Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ năm 2025. Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội.
Cùng với trăm hoa khoe sắc, các tiểu cảnh ngày Xuân được trang trí, nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk hồ hởi, phấn khởi đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với khát vọng về một năm mới đủ đầy, vui tươi, đất nước phồn vinh, phát triển.
Không khí đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang rộn ràng trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Tại Bình Phước, những khu dân cư biên giới từng bước vượt lên mọi khó khăn và sẵn sàng đón Tết ấm áp và đầy đủ hơn.
Tỉnh Đắk Lắk có 4 xã biên giới thuộc hai huyện Buôn Đôn và Ea Súp. Những ngày cận kề Tết Nguyên đán Giáp Thìn, các hoạt động vui Xuân, đón Tết của đồng bào các dân tộc nơi biên cương của Tổ quốc luôn có “bóng dáng” của bộ đội biên phòng. Nhờ vậy, mùa xuân nơi đây không chỉ có mai vàng, đào thắm… mà còn chan chứa tình cảm, sự quan tâm của Bộ đội biên phòng, góp phần mang không khí Tết đến từng ngõ nhỏ, từng mái nhà.
Sáng 11/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2023. Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự và phát biểu lễ khai mạc...
Sáng 11/02/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2023. Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự và phát biểu...
Những năm gần đây, đời sống của đồng bào Xê-đăng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) được cải thiện nhiều nhờ cây sâm Ngọc Linh. Đến với vùng đất được mệnh danh là “thánh địa” của loài sâm quý này, không khí ngày xuân đang tràn ngập trên khắp các nẻo đường và trong mỗi ngôi nhà của đồng bào Xê-đăng...
Xuân đang về trên khắp đất trời. Người người chào Xuân với những mong ước, kỳ vọng vào măm mới tốt lành, yên ấm. Tại bản người Dao Xuân Thắng, ở xã vùng cao Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, sắc Xuân đã ngập tràn khắp bản làng, người người rộn ràng chuẩn bị đón Tết.
Do đặc thù khí hậu miền núi cao, lạnh hơn so với đồng bằng nên mùa xuân dường như cũng đến muộn hơn trên miền đất biên cương Cao Bằng. Bởi thế mà dù đã gần cuối tháng 2 âm lịch, sắc hoa xuân vẫn còn rực rỡ khắp đất trời vùng cao biên giới.
Xuân mới đang về, đồng bào Khmer ở huyện Tri Tôn (An Giang) vui mừng, phấn khởi không chỉ vì tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, đời sống người dân được chăm lo chu đáo mà hơn hết đó là sự khởi sắc trên từng phum sóc, xóm làng…
Cứ vào dịp năm mới, cùng với lễ hội đâm trâu truyền thống, đồng bào Cơ-tu ở làng Bhơ Hôồng, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang (Quảng Nam) lại quây quần bên nhau vui Tết chung cộng đồng, chào đón năm mới trong không gian lễ hội truyền thống đặc sắc…
Chỉ còn hơn nửa tháng là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Những ngày giáp Tết, đặt chân tới ấp Lân Đông, xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre – nơi được mệnh danh là vương quốc hoa giấy, sắc hoa giấy rực rỡ đua nhau khoe màu trong nắng, đỏ rực cả một vùng, đẹp và bắt mắt đến mê mẩn, ngỡ ngàng.
Tỉ lệ bao phủ tiêm vaccine phòng COVID-19 ngày càng cao, nhiều địa phương trọng điểm về du lịch đã trở về "vùng xanh" (cấp độ nguy cơ thấp) trong phòng, chống dịch COVID-19 đã giúp nhiều du khách an tâm tìm hiểu, sớm đặt tour, lên kế hoạch cho hành trình trong dịp Tết Nguyên đán với mong muốn có chuyến du lịch thuận lợi, tạo năng lượng tích cực cho năm mới.
Xây dựng nông thôn mới tại Hậu Giang đang góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh; kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi ngày càng được đầu tư cơ bản, đồng bộ và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Người dân nơi đây đang phấn khởi, chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc trong sắc xuân phát triển, đổi mới của làng xã, quê hương nông thôn mới.
