Để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, tỉnh Quảng Trị ưu tiên huy động nguồn kinh phí để xây dựng kè, di dời và tái định cư các hộ dân, lập bản đồ cảnh báo. Thống kê đến giữa tháng 10/2019, tỉnh Quảng Trị có gần 125 km bờ sông, bờ biển bị sạt lở chưa được xây dựng kè; trong đó có 19 km sạt lở đặc biệt nguy hiểm, 70 km sạt lở nguy hiểm, còn lại sạt lở bình thường. Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển diễn ra tại nhiều địa phương trong tỉnh với diễn biến rất phức tạp, tốc độ xói lở nhanh và hướng sạt lở thường xuyên thay đổi. Nguyên nhân là do các cơn bão, mưa lớn, lũ lụt xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng lớn, đã gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông và cuốn trôi nhiều khu vực dọc bờ biển.
Sạt lở bờ biển đặc biệt nguy hiểm nhất hiện nay là tuyến bờ biển đoạn qua thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh dài trên 2.000m, trong đó có 500m đã được xây kè nhưng bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khu dân cư có 250 hộ dân. Ngoài ra, còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cửa thông ra biển của Địa đạo Vịnh Mốc, gây hư hỏng Khu di tích lịch sử Quốc gia Đặc biệt Địa đạo Vịnh Mốc. Bờ biển Vịnh Mốc bị sạt lở từ năm 2006 đến nay, do thường xuyên chịu tác động của xâm thực biển. Để khắc phục sạt lở bờ biển và kè biển Vịnh Mốc, tỉnh Quảng Trị cần đến 125 tỷ đồng. Tương tự, bờ biển đoạn qua các thôn: Thái Lai, Tân Mạch, Thử Luật, Tân Hòa thuộc xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh dài 3.000m cũng đang trong tình trạng sạt lở nguy hiểm và cần đến 90 tỷ đồng để khắc phục.
Sạt lở đặc biệt nguy hiểm bờ sông cũng đã và đang diễn ra tại nhiều vị trí. Theo đó, bờ sông Thạch Hãn có các vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm: Đoạn qua thôn Trà Liên Đông, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong dài 500m; đoạn qua thôn Đại Lộc và Đâu Kênh, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong dài 1.000m; đoạn qua phường An Đôn, thị xã Quảng Trị dài 700m. Bờ sông Vĩnh Định có các vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm: Đoạn từ hạ lưu tràn An Tiêm đến cầu Ba Bến, thị xã Quảng Trị dài 800m; đoạn qua hai xã Triệu Tài và Triệu Trung, huyện Triệu Phong dài 600m.
Sạt lở bờ biển đặc biệt nguy hiểm nhất hiện nay là tuyến bờ biển đoạn qua thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh dài trên 2.000m, trong đó có 500m đã được xây kè nhưng bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khu dân cư có 250 hộ dân. Ngoài ra, còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cửa thông ra biển của Địa đạo Vịnh Mốc, gây hư hỏng Khu di tích lịch sử Quốc gia Đặc biệt Địa đạo Vịnh Mốc. Bờ biển Vịnh Mốc bị sạt lở từ năm 2006 đến nay, do thường xuyên chịu tác động của xâm thực biển. Để khắc phục sạt lở bờ biển và kè biển Vịnh Mốc, tỉnh Quảng Trị cần đến 125 tỷ đồng. Tương tự, bờ biển đoạn qua các thôn: Thái Lai, Tân Mạch, Thử Luật, Tân Hòa thuộc xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh dài 3.000m cũng đang trong tình trạng sạt lở nguy hiểm và cần đến 90 tỷ đồng để khắc phục.
Sạt lở đặc biệt nguy hiểm bờ sông cũng đã và đang diễn ra tại nhiều vị trí. Theo đó, bờ sông Thạch Hãn có các vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm: Đoạn qua thôn Trà Liên Đông, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong dài 500m; đoạn qua thôn Đại Lộc và Đâu Kênh, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong dài 1.000m; đoạn qua phường An Đôn, thị xã Quảng Trị dài 700m. Bờ sông Vĩnh Định có các vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm: Đoạn từ hạ lưu tràn An Tiêm đến cầu Ba Bến, thị xã Quảng Trị dài 800m; đoạn qua hai xã Triệu Tài và Triệu Trung, huyện Triệu Phong dài 600m.
Nguyên Lý