Theo thông tin từ Quân chủng Phòng không - Không quân, trước diễn biến phức tạp của mưa lũ trên phạm vi toàn miền Bắc, thực hiện lệnh của cấp trên, Trung đoàn 916, Sư đoàn 371 đã xây dựng các phương án sử dụng máy bay, lực lượng cứu hộ, cứu trợ nhân dân vùng lũ.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và phía Nga hoàn tất thủ tục tiếp nhận, bảo quản 100.000 liều vaccine Sputnik Light do Chính phủ Liên bang Nga viện trợ.
Chiều 12/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tổ chức Lễ tiếp nhận 77 tủ lạnh âm sâu có nhiệt độ từ -40 độ C đến -90 độ C, do Hoa Kỳ viện trợ.
Ngày 27/9, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Lễ tiếp nhận 2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức viện trợ cho Việt Nam. Tham dự buổi Lễ về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, đại diện Bộ Y tế và các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế. Về phía Đức có ông Guildo Hildner (Ghi-đô Hin-đờ-nơ), Đại sứ Đức tại Việt Nam và một số cán bộ Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.
Ngày 7/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 296/NQ-UBTVQH15 về việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia đã xuất cấp để viện trợ, cứu trợ và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Ngày 4/9, thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, Chính phủ Đức đã quyết định viện trợ khoảng 2,5 triệu liều vaccine Astra Zeneca để hỗ trợ Việt Nam chống dịch COVID-19. Trước đó, Chính phủ Đức cũng đã thông báo tặng Việt Nam lô trang thiết bị y tế gồm 75 máy thở, 15 màn hình điều trị bệnh và 20.000 máy đo nồng độ oxy. Đây là sự giúp đỡ quý báu và kịp thời, thể hiện tinh thần đoàn kết của Chính phủ và nhân dân Đức đối với Việt Nam trong thời điểm khó khăn và là minh chứng sinh động cho mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Đức đang ở năm thứ 10 (10/2011 - 10/2021).
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 18 giờ ngày 16/6 đến 6 giờ ngày 17/6 , Việt Nam ghi nhận thêm 159 ca mắc COVID-19; trong đó có một ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Khánh Hòa; 158 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (87 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (45), Tiền Giang (11 ca), Bình Dương (7 ca), Bắc Ninh (6 ca), Lạng Sơn (1 ca), Hà Tĩnh (1 ca).
Ngày 13/12, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, để khắc phục hậu quả bão Damrey (bão số 12), trận bão đã gây nhiều thiệt hại tại khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ của Việt Nam đầu tháng 11 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã cung cấp khoản viện trợ nhân đạo trị giá 200 000 Euro, giúp đỡ những người dân chịu nhiều ảnh hưởng nhất.
Ngày 14/9, Mỹ và Israel đã ký kết thỏa thuận viện trợ quân sự trị giá tới 38 tỷ USD, được đánh giá là gói viện trợ lớn nhất trong lịch sử mà Washington dành cho một quốc gia đồng minh.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 6/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma) đã cam kết viện trợ 90 triệu USD cho Lào trong một dự án 3 năm nhằm giúp nước này rà phá hàng chục triệu quả bom chưa nổ do máy bay Mỹ ném xuống từ thời chiến tranh.
Ngày 2/5, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida (Phư-mi-ô Ki-si-đa) đang ở thăm Thái Lan đã công bố sáng kiến viện trợ 750 tỷ yên (tương đương 7 tỷ USD) trong ba năm tới nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực hạ nguồn sông Mekong, bao gồm các nước tiểu vùng sông Mekong như Việt Nam, Lào và Thái Lan.
Theo công bố của Liên hợp quốc (LHQ), trên thế giới hiện có 34 quốc gia, trong đó có 27 quốc gia tại châu Phi, đang cần viện trợ lương thực khẩn cấp do xung đột, hạn hán và lũ lụt hoành hành, tăng thêm một quốc gia so với báo cáo đưa ra cuối năm 2015.
Ngày 11/1, 44 xe chở hàng cứu trợ từ Hội chữ thập đỏ quốc tế, Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Syria, Tổ chức Nông- Lương LHQ đã tới thị trấn Madaya, Syria, nơi hàng chục người được xác nhận đã chết vì đói, 42.000 người bị mắc kẹt đang kêu cứu vì thiếu lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết do giao tranh ác liệt giữa quân đội Chính phủ và phiến quân trong vài tháng qua
Ngày 24/9, tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường về cuộc khủng hoảng di cư ở Brussels (Bỉ), Lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết viện trợ ít nhất 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD) cho người tị nạn tại các nước láng giềng của Syria (như Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan) thông qua các cơ quan LHQ.