - nghệ thuật

Giá trị kiến trúc đình Hồng Thái

Đình Hồng Thái được xây dựng theo hình chữ nhất (-), cấu trúc của đình mang dáng dấp của một ngôi nhà sàn miền núi. Đình Hồng Thái được làm bằng gỗ, có chiều dài là 16,50m, chiều rộng là: 7,50m. Gồm 3 gian và 2 chái, 6 hàng cột với 28 cây cột, trong đó có 8 cột cái, đường kính: 0,45m, dài: 4,60m; 16 cột quân, đường kính: 0,35m, dài: 3,40m và 4 cột vuông để đỡ phía trước sàn thượng cung, bề mặt rộng: 0,30m, dài 3,35m, tất cả các chân cột đều có đá kê chân, đá có hình tròn, mặt phẳng; tảng kê chân cột cái có đường kính: 0,50m; tảng kê chân cột quân: 0,54m (chiều cao toàn bộ: 0,20m).

Phía trên đầu cột là các vì kèo có kết cấu kiểu chồng giá chiêng, trên đầu hai cột cái được nối với nhau bằng một câu đầu. Đặt lên câu đầu là 2 cột đỡ trên là cái nóc nối liên hoàn với nhau; từ đầu cột cái đến đầu cột quân có kẻ nối; từ đầu cột quân vươn ra là các bẩy, có chiều dài là: 1,20m để đỡ đầu các thanh đòn tay mái đua hiên; trên các vì kèo bắc ngang tạo thành vì kèo liên hoàn chắc chắn; các vì kèo nối với nhau bằng các xà dọc, ngang, xà hạ, thượng chạy theo 4 hàng cột chính để hình thành 1 bộ khung vững chắc.

Để làm 2 mái của gian chái, các xà dọc nối cột chái với nhau. Từ cột cái ở vì ngoài có xà ngang to châm vào cột cái, đường kính: 0,30m, dài: 3,50m một bên đặt vào đầu cột chái thẳng với hàng cột cái (thường gọi là quá giang), đặt trên quá giang là cột ngồi (cột lửng); từ đầu cột lửng đặt kẻ góc thẳng đến cột góc, trên kẻ góc đặt hoành trải rui, ốp mè tạo thành mái chái. Khi bộ khung đã dựng hoàn chỉnh, bắc các đòn tay bằng gỗ, trải rui mè rồi lợp lá cọ.

Thượng cung nằm về phía sau của 3 gian chính, lát ván, cao: 3m. Thượng cung chia làm 2 phần: phần dùng bày đồ cúng tế trong những ngày lễ, phần còn lại phía trong (gian giữa) là vọng cung dùng để cất các vật dụng và đồ tế khí; phía trên cửa vọng cung ốp vào xà ngang một tấm ván dài bằng xà thượng, trên ghi 4 chữ Hán to đậm bằng mực đen tàu "thánh cung vạn tuế". Hai đầu của sàn thượng cung được đặt mỗi bên 1 chiếc thang gỗ để lên xuống trong lúc hành lễ.

Phần sàn đình: Cao 0,80m, sàn vừa là nơi để hội họp, sinh hoạt, nghỉ ngơi, vừa là để kết cấu phần khung đoạn dưới chân cột cho chắc chắn. Sàn được làm hết 2 gian rộng ở 2 bên gian chái, mặt sàn lát bằng ván, xung quanh 3 phía có lan can, cao: 0,05m.

Giá trị mỹ thuật

Tham quan di tích đình Hồng Thái ảnh 3
Đình Hồng Thái là nơi ghi dấu hoạt động cách mạng của cha ông ta

Mỹ thuật trang trí trên các cấu kiện gỗ đơn giản và hoa văn trang trí trên các di vật đơn giản. Đình Hồng Thái cũng như các ngôi đình ở miền núi thường không có trạm trổ diễn tả cuộc sống sinh hoạt của người và vật mà chỉ trạm trổ các con trong bộ tứ linh (long, ly, quy, phượng). Ở mặt dưới câu đầu bắp quả các đầu dư đều vẽ chữ Thọ. Nhìn chung đình Hồng Thái trang trí đơn giản và mộc mạc.

