Tạo chuyển biến mạnh từ "học tập" sang "làm theo" Bác ở Lào Cai

Những năm qua, cán bộ, đảng viên ở nhiều địa phương ở Lào Cai đã tạo chuyển biến mạnh từ "học tập" sang "làm theo" Bác, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

potal-nguoi-dan-lao-cai-dong-long-hien-dat-gop-suc-xay-nong-thon-moi-6734297-8628.jpg
Người dân xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng đồng lòng hiến đất để mở rộng đường nông thôn. Ảnh: Hương Thu-TTXVN

Sức mạnh nêu gương

Thấm nhuần lời dạy của Bác “một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”, các cấp ủy tổ chức đảng ở Lào Cai đã thực hiện nghiêm túc quy định nêu gương trong thực thi chức trách, nhiệm vụ theo phương châm: “Trên trước, dưới sau”, “Trong trước, ngoài sau”, “Học đi đôi với làm theo”, xây dựng hình ảnh người cán bộ, đảng viên mẫu mực, có uy tín trong nhân dân, “Nói đi đôi với làm”...

Tại huyện Bảo Thắng, phong trào hiến đất mở đường xây dựng nông thôn mới được người dân nhiệt liệt hưởng ứng có sự đóng góp không nhỏ của các đảng viên nhiệt tình đi trước để nêu gương.

"Mình là đảng viên, mình phải gương mẫu đi trước, làm trước". Với suy nghĩ như vậy, hơn 30 năm làm Trưởng thôn, ông Đỗ Văn Đĩnh và gia đình luôn đi đầu trong mọi phong trào ở thôn Chính Tiến, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng. Trong đợt vận động mở rộng 9km đường từ 3m lên 6m vào năm 2023, gia đình ông đã hiến tới 1.300m2 đất, chặt phá hơn 600 cây quế đã 7 năm tuổi. Từ sự gương mẫu, đi đầu của trưởng thôn, người dân Chính Tiến đã đồng lòng hưởng ứng hiến đất, cây cối hoa màu; hộ ít cũng 100m2 và nhiều nhất 1.400m2.

"Khi bắt đầu thực hiện, chúng tôi họp dân nghe cũng khó khăn lắm, ai cũng xót, nhất là với những hộ có trồng cây quế, cây ăn quả. Chúng tôi họp Chi bộ thống nhất, đảng viên đi trước, làng nước đi sau, lấy các diện tích vườn rừng của các Bí thư chi bộ, Trưởng thôn thực hiện trước. Nhân dân khi được phổ biến như vậy thì rất đồng tình, biểu quyết 100% ủng hộ", ông Đỗ Văn Đĩnh chia sẻ.

Xác định bản thân là đảng viên, là người đứng đầu nên phải gương mẫu đi đầu để quần chúng noi theo, Trưởng thôn Phú Thịnh 2, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng Vũ Thị Liên đã tự nguyện hiến gần 5.000m2 đất, chặt hàng trăm cây quế đã 10 năm tuổi để mở rộng con đường. Noi gương Trưởng thôn, đã có 20 hộ dân trong thôn tình nguyện tham gia hiến trên 15.000m2 đất, chặt bỏ hàng nghìn cây cối, hoa màu trên đất như quế, mỡ và san lấp ao, hồ để hệ thống đường giao thông được hoàn thành. Nhờ vậy, con đường bê tông dài gần 1,5km, mặt đường rộng 7m đã nhanh chóng được hoàn thiện, tiết kiệm được kinh phí giải phóng mặt bằng.

Theo Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Bảo Thắng Nguyễn Quang Úy, học tập và làm theo Bác, các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu. Quan trọng nhất là cán bộ từ huyện đến xã, thôn phải tâm huyết, tận tụy, gương mẫu đi đầu "đảng viên đi trước, làng nước theo sau", có thế thì "nói dân nghe, làm dân tin".

Xác định nội dung đột phá

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tình hình mới, bằng những kế hoạch, chương trình cụ thể, thiết thực, các cấp ủy, địa phương, cơ quan từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực, mang lại lợi ích cho nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh..

