Tại huyện Trần Văn Thời, sau khi nhận đất rừng, hàng trăm hộ dân triển khai mô hình sản xuất xen canh trồng các loại cây ăn trái như xoài, mận, ổi, đu đủ, mãng cầu… trên đất rừng và cho thu nhập từ 30 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Văn Hành, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời chia sẻ, nhờ trồng nhiều loại cây ăn trái mà từ năm 2013 trở lại đây, gia đình ông có thu nhập 50 triệu đồng/năm và đã thoát nghèo. "Sản xuất xen canh trên đất rừng tuy không làm giàu nhanh nhưng bền vững, không gây ô nhiễm mà còn thân thiện với môi trường", ông Hành nhận xét.
Ở huyện Thới Bình hiện cũng có hàng trăm hộ dân tổ chức sản xuất xen canh; trong đó vừa tổ chức nuôi cá đồng trên đất rừng, vừa tổ chức chăn nuôi gia súc gia cầm quy mô hộ gia đình cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ với bình quân thu nhập khoảng 50 triệu đồng/hộ/năm. Theo người dân địa phương, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên đất rừng là mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của nông dân nông thôn, mang tính bền vững, không gặp rủi ro như nuôi tôm.
Lâm phần rừng tràm U Minh Hạ tỉnh Cà Mau có tổng diện tích khoảng 60.000 ha; trong đó gần 40.000 ha có cây rừng. Đây là vùng nước ngọt quanh năm. Rừng U Minh Hạ tập trung ở 3 huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời. Từ trước đến nay bà con nông dân có truyền thống gắn bó với rừng, sản xuất nông nghiệp nên có một bộ phận người dân điều kiện kinh tế còn gặp khó khăn. Nay với cơ chế mới, cộng với tinh thần lao động cần mẫn trong lao động sản xuất, đời sống người dân được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng là một hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng ./.
Ông Nguyễn Văn Hành, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời chia sẻ, nhờ trồng nhiều loại cây ăn trái mà từ năm 2013 trở lại đây, gia đình ông có thu nhập 50 triệu đồng/năm và đã thoát nghèo. "Sản xuất xen canh trên đất rừng tuy không làm giàu nhanh nhưng bền vững, không gây ô nhiễm mà còn thân thiện với môi trường", ông Hành nhận xét.
Ảnh minh họa |
Ở huyện Thới Bình hiện cũng có hàng trăm hộ dân tổ chức sản xuất xen canh; trong đó vừa tổ chức nuôi cá đồng trên đất rừng, vừa tổ chức chăn nuôi gia súc gia cầm quy mô hộ gia đình cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ với bình quân thu nhập khoảng 50 triệu đồng/hộ/năm. Theo người dân địa phương, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên đất rừng là mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của nông dân nông thôn, mang tính bền vững, không gặp rủi ro như nuôi tôm.
Lâm phần rừng tràm U Minh Hạ tỉnh Cà Mau có tổng diện tích khoảng 60.000 ha; trong đó gần 40.000 ha có cây rừng. Đây là vùng nước ngọt quanh năm. Rừng U Minh Hạ tập trung ở 3 huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời. Từ trước đến nay bà con nông dân có truyền thống gắn bó với rừng, sản xuất nông nghiệp nên có một bộ phận người dân điều kiện kinh tế còn gặp khó khăn. Nay với cơ chế mới, cộng với tinh thần lao động cần mẫn trong lao động sản xuất, đời sống người dân được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng là một hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng ./.
TTXVN