Thực tế, nhiều nông hộ ở các tỉnh Tây Nguyên do thấy giá tiêu tăng cao cũng như chạy theo phòng trào đua nhau mở rộng diện tích cây hồ tiêu, thậm chí, nhiều nơi các nông hộ đưa cây tiêu vào trồng ở những vùng đất không thích hợp, vùng đất trũng dễ ngập nước, thoát nước kém dẫn đến cây tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm hoàng loạt, gây thiệt hại lớn.
Để hạn chế tình trạng này, các đơn vị chức năng ngoài việc khuyến cáo các nông hộ không nên mở rộng diện tích còn tăng cường hướng dẫn các nông hộ tạo hệ thống rãnh thoát nước, không để nước đọng trong vườn, gốc tiêu; đồng thời, cắt các nhánh tiêu mọc sát gốc, nhánh sâu bệnh, chậm phát triển, nhánh tiêu khô nhằm tạo ra khoảng trống cung cấp đủ ánh sáng, giảm độ ẩm trong vườn để tiêu diệt các mầm bệnh hại cho cây tiêu…
Ngay đầu mùa mưa, các đơn vị chức năng cũng hướng dẫn các nông hộ trồng tiêu sử dụng các loại phân bón chuyên dùng và phân hữu cơ cũng như kỹ thuật bón phân nhằm cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cây tiêu phát triển ra hoa, đậu quả, hạn chế rụng chùm quả (gié)… Bên cạnh đó, khuyến cáo các nông hộ cũng phải tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi vườn tiêu để sớm phát hiện sâu bệnh hại, có biện pháp phòng trừ kịp thời, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu trong mùa mưa.
Đắk Lắk là địa phương có diện tích cây hồ tiêu nhiều nhất ở Tây Nguyên, với gần 43.000 ha, đây cũng là địa phương có nhiều diện tích cây hồ tiêu bị sâu bệnh hại, nhất là bệnh chết nhanh chết chậm, với tổng tổng diện tích bị nhiễm gần 800 ha. Hiện nay, các nông hộ tập trung phòng trừ nhằm hạn chế thiệt hại.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các tỉnh Tây Nguyên hiện có gần 93.000 ha cây hồ tiêu, trong đó, diện tích cho thu hoạch 50.099 ha, diện tích còn lại đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Đăk Lắk là địa phương có diện tích tiêu nhiều nhất kế đến là tỉnh Đắk Nông, Gia Lai...
Để hạn chế tình trạng này, các đơn vị chức năng ngoài việc khuyến cáo các nông hộ không nên mở rộng diện tích còn tăng cường hướng dẫn các nông hộ tạo hệ thống rãnh thoát nước, không để nước đọng trong vườn, gốc tiêu; đồng thời, cắt các nhánh tiêu mọc sát gốc, nhánh sâu bệnh, chậm phát triển, nhánh tiêu khô nhằm tạo ra khoảng trống cung cấp đủ ánh sáng, giảm độ ẩm trong vườn để tiêu diệt các mầm bệnh hại cho cây tiêu…
Ngay đầu mùa mưa, các đơn vị chức năng cũng hướng dẫn các nông hộ trồng tiêu sử dụng các loại phân bón chuyên dùng và phân hữu cơ cũng như kỹ thuật bón phân nhằm cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cây tiêu phát triển ra hoa, đậu quả, hạn chế rụng chùm quả (gié)… Bên cạnh đó, khuyến cáo các nông hộ cũng phải tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi vườn tiêu để sớm phát hiện sâu bệnh hại, có biện pháp phòng trừ kịp thời, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu trong mùa mưa.
Đắk Lắk là địa phương có diện tích cây hồ tiêu nhiều nhất ở Tây Nguyên, với gần 43.000 ha, đây cũng là địa phương có nhiều diện tích cây hồ tiêu bị sâu bệnh hại, nhất là bệnh chết nhanh chết chậm, với tổng tổng diện tích bị nhiễm gần 800 ha. Hiện nay, các nông hộ tập trung phòng trừ nhằm hạn chế thiệt hại.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các tỉnh Tây Nguyên hiện có gần 93.000 ha cây hồ tiêu, trong đó, diện tích cho thu hoạch 50.099 ha, diện tích còn lại đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Đăk Lắk là địa phương có diện tích tiêu nhiều nhất kế đến là tỉnh Đắk Nông, Gia Lai...
Quang Huy