Những chiếc xe chở hàng cứu trợ đầu tiên đã tới Madaya (Ma-đay-a), thị trấn đang bị kẹt trong vòng vây chiến sự ở Syria, trong bối cảnh các nguồn tin cho biết đã có hàng chục người chết đói tại thị trấn này.
Hội Trăng lưỡi liềm Đỏ Syria cho biết 44 xe tải chở lương thực và các hàng viện trợ khác tối 11/1 đã tiến vào thị trấn Madaya hiện do lực lượng nổi dậy kiểm soát, trong khi 21 xe khác cũng đã tới hai ngôi làng Fuaa (Phu-a) và Kafraya (Cáp-ray-a) ở tỉnh Idlib (I-đơ-líp), Tây Bắc Syria, do lực lượng chính phủ kiểm soát và đang bị quân nổi dậy bao vây.
Người phát ngôn Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) Pawel Krzysiek (Pa-oen Cơ-di-xích), người có mặt trên chuyến xe cứu trợ đầu tiên tới Madaya, cho biết “cảm giác đầu tiên (khi tới đây) thực sự rất đau lòng”.
Văn phòng Điều phối Viện trợ nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) đã kêu gọi các bên tham gia cuộc xung đột ở Syria không gây trở ngại và tạo điều kiện cho các đoàn xe cứu trợ vào các khu vực bị phong tỏa. Các nhà ngoại giao tại LHQ ngày 11/1 cho biết khoảng 400 người dân cần được sơ tán khẩn cấp khỏi thị trấn Madaya để chăm sóc y tế. Trong chuyến thăm một bệnh viện ở Madaya mới đây, người đứng đầu OCHA Stephen O'Brien (Xti-phen Âu Brai-ơn) cho biết 400 người dân ở đây bị thiếu ăn nghiêm trọng, bị suy dinh dưỡng và đau ốm, tính mạng bị đe dọa.
Theo Chương trình Lương thực Liên hợp quốc, các đoàn xe cứu trợ sẽ cung cấp đủ lương thực để duy trì sự sống cho hơn 40.000 người trong vòng một tháng. Những chuyến hàng viện trợ thuốc men và nhu yếu phẩm sẽ được chuyển tới sau, dự kiến cũng trong tuần này. ICRC cho biết số thuốc men cũng như các thiết bị phẫu thuật cấp cứu có thể đủ dùng cho 3 tháng.
Kể từ tháng 7/2015, thị trấn vùng biên Madaya, nằm ở phía Bắc thủ đô Damascus, đã bị mắc kẹt trong các cuộc giao tranh giữa quân đội Chính phủ Syria và quân nổi dậy, khiến hoạt động cứu trợ người dân gặp rất nhiều khó khăn. Tuần trước, LHQ thông báo Chính phủ Syria đã chấp thuận cho các tổ chức như Hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi liềm Đỏ của Syria cũng như cơ quan viện trợ LHQ vào Madaya. Lần gần đây nhất Madaya được nhận hàng viện trợ là hồi tháng 10/2015.
Cũng trong tuần trước, LHQ cho biết có báo cáo "đáng tin cậy" về việc hàng chục người chết đói tại Madaya. Tuy nhiên, Đại sứ Syria tại LHQ Bashar Jaafari (Ba-sa Gia-pha-ri) ngày 11/1 đã bác bỏ “thông tin bịa đặt” này, khẳng định không có trường hợp nào bị chết đói ở Madaya. Nhà ngoại giao này cũng cho biết tháng 10 vừa qua, Chính phủ Syria đã đảm bảo rằng tất cả hàng cứu trợ tới Madaya đủ dùng trong hơn 2 tháng.
Trong một diễn biến khác, chính quyền Jordan ngày 11/1 cho biết hiện có khoảng 16.000 người tị nạn Syria đang bị mắc kẹt tại các khu vực sa mạc xa xôi dọc biên giới nước này. Số người tị nạn này đã nhận được các vật dụng cứu trợ như lều bạt, lò sưởi, thực phẩm và thuốc men từ LHQ cùng các tổ chức cứu trợ khác. Tuy nhiên, nhiều người tị nạn đã phải trải qua nhiều tuần hoặc nhiều tháng sống trong tình trạng khủng hoảng nhân đạo. Một trung tâm y tế đã được đưa vào sử dụng tại đây dưới sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và quân đội Jordan.
Theo số liệu thống kê của Jordan, hiện có khoảng 1,4 triệu người Syria đang có mặt trên lãnh thổ Jordan, tương đương 20% dân số của nước này. Trong khi đó, báo cáo của LHQ cho biết cuộc xung đột tại Syria đã làm hơn 250.000 người thiệt mạng, khoảng 4 triệu người đã phải rời bỏ đất nước, và có nguy cơ dẫn tới một cuộc khủng hoảng người tị nạn sắp tới./.
Hội Trăng lưỡi liềm Đỏ Syria cho biết 44 xe tải chở lương thực và các hàng viện trợ khác tối 11/1 đã tiến vào thị trấn Madaya hiện do lực lượng nổi dậy kiểm soát, trong khi 21 xe khác cũng đã tới hai ngôi làng Fuaa (Phu-a) và Kafraya (Cáp-ray-a) ở tỉnh Idlib (I-đơ-líp), Tây Bắc Syria, do lực lượng chính phủ kiểm soát và đang bị quân nổi dậy bao vây.
Người phát ngôn Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) Pawel Krzysiek (Pa-oen Cơ-di-xích), người có mặt trên chuyến xe cứu trợ đầu tiên tới Madaya, cho biết “cảm giác đầu tiên (khi tới đây) thực sự rất đau lòng”.
Xe chở hàng cứu trợ tới khu vực ngoại ô Madaya ngày 11/1. AFP/TTXVN |
Theo Chương trình Lương thực Liên hợp quốc, các đoàn xe cứu trợ sẽ cung cấp đủ lương thực để duy trì sự sống cho hơn 40.000 người trong vòng một tháng. Những chuyến hàng viện trợ thuốc men và nhu yếu phẩm sẽ được chuyển tới sau, dự kiến cũng trong tuần này. ICRC cho biết số thuốc men cũng như các thiết bị phẫu thuật cấp cứu có thể đủ dùng cho 3 tháng.
Người dân Syria chờ hàng cứu trợ ở thị trấn Madaya ngày 11/1. AFP/TTXVN |
Kể từ tháng 7/2015, thị trấn vùng biên Madaya, nằm ở phía Bắc thủ đô Damascus, đã bị mắc kẹt trong các cuộc giao tranh giữa quân đội Chính phủ Syria và quân nổi dậy, khiến hoạt động cứu trợ người dân gặp rất nhiều khó khăn. Tuần trước, LHQ thông báo Chính phủ Syria đã chấp thuận cho các tổ chức như Hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi liềm Đỏ của Syria cũng như cơ quan viện trợ LHQ vào Madaya. Lần gần đây nhất Madaya được nhận hàng viện trợ là hồi tháng 10/2015.
Cũng trong tuần trước, LHQ cho biết có báo cáo "đáng tin cậy" về việc hàng chục người chết đói tại Madaya. Tuy nhiên, Đại sứ Syria tại LHQ Bashar Jaafari (Ba-sa Gia-pha-ri) ngày 11/1 đã bác bỏ “thông tin bịa đặt” này, khẳng định không có trường hợp nào bị chết đói ở Madaya. Nhà ngoại giao này cũng cho biết tháng 10 vừa qua, Chính phủ Syria đã đảm bảo rằng tất cả hàng cứu trợ tới Madaya đủ dùng trong hơn 2 tháng.
Xe chở hàng cứu trợ tới khu vực ngoại ô Madaya ngày 11/1. AFP/TTXVN |
Trong một diễn biến khác, chính quyền Jordan ngày 11/1 cho biết hiện có khoảng 16.000 người tị nạn Syria đang bị mắc kẹt tại các khu vực sa mạc xa xôi dọc biên giới nước này. Số người tị nạn này đã nhận được các vật dụng cứu trợ như lều bạt, lò sưởi, thực phẩm và thuốc men từ LHQ cùng các tổ chức cứu trợ khác. Tuy nhiên, nhiều người tị nạn đã phải trải qua nhiều tuần hoặc nhiều tháng sống trong tình trạng khủng hoảng nhân đạo. Một trung tâm y tế đã được đưa vào sử dụng tại đây dưới sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và quân đội Jordan.
Xe chở hàng cứu trợ tới khu vực ngoại ô Madaya ngày 11/1. AFP/TTXVN |
TTXVN