Quần thể 14 hang động ở núi Đá Dựng được đặt tên dựa theo 3 nguyên tắc: truyền thuyết, hình dạng đá thạch nhũ và cảm giác của động mang lại cho du khách khi khám phá. Mỗi hang động đều mang nét kỳ bí đặc thù gắn với cái tên của nó. Trong đó, có lẽ hang Cội Hàng Da đặc biệt hơn những hang khác. Sở dĩ có tên hang Cội Hàng Da vì trước cửa hang có cội hàng da buông rễ gần chục mét từ trên cao xuống rồi ăn sâu vào đá, phát triển như những thân cây vững chắc. Trong những năm chiến tranh, hang này được sử dụng làm nơi trú ẩn của lực lượng Biệt Động nên có tên khác là hang Biệt Động. Tuy vậy, du khách vẫn thích gọi đây là "nhà" của Thạch Sanh và kể cho nhau nghe về chuyện khi xưa đang ngồi trước hiên nhà, chàng Thạch Sanh đã gặp một con đại bàng khổng lồ cắp một cô gái bay ngay qua. Chàng đã ra tay bắn hạ đại bàng hung hãn, mới hay nàng con gái đó chính là công chúa… Câu chuyện cổ tích dành cho thiếu nhi được gắn vào hang động này một cách hợp lý, khơi gợi trí tưởng tượng, hình dung khung cảnh ấy như một thước phim đang chậm lướt qua trước mắt.
Ngoài trời nóng 36-37 độ C nhưng khi bước vào cửa "nhà" của Thạch Sanh, không khí trở nên mát dịu. Càng vào sâu bên trong, nhiệt độ càng xuống thấp, mát lạnh. Đứng từ trong hang nhìn ra, miệng hang rộng lớn, có thể chạy ô tô vào bên trong. Khác với hệ thống các hang lân cận, "nhà" của Thạch Sanh trông ra một khoảng không mênh mông và thơ mộng. Cánh đồng biên giới vàng rực một màu lúa chín. Mưa xuống, cánh đồng này ngập nước loang loáng như biển hồ mênh mông. Xa xa là những rặng núi như những hòn đảo nhấp nhô trên biển. Cũng dựa vào truyền thuyết, động Lầu Chuông, nơi Thạch Sanh bị Lý Thông giam giữ sau khi cứu được công chúa, gắn với đoạn truyện: vừa thất vọng về người anh kết nghĩa, vừa buồn nhớ đến công chúa, chàng Thạch Sanh giải khuây bằng cách gõ vào các thạch nhũ. Không ngờ đá phát ra những âm thanh trầm bổng, ai oán như nỗi lòng của chàng. Bài ca theo gió đến tận cung đình, vang đến tai công chúa. Biết được nỗi lòng và nơi giam giữ Thạch Sanh, nàng bèn nhờ vua cha đến giải thoát cho chàng.
Xung quanh "nhà" của Thạch Sanh còn có những động gắn với hình dáng thạch nhũ. Động Dơi có những thạch nhũ hình bình hồ lô; động Thần Kim Quy với khối đá màu vàng hình con rùa đang ngẩng đầu; động Bồng Lai có hình bàn tay Phật in ở vách đá; hay động Sám Hối có một tượng đá to như hình nhà sư đang cúi đầu vào vách đá trầm tư. Những động được đặt tên theo cảm giác của du khách như động Cổng Trời càng đi sâu, động càng nhỏ, mang đến cảm giác đang đi sâu vào lòng đất âm u, nhưng thật ra, động ăn dần lên cao và thông ra khoảng không đầy ánh sáng bên ngoài. Động Xã Lộc Kỳ có hai "giếng trời" như nắp động thông lên bên trên với dây leo, hằn rõ lên vách đá vôi có hình vân kỳ lạ. Động Trống Ngực, khi du khách đưa tay vỗ vào ngực, thì vách động dội lại thanh âm giống như tiếng trống...
Từ hơn 300 năm trước, khi mới khai phá trấn Hà Tiên, Đá Dựng đã được nhắc đến trong thơ văn và được liệt vào "Hà Tiên thập cảnh" với bài "Châu nham lạc lộ" (dịch nghĩa: Cò về núi ngọc). Ngọn núi cao khoảng 100 mét này nằm khuất tầm nhìn của du khách khi đặt chân đến miền biên viễn xứ Mỹ Đức- Hà Tiên. Nằm trơ trọi giữa đồng, núi có hình thang cân như một viên ngọc lớn. Hè về, phượng vĩ thắp lửa "nung" đỏ viên ngọc này. Mùa xuân, hoa giấy khoe sắc trắng và tím, bao phủ phần lớn ngọn núi. Do phải đi bộ liên tục qua 14 cửa hang nên địa danh này ít được đưa vào điểm đến trong hành trình du lịch Hà Tiên. Nhưng thật sự đây là ngọn núi có những hang động đẹp, được mệnh danh là "động Thiên Đường" của phương Nam. Bên trong các hang động Bồng Lai, Kim Quy, Khổ Qua, Trống Ngực, Cổng Trời, Mẹ Sanh, Dơi… là những cột thạch nhũ được hình thành từ hàng ngàn năm trước. Ngành du lịch địa phương đầu tư hệ thống đèn màu nghệ thuật để pha chiếu tạo vẻ lung linh, huyền ảo cho hang động.
Đá Dựng là một điểm đến thú vị cho giới trẻ ưa khám phá. Trong số 14 hang động ở núi Đá Dựng này, có nhiều hang ăn thông với nhau trong lòng núi. Tuy nhiên, ngành du lịch địa phương chưa chú ý thiết kế những tour khám phá, mạo hiểm để thu hút du khách. Gần Đá Dựng là Thạch Động, nơi có những "dấu ấn" rõ rệt của chàng Thạch Sanh năm xưa. Đây cũng là điểm đến của nhiều du khách vì đường xá dễ đi và trong động có cơ sở tín ngưỡng. Từ hai ngọn núi hang động kỳ vĩ này, di chuyển thêm khoảng 4-5 cây số là đến Mũi Nai, địa danh thu hút nhiều du khách bởi vùng biển hiền lành, mát mẻ. Đi dọc từ Mũi Nai về Hà Tiên theo đường ven biển sẽ đi ngang Núi Đèn, nơi có ngọn hải đăng trên cao và cũng là vị trí ngắm hoàng hôn tuyệt vời nhất trên vùng biển Tây Nam. Trong nội ô thành phố Hà Tiên có nhiều điểm du lịch tâm linh gắn với lịch sử khai phá vùng đất biên ải này của công thần Mạc Cửu, đó là Bình San- lăng Mạc Cửu, chùa Phù Dung… Ngày nay, cộng đồng các dân tộc Kinh- Hoa- Khmer bản địa vẫn thường đến đây chiêm bái để cầu bình an và ghi nhớ công ơn tiền nhân.
Là một trong số những cảnh quan để lại nhiều ấn tượng cho du khách cả về vẻ đẹp lẫn điển tích, "nhà" của Thạch Sanh đã góp phần không nhỏ trong việc làm giàu thêm các điểm tham quan thú vị trong các tour du lịch miền Tây của du khách.
Trước cửa "nhà" của Thạch Sanh (còn được gọi là hang Cội Hàng Da hay Biệt Động). |
Ngoài trời nóng 36-37 độ C nhưng khi bước vào cửa "nhà" của Thạch Sanh, không khí trở nên mát dịu. Càng vào sâu bên trong, nhiệt độ càng xuống thấp, mát lạnh. Đứng từ trong hang nhìn ra, miệng hang rộng lớn, có thể chạy ô tô vào bên trong. Khác với hệ thống các hang lân cận, "nhà" của Thạch Sanh trông ra một khoảng không mênh mông và thơ mộng. Cánh đồng biên giới vàng rực một màu lúa chín. Mưa xuống, cánh đồng này ngập nước loang loáng như biển hồ mênh mông. Xa xa là những rặng núi như những hòn đảo nhấp nhô trên biển. Cũng dựa vào truyền thuyết, động Lầu Chuông, nơi Thạch Sanh bị Lý Thông giam giữ sau khi cứu được công chúa, gắn với đoạn truyện: vừa thất vọng về người anh kết nghĩa, vừa buồn nhớ đến công chúa, chàng Thạch Sanh giải khuây bằng cách gõ vào các thạch nhũ. Không ngờ đá phát ra những âm thanh trầm bổng, ai oán như nỗi lòng của chàng. Bài ca theo gió đến tận cung đình, vang đến tai công chúa. Biết được nỗi lòng và nơi giam giữ Thạch Sanh, nàng bèn nhờ vua cha đến giải thoát cho chàng.