Điển hình, Đảng bộ huyện Bảo Thắng đã lựa chọn và thực hiện tốt 3 nhiệm vụ đột phá: Nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng. Về nông nghiệp, nông thôn, huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới và đang phấn đấu 50% số xã nông thôn mới nâng cao; nâng cao chất lượng các vùng sản xuất sản phẩm chủ lực 3 cây, 3 con theo hướng tập trung. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, địa phương hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp và giải quyết khó khăn vướng mắc Khu công nghiệp Tằng Loỏng; tăng cường quản lý đất đai, môi trường đối với các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp; thu hút đầu tư khu tiểu thủ công nghiệp xã Sơn Hà.

Về phát triển kết cấu hạ tầng, huyện Bảo Thắng đã hoàn thành việc xây dựng thị trấn Phố Lu đạt đô thị loại IV; hoàn thiện hạ tầng kết nối giao thông: đường kết nối ga Phố Mới - ga Bảo Hà - Bảo Yên; cầu Làng Giàng; nút giao đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai xuống thị trấn Phố Lu gắn với nâng cấp tỉnh lộ 152 đi Sa Pa; đường Thái Niên - Quốc lộ 70 đi Bắc Hà.

Thành ủy Lào Cai đã chỉ đạo gắn việc học tập với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện hai nhiệm vụ đột phá. Đó là: Xây dựng đô thị văn minh, thân thiện; cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành theo hướng “Chuyên nghiệp - Kịp thời - Hiệu quả”. Trong 3 năm, thành phố tổ chức 15 hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, chỉ đạo giải quyết 248/267 ý kiến; cấp xã, phường tổ chức 288 hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, chỉ đạo giải quyết 1.839/1.934 ý kiến, kiến nghị.

Huyện Bắc Hà lựa chọn khâu đột phá gắn thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU với giải quyết những bức xúc ở địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan đến giải phóng mặt bằng; phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; vệ sinh môi trường nông thôn; cải tạo các tập tục lạc hậu. Kết quả, tình trạng tảo hôn giảm qua các năm; không còn hôn nhân cận huyết. Các tập tục lạc hậu dần được cải tạo xóa bỏ; việc xây dựng nếp sống văn minh trong đồng bào các dân tộc được nâng lên...

Tuy vậy, theo Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Lào Cai Vũ Xuân Cường, trong quá trình thực hiện Nghị quyết, ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị, việc lựa chọn khâu đột phá trong học tập và làm theo Bác gắn với tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề bức xúc, nổi cộm vẫn chưa có hiệu quả chưa rõ nét. Thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cần kiên quyết khắc phục cho được tình trạng nói không đi đôi với làm, tạo ra sự chuyển biến thực chất trong đời sống. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cần sâu sát, hành động quyết liệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, kiểm tra, giám sát việc học tập và làm theo Bác tại cơ quan, địa phương, đơn vị.

Hương Thu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống mới của những cư dân Lào nhập quốc tịch Việt Nam

Cuộc sống mới của những cư dân Lào nhập quốc tịch Việt Nam

Kon Tum là tỉnh có trên 292 km đường biên giới, tiếp giáp nước bạn Lào và Campuchia. Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đã có nhiều người dân Lào sinh sống tại khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum nhập quốc tịch Việt Nam. Chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện để những công dân này an cư, lạc nghiệp, quyết tâm gắn bó và xây dựng quê hương Việt Nam.

Ngày Dân số Việt Nam (26/12): Chuẩn bị hành trang để đón thế hệ vàng

Ngày Dân số Việt Nam (26/12): Chuẩn bị hành trang để đón thế hệ vàng

Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) đã dành thời gian trao đổi với phóng viên TTXVN về những thách thức phải đối mặt trong công tác dân số hiện nay, cũng như việc triển khai các chính sách, chương trình hành động nhằm điều chỉnh mức sinh ở Việt Nam.

Bình ổn thị trường, không lo thiếu hàng cho dịp Tết

Bình ổn thị trường, không lo thiếu hàng cho dịp Tết

Để đảm bảo cho người dân vui Xuân, đón Tết, tỉnh Tuyên Quang đang tập trung triển khai kế hoạch theo dõi, tổng hợp, kiểm tra diễn biến giá cả thị trường và thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm cung ứng hàng hóa, cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Người dân lo lắng trước tình trạng sạt lở bờ sông Dinh

Người dân lo lắng trước tình trạng sạt lở bờ sông Dinh

Cứ hễ mùa mưa lũ đến, người dân ở xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) lại không khỏi lo lắng trước nguy cơ ảnh hưởng, mất an toàn tính mạng và tài sản do sạt lở bờ sông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lo lắng của người dân là bởi trong những năm qua, bờ sông Dinh thường xuyên xảy ra sạt lở. Mới đây nhất, trên 5 km bờ sông này lại tiếp tục sạt lở, lấn sâu vào khu dân cư và đất sản xuất của người dân.

Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025: Đảm bảo thuận lợi, công bằng hơn cho thí sinh

Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025: Đảm bảo thuận lợi, công bằng hơn cho thí sinh

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với điểm khác biệt là thiên về đánh giá năng lực người học thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng như những kỳ thi trước. Vì vậy, việc công bố đề thi tham khảo, quy chế thi, các công tác chuẩn bị khác cho kỳ thi đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện sớm hơn, xa hơn với tinh thần tích cực và kỹ lưỡng.

Áp thấp nhiệt đới gây mưa ở Trung Bộ

Áp thấp nhiệt đới gây mưa ở Trung Bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang di chuyển trên vùng biển ngoài khơi từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu, gây mưa ở Trung Bộ.

Đắk Lắk tìm hướng phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao

Đắk Lắk tìm hướng phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao

Đắk Lắk là một trong những tỉnh có dân số trẻ đang đối diện với những thách thức không nhỏ trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số. Với các giải pháp đồng bộ, địa phương đang từng bước biến thách thức thành cơ hội, tạo đà phát triển bền vững.

Đắk Nông đặt mục tiêu xóa gần 1.800 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Đắk Nông đặt mục tiêu xóa gần 1.800 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Đắk Nông có gần 1.800 hộ dân thuộc diện nghèo đủ điều kiện hỗ trợ về nhà ở. Bên cạnh nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, tỉnh đã phát động nhiều phong trào vận động, bố trí kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ các hộ dân thuộc diện nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát.

“Điểm tựa” của người dân vùng lũ Yên Bái (Bài cuối)

“Điểm tựa” của người dân vùng lũ Yên Bái (Bài cuối)

Yên Bái là tỉnh miền núi với địa hình phức tạp. Mùa mưa thường xảy ra ngập sâu tại vùng trũng, sạt lở đất ở khu vực đồi núi gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Do vậy, để cuộc sống người dân ổn định, tỉnh chủ động những giải pháp căn cơ, lâu dài nhằm giảm tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

“Điểm tựa” của người dân vùng lũ Yên Bái (Bài 1)

“Điểm tựa” của người dân vùng lũ Yên Bái (Bài 1)

Bão số 3 (Yagi) hồi tháng 9 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề chưa từng có trong lịch sử ở Yên Bái. Ngay trong thời khắc khó khăn nhất, luôn có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Sau bão, Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái triển khai “thần tốc” các phương án, giải pháp để nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, sớm phục hồi sản xuất nhằm khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội.

100% số xã của tỉnh Lâm Đồng đã đạt chuẩn nông thôn mới

100% số xã của tỉnh Lâm Đồng đã đạt chuẩn nông thôn mới

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành các quyết định, công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao. Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 5/10 đơn vị cấp huyện và 106/106 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Cơ hội thưởng lãm di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Cơ hội thưởng lãm di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Ngày 25/12, trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) từ ngày 25 đến 28/12/2024.

Thời tiết ngày 25/12/2024: Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thời tiết ngày 25/12/2024: Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10km/h.

Hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên

Hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên

Ngày 24/12, tại xã Phú Mỡ (huyện miền núi Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên), Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông (thuộc Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức trao tặng bò giống và quà Tết Ất Tỵ cho gia đình chính sách, hộ nghèo, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025

Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025

Ngày 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025, để có hành lang pháp lý cho việc tổ chức kỳ thi với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy và học diện rộng trong cả nước, cũng như phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Nhiều hộ nghèo tại Sóc Trăng đón năm mới trong căn nhà Đại đoàn kết

Nhiều hộ nghèo tại Sóc Trăng đón năm mới trong căn nhà Đại đoàn kết

Chiều 24/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết Sóc Trăng (Công ty Xổ số kiến thiết Sóc Trăng) tổ chức Lễ bàn giao 120 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Cháy nhà rông tại thôn Kon Jong (Kon Tum)

Cháy nhà rông tại thôn Kon Jong (Kon Tum)

Ngày 24/12, Ủy ban nhân dân xã Ngọk Réo (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) cho biết, đến khoảng 16 giờ, vụ cháy nhà rông tại thôn Kon Jong đã được lực lượng chức năng dập tắt. Vụ cháy đã khiến ngôi nhà rông bị thiêu rụi hoàn toàn, không có thiệt hại về người.

Lào Cai chủ động, linh hoạt trong phòng, chống rét cho học sinh vùng cao

Lào Cai chủ động, linh hoạt trong phòng, chống rét cho học sinh vùng cao

Những ngày này, tại tỉnh Lào Cai xuất hiện rét đậm, rét hại ảnh hưởng không nhỏ tới người dân, học sinh các trường vùng cao trong tỉnh. Các đơn vị trường học, đặc biệt tại những địa bàn vừa chịu thiệt hại về cơ sở vật chất do bão lũ, sạt lở đã linh hoạt, chủ động triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

Thời tiết ngày 24/12/2024: Ảnh hưởng bão số 10, Trung Bộ và Tây Nguyên có nơi mưa to

Thời tiết ngày 24/12/2024: Ảnh hưởng bão số 10, Trung Bộ và Tây Nguyên có nơi mưa to

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 24/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h. Từ 4 giờ ngày 24/12 đến 4 giờ ngày 25/12, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, với tốc độ khoảng 5-10km/h và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Từ 4 giờ ngày 25/12 đến 4 giờ ngày 26/12, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, với tốc độ khoảng 5-10 km/h và suy yếu dần thành vùng áp thấp.

Đồng bào Công giáo ở Cư Kuin đồng lòng xây dựng quê hương giàu đẹp

Đồng bào Công giáo ở Cư Kuin đồng lòng xây dựng quê hương giàu đẹp

Đắk Lắk là tỉnh có đông đồng bào Công giáo (trên 217.000 người). Đồng bào theo đạo luôn đóng góp tích cực và hiệu quả các phong trào xây dựng quê hương giàu đẹp. Trong đó, Giáo xứ Vinh Hòa (xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin) là một điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo”…, góp phần cùng chính quyền địa phương xây dựng vùng quê giàu mạnh, theo hướng xanh, sạch, đẹp.

Thời tiết ngày 23/12/2024: Trung Bộ và Tây Nguyên mưa lớn

Thời tiết ngày 23/12/2024: Trung Bộ và Tây Nguyên mưa lớn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 113,6 độ Kinh Đông, trên khu vực Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc, với tốc độ 20-25km/h.

Mô hình “Vườn rau gắn kết” của Binh đoàn 15 góp phần giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng bữa ăn, cải thiện cuộc sống. Ảnh: Sơn Tùng

“Thế trận lòng dân” ở vùng biên giới Bắc Tây Nguyên

Đứng chân trên dọc tuyến biên giới dài hơn 251 km, tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia, Binh đoàn 15 đã nỗ lực vượt khó, có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng, an ninh, nhất là “thế trận lòng dân” khu vực biên giới Bắc Tây Nguyên.