Sắc xuân ở huyện miền núi Tri Tôn

Một góc thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn nhìn từ trên cao. Ảnh: Công Mạo
Một góc thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn nhìn từ trên cao. Ảnh: Công Mạo

Xuân mới đang về, đồng bào Khmer ở huyện Tri Tôn (An Giang) vui mừng, phấn khởi không chỉ vì tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, đời sống người dân được chăm lo chu đáo mà hơn hết đó là sự khởi sắc trên từng phum sóc, xóm làng…

Sắc xuân ở huyện miền núi Tri Tôn ảnh 1Một góc thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn nhìn từ trên cao. Ảnh: Công Mạo

Với 1.000 m2 đất trồng xoài, đu đủ nằm dưới chân núi Cô Tô, đường sá xuống cấp nghiêm trọng, gia đình ông Chau Si ở ấp Tô Thuận, xã Núi Tô từng gặp nhiều khó khăn trong đi lại và tiêu thụ nông sản. Nhưng kể từ khi huyện Tri Tôn xây dựng tuyến đường nối từ hồ Soài So qua hồ Soài Chek, ông đã cùng hơn 130 hộ dân tình nguyện hiến đất, góp tiền hỗ trợ đơn vị thi công. Khi tuyến đường hoàn thành, bà con trong ấp rất vui mừng, phấn khởi. Từ đây, thương lái có thể đến tận vườn thu mua, vừa giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, vừa giúp tăng đáng kể thu nhập cho người dân.

Sắc xuân ở huyện miền núi Tri Tôn ảnh 2Vào dịp lễ Tết, đồng bào Khmer ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn lại cùng nhau gói bánh Kà tum để bán, góp phần nâng cao thu nhập. Ảnh: Công Mạo
Sắc xuân ở huyện miền núi Tri Tôn ảnh 3Mô hình trồng dưa leo trong nhà lưới kết hợp với pin năng lượng mặt trời của hộ ông Châu Hon, người Khmer ở xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Công Mạo

Cũng nhờ cách làm này, Tri Tôn đã nâng cấp được nhiều tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn. Không chỉ tạo thuận lợi cho người dân lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hệ thống giao thông hoàn thiện còn giúp du khách có thể thỏa thích khám phá Tà Pạ, hồ Soài Chek, Soài So, đồi Tức Dụp, cùng nhiều cảnh đẹp hùng vĩ của dãy Thất Sơn…

Sắc xuân ở huyện miền núi Tri Tôn ảnh 4Môn thể thao dù lượn ở khu vực Núi Tô là một trong những sản phẩm du lịch mới, góp phần thúc đẩy huyện Tri Tôn phát triển kinh tế. Ảnh: Công Mạo
Sắc xuân ở huyện miền núi Tri Tôn ảnh 5Đua bò Bảy Núi - một trong những lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer ở huyện Tri Tôn luôn thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Ảnh: Công Mạo

Để nâng cao đời sống người dân, Tri Tôn còn chú trọng xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Theo ông Nguyễn Văn Văn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn, đến nay, nhiều mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình ứng dụng hệ thống tưới phun tự động trên vườn mít xã Châu Lăng; mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây cam, xoài, na giống Thái… tại các xã Tân Tuyến, Lê Trì, Lương Phi, An Tức, Ô Lâm… Đặc biệt, phía dưới hồ Soài Chek, người dân đã chủ động áp dụng các mô hình vườn đồi, kết hợp chăn nuôi gà thả vườn theo hướng VietGAP. Tri Tôn đã có 2 sản phẩm gạo ST 24 plus và ST 25* 17 acid amin đạt chuẩn OCOP 2 sao cấp huyện; 1 sản phẩm tinh dầu chúc được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021.

Sắc xuân ở huyện miền núi Tri Tôn ảnh 6Cán bộ nông nghiệp xã Núi Tô, huyện Tri Tôn giới thiệu về tính hiệu quả khi chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây đậu phộng (cây lạc) đối với diện tích canh tác ở vùng cao, thiếu nước sản xuất. Ảnh: Công Mạo
Sắc xuân ở huyện miền núi Tri Tôn ảnh 7Sơ chế chuối cấy mô xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn. Ảnh: Công Mạo

Năm 2021, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19 nhưng Tri Tôn đã thu hút được 7 dự án đầu tư. Nổi bật trong đó có Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao của Tập đoàn TH tại hai xã Vĩnh Gia và Vĩnh Phước, tổng mức đầu tư 2.655 tỷ đồng.

Xuân mới đang về, chính quyền và người dân Tri Tôn vui mừng, phấn khởi với những thành quả đã đạt được, cùng hướng tới một tương lai đầy hứa hẹn trên mảnh đất huyền thoại này.

Công Mạo

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm