Là một cá nhân điển hình trong nỗ lực giảm nghèo bền vững của tỉnh Quảng Nam, anh Arất Bliêu ở xã biên giới Tr’hy, huyện Tây Giang chia sẻ, nhiều năm qua, cứ đến mùa trồng rừng nguyên liệu, dược liệu, sau khi nhận cây giống như keo lai, ba kích, đẳng sâm về trồng, gia đình anh và hàng chục hộ khác trong thôn Ariêu luôn được cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Axan đến từng gia đình để hướng dẫn cho bà con cách trồng, cách chăm sóc sao cho phù hợp với từng loại cây khác nhau. Với cách làm này, các loại cây trồng có giá trị như ba kích, đẳng sâm, sa nhân, đinh lăng phát triển nhanh, trở thành nguồn thu nhập đáng kể và bền vững cho đồng bào.
Thổ cẩm đã từng vắng thiếu trong những cuộc lễ hội của người miền núi chừng mươi, mười lăm năm trước. Nhưng hôm nay, bỗng rực rỡ xuất hiện trong cuộc hội làng của đồng bào Cơ-tu ở xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam)...
Huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có 10 xã, trong đó 8 xã có chung đường biên giới với các huyện Đăk Chưng và Kạ Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào). Tây Giang là vùng phân bố chủ yếu của hơn 14 thành phần dân tộc, trong đó người Cơ Tu chiếm hơn 95% dân số. Đây là vùng căn cứ cách mạng, giàu truyền thống văn hóa, tiêu biểu như Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là Di tích Quốc gia đặc biệt. Cộng đồng người Cơ Tu bảo tồn khá nguyên vẹn các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc, nhất là nhà làng (Gươl), biểu tượng mang tính đoàn kết cộng đồng bền chặt.
Sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/10/2017 của Bộ Chính trị, các Chỉ thị, Nghị quyết của tỉnh và của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới đất liền kết hợp với tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh, đối ngoại, vùng biên giới huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam - địa phương tiếp giáp với các huyện Kạ Lừm và Đắc Chưng của nước bạn Lào từ chỗ “4 không” (không điện, không đường, không trường, không trạm) với tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao đã phát triển vượt bậc về nhiều mặt.
Ngày 20/6, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và ông Phan Thái Bình, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV tại các xã A Tiêng, huyện Tây Giang và xã Ba, huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam).
Đứng chân trên địa bàn 4 xã vùng cao biên giới gồm A Xan, Tr’hy, Ga Ry và Ch Ơm, huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam), tiếp giáp với huyện Kà Lùm, thuộc tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào, cán bộ chiến sĩ các Đồn biên phòng A Xan và Ga Ry thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam đang miệt mài thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao để vừa bảo vệ bình yên đường biên, cột mốc, vừa tạo điều kiện cho đồng bào vùng biên yên tâm phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững và đón xuân an lành.
Do mưa lớn kéo dài liên tục từ chiều tối 22/10 đến trưa 23/10 đã khiến nước lũ dâng cao, gây ngập sâu trên tuyến Quốc lộ 1A (đoạn qua địa phận xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam); trong đó, có điểm ngập 60cm, kéo dài hơn 100m.
Khó ai có thể hình dung chỉ sau 18 năm tái lập (2003 - 2021), diện mạo huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) hoàn toàn đổi khác, từ điện - đường - trường - trạm, cho đến các dịch vụ thương mại và du lịch. Đó là kỳ tích, niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây, cùng chung tay xây dựng cuộc sống mới ấm no, đủ đầy hơn…
Sau hơn 1 năm thực hiện, ngày 18/11, Ban điều hành Dự án Trường Sơn Xanh do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, phối hợp với Hội Liên hiệp Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam tổng kết dự án Cải thiện sinh kế bền vững của cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua việc phát triển chuỗi giá trị mây, tre, lá và dược liệu ở Quảng Nam.
Sinh sống lâu đời trên dãy Trường Sơn, đồng bào Cơ Tu ở Tây Giang (Quảng Nam) vẫn gìn giữ những bản sắc văn hóa riêng. Trong tiến trình phát triển, cộng đồng Cơ Tu luôn sẵn sàng đón nhận những dân tộc anh em khác đến chung sống. Truyền thống gắn kết cộng đồng đã góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển chung của huyện biên giới này.
Trước thềm năm học mới 2019 - 2020, ngày 30/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ MoneyGram phối hợp với Tổ chức Children of Vietnam đã công bố việc hoàn thành và đưa vào hoạt động Trường tiểu học thôn Alua, xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Đây là công trình phục vụ học sinh dân tộc thiểu số Cơ tu tại địa phương này, với sự hỗ trợ của Quỹ MoneyGram, Tổ chức Children of Vietnam và sự đóng góp của các "mạnh thường quân".
Nằm sát biên giới Việt - Lào, huyện miền núi Tây Giang (vùng đất ở phía Tây tỉnh Quảng Nam) với 95% dân số là đồng bào dân tộc Cơ - tu, đang vươn mình thay da đổi thịt từng ngày, diện mạo nông thôn mới đang dần hình thành và phát triển ổn định.
Với người Cơ-tu ở Tây Giang (Quảng Nam), cây nêu (x’nur) luôn là vật linh thiêng, mang ý nghĩa kết nối với tổ tiên, thần linh, cầu bình an, mưa thuận gió hòa...
Trang phục là một trong những hình thức thể hiện rõ nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Cơ tu, sinh sống trên dãy Trường Sơn hùng vĩ. Trước nguy cơ mai một của nghề dệt, Câu lạc bộ dệt thổ cẩm thôn Agríh, xã Axan, huyện Tây Giang (Quảng Nam) đã được thành lập, vừa góp phần tạo sinh kế cho phụ nữ vùng cao vừa bảo tồn nét văn hóa riêng của người Cơ tu.
Người Cơ tu sống ở huyện biên giới Tây Giang, Quảng Nam có một kho tàng văn hoá truyền thống đa dạng và phong phú mang đậm tính nhân văn rất cao. Ngoài các phong tục cúng lễ, cầu an, cầu mùa màng bội thu, các lễ hội gắn liền với tinh thần đoàn kết dân tộc, làng bản. Đồng bào Cơ tu nơi đây còn có phong tục độc đáo, mang đặc trưng rất riêng về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của cộng đồng làng, trong đó có “Văn hoá kiêng cử, giữ rừng”.
Sự kiện "Đêm văn hóa Cơ Tu" do nghệ nhân, nghệ sĩ đến từ huyện Tây Giang vừa trình diễn tại phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã thu hút đông đảo du khách và người dân đến thưởng thức.
Không chỉ được xem là biểu tượng văn hóa trong các dịp lễ hội truyền thống, cây nêu còn thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết, vững chãi như một “bức bình phong” che chắn cho cộng đồng vùng cao.
Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An) và 16 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh).
Đồn biên phòng A Nông đóng trên địa bàn xã A Nông, huyện Tây Giang (Quảng Nam), có nhiệm vụ bảo vệ 19,5 km đường biên giới giáp với nước bạn Lào. Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ vững an ninh biên giới quốc gia, cán bộ, chiến sĩ nơi đây còn tích cực giúp đỡ chính quyền và người dân trên địa bàn xây dựng nông thôn mới.
Tây Giang (Quảng Nam) là huyện miền núi giáp với nước bạn Lào, diện tích tự nhiên 90.297 ha, gồm 10 xã, dân số khoảng 18.000 người, phần lớn là đồng bào dân tộc Cơ-tu. Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện xác định nhiệm vụ trọng tâm là quy hoạch và sắp xếp lại các khu dân cư.
Đối với đồng bào Cơ-tu ở huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam), rượu Tr’đin từ lâu đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong các dịp lễ hội, khi mừng nhà mới, khi có khách quý tới chơi nhà…
Mỗi ngôi nhà, mỗi kiểu kiến trúc và không gian nhà sàn truyền thống của tộc người Cơ-tu ở huyện Tây Giang nói riêng và đồng bào người Cơ-tu nói chung đều mang đậm những giá trị văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật độc đáo cần được nghiên cứu, bảo tồn, phát huy một cách khoa học và bền vững.
Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám, quốc khánh 2/9 và Ngày truyền thống ngành Văn hóa, từ ngày 19 đến ngày 23/8/2015, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Đoàn nghệ nhân dân tộc Cơ-tu huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã mang đến Thủ đô Hà Nội những tinh hoa văn hóa đặc sắc của người Cơ-tu, với những làn điệu dân ca, dân vũ, âm nhạc , nhạc cụ, lễ hội và các món ăn ẩm thực độc đáo làm say đắm người xem.