Những ngày cuối năm 2019, phố xá đô thị Ngã Bảy (Hậu Giang) muôn nơi rộn ràng mùa xuân mới. Dưới sông Cái Côn, ghe thuyền đậu san sát trao đổi hàng hóa. Trên trục đường Bạch Đằng, những chiếc xe tải nối đuôi nhau chở hàng phục vụ Tết.
Trong 2 ngày 12 và 13/2/2019 (tức các ngày mùng 8 và 9 Tết Kỷ Hợi) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2019.
Còn vài ngày nữa sẽ bước sang năm Kỷ Hợi 2019, khắp các điểm đảo ở Trường Sa, sắc Xuân đã ngập tràn, len lỏi theo những bước chân tuần tra của các chiến sĩ Hải quân. Như nguồn cội bắt đầu một sự sống, mùa Xuân ở Trường Sa luôn đến sớm hơn đất liền, chất chứa hương quê, căng tràn sức trẻ và chứa chan niềm tin yêu.
Cách đây hơn 3 năm, tại Tiểu khu 119, thuộc thôn Hai Căn, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập (Bình Phước), cách trung tâm tỉnh Bình Phước gần 100 km là vùng đất trống. Từ năm 2015 đến nay, mảnh đất ấy đã và đang “thay da, đổi thịt” từng ngày trong sự vui mừng của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo cũng như chính quyền địa phương.
Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới, sáng 4/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Đinh Dậu), tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2017. Đây là hoạt động nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Cứ mỗi độ Xuân về, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình áo mới đón mừng một khởi đầu mới. Và như đã quen, những ngày này, người dân Thủ đô lại tìm về những phố, chợ hoa... để mua về cho ngôi nhà của mình hương sắc ngày Xuân chuẩn bị chào đón năm mới với những ước vọng mới. Bên cạnh những chợ hoa vốn rất quen thuộc như Quảng Bá, Hàng Lược... phố Hoàng Hoa Thám lại hút mắt người xem hơn cả với những loại cây, hoa đủ màu sắc, phục vụ nhu cầu người dân vào dịp Tết Đinh Dậu 2017.
Những ngày đầu năm, khi sắc xuân đang ngập tràn từng bản làng, ngõ xóm, chúng tôi về thăm xã Minh Tâm (Nguyên Bình) và Trường Hà (Hà Quảng) - 2 xã đầu tiên của tỉnh Cao Bằng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2015. Đi trên những con đường trải nhựa, bê tông sạch sẽ, kiên cố, lòng chúng tôi trào dâng niềm phấn khởi trước diện mạo đổi thay của những miền quê nghèo khó năm nào, giờ đang vươn lên đến sự ấm no, sung túc. Đó chính là sức mạnh tổng hợp của ý Đảng, lòng dân. Mùa xuân năm nay về trên 2 mảnh đất giàu truyền thống cách mạng khác hẳn so với những xuân qua...
Những năm gần đây, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, các vùng tập trung đông đồng bào Chăm sinh sống ở Bình Thuận đã được ưu tiên nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện lưới quốc gia và nhiều công trình phúc lợi phụcvụ sản xuất, sinh hoạt, học tập, chăm sóc sức khỏe.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2015, trên nhiều bản làng vùng cao của tỉnh Sơn La, những cây hoa đào đã bắt đầu bung nở, khoe sắc chào đón mùa xuân đang đến gần. Hoa đào ở vùng cao Sơn La thuộc giống đào rừng, cánh hoa dày và có màu hồng phấn nhẹ nhàng, tạo nên bức tranh đầy sắc xuân ở những bản làng vùng cao.
Dạo bước trên những con đường ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc những ngày này, ai cũng cảm nhận rõ không khí đón Tết cổ truyền. Tất cả các con đường đều được trang trí đèn hoa, pa nô, ách phích đón chào mùa Xuân mới, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc thành công.