Do ảnh hưởng của dòng chảy và điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến tình trạng sạt lở bờ sông Rào Cùng, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế trở nên nghiêm trọng, đe dọa đến tài sản và tính mạng của nhiều hộ dân nơi đây.
Phú Thọ là một trong nhiều địa phương khu vực phía Bắc phải gánh chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra. Mặc dù bão đã qua, nhưng hậu quả của cơn bão khiến hàng nghìn người dân ở Phú Thọ mất ăn, mất ngủ bởi tình trạng sạt lở đất đá, sạt lở bờ sông đang diễn ra ngày một nghiêm trọng.
Những năm qua, tình hình sạt lở bờ sông diễn biến khá phức tạp, gây ảnh hưởng đời sống, tài sản, tính mạng của nhân dân. Trước tình hình này, tỉnh Đồng Tháp tích cực ứng phó, nhất là trong mùa mưa, lũ nhằm giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở gây ra.
Huyện Cái Bè nằm đầu nguồn sông Tiền (tỉnh Tiền Giang) có sông, rạch chằng chịt, thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt và sạt lở, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, đời sống nhân dân.
Hàng chục hộ dân sống hai bên bờ sông Ngàn Mọ, đi qua địa bàn xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đang đối mặt với nỗi lo sạt lở, gây mất an toàn cho người và tài sản, đặc biệt là khi đang cao điểm mùa mưa lũ như hiện nay.
Mỗi khi bước vào mùa mưa bão, nhiều hộ dân sinh sống ở vùng thấp trũng, ven sông Phước Giang đoạn qua huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi lại canh cánh nỗi lo sạt lở bờ sông.
Sông Vĩnh Định đoạn qua xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị có nhiều cồn cát nổi ở giữa sông được hình thành trong nhiều năm qua. Những cồn cát nổi này đã làm thay đổi dòng chảy, gây ra tình trạng sạt lở bờ sông.
Năm 2024, tỉnh Quảng Trị dành 120 tỷ đồng để thực hiện ba dự án khắc phục khẩn cấp các bờ sông sạt lở và đê ngăn lũ bị hư hỏng, đảm bảo an toàn và ổn định cuộc sống người dân.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông Thâu Râu (xã Mỹ Long Nam), sông Vinh Kim (xã Vinh Kim), kênh Mương Khai (xã Long Sơn), huyện Cầu Ngang.
Mưa lớn kéo dài trong 10 ngày qua tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đã khiến tình trạng sạt lở bờ sông diễn biến phức tạp hơn, đe dọa đến cuộc sống và sản xuất của nhiều hộ dân ở khu vực ven sông.
Chiều 28/8, trong cuộc họp với các bộ liên quan về bố trí nguồn vốn cho các dự án phòng, chống sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao 13 địa phương và các bộ, ngành đã có đề xuất kịp thời xử lý hậu quả sạt lở bờ sông, bờ biển do biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội, đời sống, tài sản, tính mạng của người dân.
Ngày 23/8, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai do ông Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy viên Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đã đến tỉnh Bến Tre, kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai năm 2023.
Ngày 17/8, đại diện Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ 750 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 để đầu tư hoàn thiện tuyến kè bờ sông Thạch Hãn đoạn qua thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong chiều dài 14,5 km nhằm ứng phó tình trạng sạt lở bờ sông, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, nhà nước.
Ngày 17/8, tại thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), Đoàn công tác liên ngành Trung ương do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp làm Trưởng đoàn đã tổ chức Hội nghị đánh giá mức độ sạt lở bờ sông, bờ biển ở 5 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Long An và Tiền Giang.
Ngày 21/6, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn tỉnh Vĩnh Long cho biết, trên địa bàn xã Hòa Tịnh, huyện Mang Thít vừa xảy ra vụ sạt lở bờ sông. Đoạn sạt lở có chiều dài khoảng 30m, ăn sâu vào bờ 4-6m thuộc tuyến sông Bình Hòa, thuộc ấp Bình Tịnh A, xã Hòa Tịnh.
Chiều 9/6, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long cho biết, trên địa bàn huyện Long Hồ vừa xảy ra 2 vụ sạt lở đất bờ sông làm ảnh hưởng đến đời sống hơn 30 hộ dân.
Tối 24/5, ông Lương Huy Khanh, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự tỉnh An Giang cho biết: Từ ngày 21 - 24/5, tỉnh ghi nhận 3 vụ sạt lở đất bờ sông, rạch xảy ra trên địa bàn hai huyện Chợ Mới, Châu Phú, với tổng chiều dài 125 m.
Thời gian qua, ở nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Nam Bộ đã xảy ra tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, gây ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống người dân.
Sạt lở nghiêm trọng bờ sông Cây Bứa đoạn qua thôn Năng Tây 2, xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng ngãi khiến nhiều diện tích đất ở, đất sản xuất của người dân bị đổ ập xuống lòng sông.
Tình trạng sạt lở bờ sông Hà Thanh, đoạn qua xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định ngày càng diễn ra nghiêm trọng, khiến hàng nghìn hộ dân sống dọc hai bên bờ sông nơm nớp nỗi lo mất nhà cửa, mất đất sản xuất, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Biến đổi khí hậu và khai thác cát trái phép được cho là nguyên nhân chính khiến bờ của các con sông ở tỉnh Quảng Trị bị sạt lở ngày càng trầm trọng, nhất là vào mùa mưa lũ từ tháng 9 - 11 hàng năm. Tình trạng này không chỉ gây mất đất sản xuất, đất ở, làm hư hỏng công trình của Nhà nước và cộng đồng, mà còn ảnh hưởng đến tính mạng của người dân. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên nguồn lực để tỉnh ứng phó với sạt lở bờ sông còn hạn chế.
Đồng Tháp đang vào mùa mưa kết hợp với lũ từ thượng nguồn đổ về khiến tình hình sạt lở bờ sông thêm phức tạp. Tại Đồng Tháp đã xảy ra nhiều vụ sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất của người dân.
Vào khoảng 22 giờ 30 ngày 16/10, sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra tại bờ sông Thạch Hãn (đoạn qua địa bàn thôn Như Lệ, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị), một ngôi nhà bị đổ sập hoàn toàn, hai nhà khác bị hư hại. Các lực lượng chức năng đã trắng đêm hỗ trợ người dân đồng thời tìm kiếm một người bị mất tích.
Theo đánh giá của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn tỉnh Tiền Giang, trong 9 tháng năm 2022, một số loại hình thiên tai như xâm nhập mặn, triều cường, lốc xoáy, sạt lở bờ sông, kênh, rạch thường xảy ra, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh.
Ngày 27/4, ông Phạm Tấn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông nguy hiểm trên địa bàn huyện Cù Lao Dung. Cụ thể, khu vực sạt lở bờ sông Hậu thuộc địa bàn xã An Thạnh Đông và xã Đại Ân 1 huyện Cù Lao Dung.
Tỉnh Quảng Trị đã và đang dành nguồn lực để khắc phục khẩn cấp tình trạng bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự an toàn và sinh kế của người dân.
Giai đoạn từ năm 2019 – 2030, tỉnh Quảng Trị cần đến 990 tỷ đồng để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển; trong đó từ năm 2019 – 2020 cần 273 tỷ đồng để xử lý khẩn cấp các vị trí sạt lở bờ sông, bờ biển đặc biệt nguy hiểm, các năm tiếp theo cần 717 tỷ đồng.