Tây Giang – Nét mới trên quê hương anh hùng

Tây Giang luôn chú trọng đến công tác bảo tồn văn hóa bản địa. Ảnh: Khánh Nguyên
Tây Giang luôn chú trọng đến công tác bảo tồn văn hóa bản địa. Ảnh: Khánh Nguyên

Khó ai có thể hình dung chỉ sau 18 năm tái lập (2003 - 2021), diện mạo huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) hoàn toàn đổi khác, từ điện - đường - trường - trạm, cho đến các dịch vụ thương mại và du lịch. Đó là kỳ tích, niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây, cùng chung tay xây dựng cuộc sống mới ấm no, đủ đầy hơn…

Tây Giang – Nét mới trên quê hương anh hùng ảnh 1Đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Tây Giang (Quảng Nam) được tạo điều kiện tốt nhất để an cư lập nghiệp. Ảnh: Khánh Nguyên

Phát huy truyền thống cách mạng, Tây Giang đang nổi lên như một tấm gương sáng của tỉnh Quảng Nam trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc. Ông Arất Blúi - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Tây Giang cho biết, sau khi tái lập, huyện đã triển khai dự án tái định cư cho đồng bào miền núi và cơ bản hoàn thành 115 điểm dân cư tại 63 thôn; tạo nơi ở ổn định cho 4.800 hộ với trên 19.000 người, đạt hơn 90% kế hoạch. Hệ thống giao thông, điện, nước… và các mô hình phát triển sản xuất được triển khai đồng bộ, giúp đồng bào dân tộc ổn định cuộc sống.

Tây Giang – Nét mới trên quê hương anh hùng ảnh 2Tây Giang luôn chú trọng đến công tác bảo tồn văn hóa bản địa. Ảnh: Khánh Nguyên
Tây Giang – Nét mới trên quê hương anh hùng ảnh 3Từ việc canh tác lúa nước trên các sườn núi, đồng bào dân tộc ở huyện Tây Giang có được nguồn lương thực dự trữ đáng kể. Ảnh: Khánh Nguyên

Với sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước qua các Chương trình 135, 30a, huyện đã vận động đồng bào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tổ chức liên kết, thu hút doanh nghiệp đến đầu tư phát triển ngành nghề, hỗ trợ việc làm tại chỗ cho lao động. Đặc biệt, huyện đã hình thành nhiều mô hình kinh tế chủ lực, kinh tế trọng điểm từ cây dược liệu và du lịch văn hóa cộng đồng, sinh thái.

Tây Giang – Nét mới trên quê hương anh hùng ảnh 4Hệ thống trường học, cơ sở giáo dục được quan tâm đầu tư, giúp thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Ảnh: Khánh Nguyên
Tây Giang – Nét mới trên quê hương anh hùng ảnh 5Nghề đan lát vừa tạo công ăn việc làm vừa góp phần phát triển du lịch cộng đồng ở các làng của đồng bào Cơ-tu. Ảnh: Khánh Nguyên

Nhờ có diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn, trải dài khắp các bản làng của đồng bào Cơ-tu, từ A Vương, Bha Lêê, Lăng… cho đến Ch’Ơm, Ga Ry, Tây Giang triển khai nhiều mô hình canh tác, sản xuất nông nghiệp dưới tán rừng. Theo ông Nguyễn Văn Lượm, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, cùng với trồng rừng gỗ lớn, huyện hiện có gần 860 ha cây dược liệu trồng dưới tán rừng. Phát huy giá trị kinh tế rừng, cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 32,53% (năm 2003 là 84,64%).

Tây Giang – Nét mới trên quê hương anh hùng ảnh 6Dưới tán rừng già, nhiều loại dược liệu được trồng xen canh, giúp đồng bào dân tộc ở huyện Tây Giang phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Ảnh: Khánh Nguyên
Tây Giang – Nét mới trên quê hương anh hùng ảnh 7Nhờ làm tốt chính sách bảo vệ rừng, huyện Tây Giang hiện có nhiều cánh rừng tự nhiên với hàng nghìn cây pơmu, lim cổ thụ. Ảnh: Khánh Nguyên

Trong định hướng phát triển của Tây Giang, khai thác tiềm năng kinh tế rừng tiếp tục được quan tâm. Tây Giang còn chú trọng khai thác nông - lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch cộng đồng, kết nối tìm đầu ra cho sản phẩm. Với hướng đi này, Tây Giang kỳ vọng sẽ tạo thêm được nhiều việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc.

Khánh Nguyên

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm