Đề án ra đời với kỳ vọng sẽ có tác động tích cực, tổng thể đến kinh tế - xã hội, thủ tục hành chính, vấn đề giới và pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, gia tăng đầu tư nguồn lực của Nhà nước và các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ.
Ông Hà Việt Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Dân tộc cho biết, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có hạ tầng kinh tế xã hội thấp kém, kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp, tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định an ninh chính trị… Nguyên nhân quan trọng là do nguồn lực thực hiện các chính sách dân tộc chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, dẫn đến một số chính sách ban hành nhưng không được phân bổ vốn để thực hiện. Tình trạng này rất phổ biến với nhóm chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng hay nhóm chính sách hỗ trợ vốn hướng tới đối tượng thụ hưởng rộng rãi cần nguồn vốn rất lớn. Điển hình như "Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, phát triển sản xuất và ổn định đời sống cho người dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn, ổn định cuộc sống cho người dân tộc thiểu số di cư tự phát"; Chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các dân tộc thiểu số rất ít người... Theo ông Hà Việt Quân, Đề án được phê duyệt sẽ đảm bảo sự công bằng, công khai và minh bạch, ưu tiên nguồn lực ngân sách đầu tư, hỗ trợ những nơi khó khăn hơn, khắc phục được những bất cập về nguồn lực tài chính phân bổ dàn trải, thiếu tập trung, việc bố trí vốn cho các chính sách sẽ thể hiện rõ tính ưu tiên, chủ động về kinh phí, đảm bảo mục tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt.
Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, Lương Thanh Hải nêu cùng với các vấn đề giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa được hiệu quả; hệ thống giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại; công tác đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập... thì ngân sách Trung ương bố trí cho các vùng núi địa phương thấp là vấn đề tồn tại lớn nhất ở vùng dân tộc thiểu số Nghệ An. Do đó, một trong những điểm mới của Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030 là đưa thêm tiêu chí dân tộc thiểu số và hộ nghèo, cận nghèo dân tộc thiểu số vào tiêu chí phân định. Đồng thời, đưa toàn bộ các xã dân tộc thiểu số biên giới vào các xã đặc biệt khó khăn để tăng đầu tư cho khu vực này. Bên cạnh đó, xác định địa bàn đặc biệt khó khăn ở cấp thôn, bản, xã, huyện, tỉnh, để xác định thôn, bản, xã, huyện, tỉnh vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Từ đó, tập trung nguồn lực để đầu tư đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội cấp xã, cấp huyện như giao thông, thủy lợi, trường lớp học, cơ sở y tế, trụ sở làm việc của xã; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân...
Trưởng ban Dân tộc Lào Cai, Nông Văn Ngọc đề xuất vấn đề xây dựng và phát triển thủy điện nhỏ cần được xem xét thấu đáo trong đề án này; điều chỉnh lại một số chỉ tiêu trong Đề án cho phù hợp hơn với tình hình thực tế như chỉ tiêu về lao động việc làm, giảm nghèo, trạm y tế có bác sĩ ...
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Hoàng Thị Hạnh nhấn mạnh: Đề án được phê duyệt sẽ tạo sự đồng thuận và chuyển biến mạnh mẽ của nhận thức xã hội về lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền. Qua đó, giữ vững ổn định xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh trò chuyện với đồng bào Xa Phó xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai). Ảnh: baolaocai.vn |
Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, Lương Thanh Hải nêu cùng với các vấn đề giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa được hiệu quả; hệ thống giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại; công tác đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập... thì ngân sách Trung ương bố trí cho các vùng núi địa phương thấp là vấn đề tồn tại lớn nhất ở vùng dân tộc thiểu số Nghệ An. Do đó, một trong những điểm mới của Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030 là đưa thêm tiêu chí dân tộc thiểu số và hộ nghèo, cận nghèo dân tộc thiểu số vào tiêu chí phân định. Đồng thời, đưa toàn bộ các xã dân tộc thiểu số biên giới vào các xã đặc biệt khó khăn để tăng đầu tư cho khu vực này. Bên cạnh đó, xác định địa bàn đặc biệt khó khăn ở cấp thôn, bản, xã, huyện, tỉnh, để xác định thôn, bản, xã, huyện, tỉnh vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Từ đó, tập trung nguồn lực để đầu tư đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội cấp xã, cấp huyện như giao thông, thủy lợi, trường lớp học, cơ sở y tế, trụ sở làm việc của xã; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân...
Trưởng ban Dân tộc Lào Cai, Nông Văn Ngọc đề xuất vấn đề xây dựng và phát triển thủy điện nhỏ cần được xem xét thấu đáo trong đề án này; điều chỉnh lại một số chỉ tiêu trong Đề án cho phù hợp hơn với tình hình thực tế như chỉ tiêu về lao động việc làm, giảm nghèo, trạm y tế có bác sĩ ...
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Hoàng Thị Hạnh nhấn mạnh: Đề án được phê duyệt sẽ tạo sự đồng thuận và chuyển biến mạnh mẽ của nhận thức xã hội về lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền. Qua đó, giữ vững ổn định xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Hương Thu