Về trang trí nội thất đơn giản nhưng thoáng đãng. Ở gian giữa trước sàn đặt bàn thờ, trên bàn thờ để long gia; xung quanh bàn thờ trạm trổ long, ly, quy, phụng, hổ phù sơn son thiếp vàng (thường gọi là nhang án). Trên 4 cột vuông có các câu đối được trạm trổ, bôi sơn hướng ra phía trước rất dễ nhận biết.

Với những giá trị vốn có hiện còn của di tích đình Hồng Thái, được xếp vào loại kiến trúc tôn giáo thuộc loại hình di tích kiến trúc - nghệ thuật, đồng thời cũng là di tích ghi dấu hoạt động cách mạng, kháng chiến thuộc loại hình di tích lịch sử./.
Theo dulichvn.org.vn

Có thể bạn quan tâm

Tọa đàm tư vấn xây dựng sản phẩm “Lai Chau - City tour”. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN

Xây dựng sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới Lai Châu

Ngày 21/12, trong khuôn khổ Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024, Chương trình Tọa đàm tư vấn xây dựng sản phẩm “Lai Chau - City tour” được tổ chức tại thành phố Lai Châu. Tham dự có đại diện các khu/điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu; các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành các tỉnh trong cả nước; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch của châu Hồng Hà (huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).

Đưa Phù Yên trở thành điểm đến của du khách

Đưa Phù Yên trở thành điểm đến của du khách

Ngày 21/12, Ủy ban nhân dân huyện Phù Yên (Sơn La) tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị trấn Quang Huy và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phù Yên; công bố Quyết định công nhận điểm du lịch Ban Mai Suối Chiếu; phê duyệt quy hoạch chung thị trấn Phù Yên đến năm 2035.

An Giang tập trung khai thác du lịch đường sông

An Giang tập trung khai thác du lịch đường sông

Là tỉnh đầu nguồn của vùng châu thổ sông Cửu Long, An Giang là nơi đón nhận dòng Mê Công chảy vào đất Việt, rồi chia làm hai nhánh sông Tiền, sông Hậu. Đây chính là lợi thế để tỉnh phát triển nhiều ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Việc khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch gắn với hệ thống đường sông sẽ góp phần đưa An Giang trở thành địa phương phát triển năng động, động lực tăng trưởng cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ

Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ

Tối 20/12, tại Quảng trường nhân dân tỉnh, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ” đã chính thức khai mạc.

Đua ghe Ngo là một trong những nội dung hấp dẫn của lễ hội Oóc Om Bóc, một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và lễ cúng ông bà Sen Đôn-ta. Ảnh: An Hiếu

Khám phá nét độc đáo qua Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Đối với đồng bào Khmer Sóc Trăng, chiếc ghe Ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Ðua ghe Ngo ở Sóc Trăng ngày nay đã trở thành một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một hoạt động văn hóa chung của cộng đồng, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống…

Với nghệ thuật kiến trúc đặc sắc và ấn tượng, với gam màu trắng làm chủ đạo, với các hoạt tiết trang trí ánh vàng ánh bắt mắt, Chùa Peam Buôl Thmây tọa lạc ở Khóm 5, Phường 4, Thành phố Sóc Trăng, đang là một trong những điểm "check in" lý tưởng khi du khách đặt chân đến Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Giá trị truyền thống từ các ngôi chùa Khmer tại Sóc Trăng

Sóc Trăng là vùng đất có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với những ngôi chùa Khmer đồ sộ, công phu, cùng các công trình Phật giáo mang dấu ấn thế kỷ. Với đồng bào dân tộc Khmer, ngôi chùa là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nơi sinh hoạt tôn giáo, trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong phum, sóc.