Xung quanh "nhà" của Thạch Sanh còn có những động gắn với hình dáng thạch nhũ. Động Dơi có những thạch nhũ hình bình hồ lô; động Thần Kim Quy với khối đá màu vàng hình con rùa đang ngẩng đầu; động Bồng Lai có hình bàn tay Phật in ở vách đá; hay động Sám Hối có một tượng đá to như hình nhà sư đang cúi đầu vào vách đá trầm tư. Những động được đặt tên theo cảm giác của du khách như động Cổng Trời càng đi sâu, động càng nhỏ, mang đến cảm giác đang đi sâu vào lòng đất âm u, nhưng thật ra, động ăn dần lên cao và thông ra khoảng không đầy ánh sáng bên ngoài. Động Xã Lộc Kỳ có hai "giếng trời" như nắp động thông lên bên trên với dây leo, hằn rõ lên vách đá vôi có hình vân kỳ lạ. Động Trống Ngực, khi du khách đưa tay vỗ vào ngực, thì vách động dội lại thanh âm giống như tiếng trống...
Từ hơn 300 năm trước, khi mới khai phá trấn Hà Tiên, Đá Dựng đã được nhắc đến trong thơ văn và được liệt vào "Hà Tiên thập cảnh" với bài "Châu nham lạc lộ" (dịch nghĩa: Cò về núi ngọc). Ngọn núi cao khoảng 100 mét này nằm khuất tầm nhìn của du khách khi đặt chân đến miền biên viễn xứ Mỹ Đức- Hà Tiên. Nằm trơ trọi giữa đồng, núi có hình thang cân như một viên ngọc lớn. Hè về, phượng vĩ thắp lửa "nung" đỏ viên ngọc này. Mùa xuân, hoa giấy khoe sắc trắng và tím, bao phủ phần lớn ngọn núi. Do phải đi bộ liên tục qua 14 cửa hang nên địa danh này ít được đưa vào điểm đến trong hành trình du lịch Hà Tiên. Nhưng thật sự đây là ngọn núi có những hang động đẹp, được mệnh danh là "động Thiên Đường" của phương Nam. Bên trong các hang động Bồng Lai, Kim Quy, Khổ Qua, Trống Ngực, Cổng Trời, Mẹ Sanh, Dơi… là những cột thạch nhũ được hình thành từ hàng ngàn năm trước. Ngành du lịch địa phương đầu tư hệ thống đèn màu nghệ thuật để pha chiếu tạo vẻ lung linh, huyền ảo cho hang động.
Đá Dựng là một điểm đến thú vị cho giới trẻ ưa khám phá. Trong số 14 hang động ở núi Đá Dựng này, có nhiều hang ăn thông với nhau trong lòng núi. Tuy nhiên, ngành du lịch địa phương chưa chú ý thiết kế những tour khám phá, mạo hiểm để thu hút du khách. Gần Đá Dựng là Thạch Động, nơi có những "dấu ấn" rõ rệt của chàng Thạch Sanh năm xưa. Đây cũng là điểm đến của nhiều du khách vì đường xá dễ đi và trong động có cơ sở tín ngưỡng. Từ hai ngọn núi hang động kỳ vĩ này, di chuyển thêm khoảng 4-5 cây số là đến Mũi Nai, địa danh thu hút nhiều du khách bởi vùng biển hiền lành, mát mẻ. Đi dọc từ Mũi Nai về Hà Tiên theo đường ven biển sẽ đi ngang Núi Đèn, nơi có ngọn hải đăng trên cao và cũng là vị trí ngắm hoàng hôn tuyệt vời nhất trên vùng biển Tây Nam. Trong nội ô thành phố Hà Tiên có nhiều điểm du lịch tâm linh gắn với lịch sử khai phá vùng đất biên ải này của công thần Mạc Cửu, đó là Bình San- lăng Mạc Cửu, chùa Phù Dung… Ngày nay, cộng đồng các dân tộc Kinh- Hoa- Khmer bản địa vẫn thường đến đây chiêm bái để cầu bình an và ghi nhớ công ơn tiền nhân.
Là một trong số những cảnh quan để lại nhiều ấn tượng cho du khách cả về vẻ đẹp lẫn điển tích, "nhà" của Thạch Sanh đã góp phần không nhỏ trong việc làm giàu thêm các điểm tham quan thú vị trong các tour du lịch miền Tây của du khách.
Theo baocantho.com.vn