Quảng Bình tìm hướng đột phá phát triển du lịch nông thôn, cộng đồng

Quảng Bình tìm hướng đột phá phát triển du lịch nông thôn, cộng đồng

Nằm ở miền Trung Việt Nam, tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh thế mạnh là những sản phẩm du lịch gắn với hoạt động khám phá thiên nhiên, nghỉ dưỡng…, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình hướng đến phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng để tạo bước đột phá. Tìm ra điểm riêng biệt, hút khách để xây dựng các tour, tuyến du lịch nông nghiệp, cộng đồng là mục tiêu của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, cũng là trăn trở của các đơn vị lữ hành đang khai thác tour, sản phẩm du lịch tại đây.

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi “một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe”. Đây cũng là một trong những khu vực có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa dân tộc đa dạng, độc đáo. Những tiềm năng đó đang mở ra hướng phát triển du lịch khám phá, trải nghiệm nơi vùng đất biên giới này.

Du khách được trải nghiệm cùng làm bánh với bà con đồng bào dân tộc Vân Kiều (xã Tân Hoá, huyện Minh Hoá).Ảnh: Mạnh Thành - TTXVN

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn theo hướng xanh, bền vững

Những năm gần đây, du lịch nông thôn đang là hướng đi mới, mang tính bền vững với nhiều địa phương, trong đó có Quảng Bình. Để tiếp tục đa dạng hóa thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế, tỉnh tập trung đầu tư, hướng đến phát triển bền vững các sản phẩm du lịch nông thôn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, môi trường cảnh quan nông thôn, thúc đẩy sự phát triển ổn định của xã hội.

Sóc Trăng phát triển sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer

Sóc Trăng phát triển sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm trên 30% dân số của tỉnh (khoảng 361.000 người). Toàn tỉnh có 93 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Sóc Trăng xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó phát triển du lịch tâm linh gắn với văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer là trọng tâm.

Ninh Thuận thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm thu hút khách du lịch

Ninh Thuận thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm thu hút khách du lịch

Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế ban đêm, cung cấp các dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí, văn hóa - nghệ thuật nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng thu nhập cho người dân. Qua đó, góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bình Phước đầu tư tạo sản phẩm du lịch đặc trưng

Bình Phước đầu tư tạo sản phẩm du lịch đặc trưng

Là tỉnh có vị trí địa lý chiến lược với các tuyến giao thông kết nối thuận lợi, Bình Phước giữ vai trò quan trọng, cửa ngõ kết nối, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và Campuchia, Lào, Thái Lan. Đặc điểm về tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng cùng với truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương đã tạo nên nguồn tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, phong phú.

Làng cổ Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) xuất hiện một số ngôi nhà hiện đại, phá nát không gian truyền thống. Nếu không có biện pháp kịp thời ngăn chặn, ngôi làng sẽ không còn hấp dẫn du khách. Ảnh: TTXVN phát

Cần có giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch cho Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh rất giàu tài nguyên du lịch với nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng; những bản làng cổ đẹp như tranh vẽ, những nét văn hóa truyền thống đa dạng. Đó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhiều khu vực cảnh quan thiên nhiên của Cao Bằng đang bị xâm hại nghiêm trọng, những ngôi làng cổ dần bị thay thế bởi nhà hiện đại, những nét văn hóa truyền thống dần bị mai một khiến cho những nguồn tài nguyên du lịch có nguy cơ bị phá hủy, không thể khôi phục được.

Tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa của sen

Tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa của sen

Nhằm tôn vinh hoa sen và các sản phẩm từ sen, tối 29/11 tại thành phố Vinh, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tổ chức “Lễ hội Du lịch và ẩm thực sen”.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Văn Tý - TTXVN

Định vị thương hiệu du lịch Nghệ An

Chiều 29/11, tại thành phố Vinh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển sản phẩm du lịch Nghệ An gắn với thương hiệu du lịch quốc gia trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ".

Ninh Thuận kết nối sản phẩm đặc thù gắn với điểm đến du lịch

Ninh Thuận kết nối sản phẩm đặc thù gắn với điểm đến du lịch

Tỉnh Ninh Thuận đang tích cực triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng các điểm đến, gắn sản phẩm OCOP với các hoạt động du lịch, văn hóa. Cách làm này không chỉ giúp đa dạng các tour, tuyến du lịch, tăng sức hút với du khách, mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP của địa phương.