Ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang vừa ký quyết định phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025.
UBND tỉnh An Giang vừa có Quyết định số 2107/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch "Vùng sản xuất, chế biến thốt nốt theo hướng hữu cơ đến năm 2025 định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh với mục tiêu hình thành vùng sản xuất thốt nốt theo hướng hữu cơ và phát triển chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ thốt nốt hữu cơ phục vụ nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Theo định hướng của tỉnh An Giang, đến năm 2030 tỉnh sẽ hình thành vùng sản xuất thốt nốt hữu cơ tại 2 huyện biên giới Tri Tôn và Tịnh Biên; tập trung phát triển các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ thốt nốt hữu cơ phục vụ nhu cầu trong nước, hướng đến xuất khẩu.
An Giang có 29 dân tộc, trong đó có 4 dân tộc chủ yếu là Kinh, Khmer, Hoa và Chăm. Dân tộc Khmer là cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên vùng đất này, tập trung đông nhất ở 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên; sở hữu kho tàng di sản văn hóa đặc sắc và đa dạng.
Xuân mới đang về, đồng bào Khmer ở huyện Tri Tôn (An Giang) vui mừng, phấn khởi không chỉ vì tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, đời sống người dân được chăm lo chu đáo mà hơn hết đó là sự khởi sắc trên từng phum sóc, xóm làng…
Vùng đất Bảy núi thuộc địa phận hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên của tỉnh An Giang được coi là xứ sở của thốt nốt. Từ bao đời nay, cây thốt nốt đã gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Bảy Núi, nhất là bà con người dân tộc Khmer.
Ngày 6/4, Đoàn công tác của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết cổ truyền Chôl Chhnăm Thmây năm 2021của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang.
Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang vừa phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy Hội đua bò Bảy Núi với mục tiêu nâng tầm Hội đua bò Bảy Núi thành Hội đua bò quốc tế.
Gần 11 năm qua, hình ảnh những người bác sĩ mang quân hàm xanh ở Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia thuộc xã Vĩnh Gia - một trong những xã biên giới nghèo của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, đã in đậm trong tâm trí nhân dân nơi đây. Bằng những việc làm tận tụy, thiết thực, các anh đã nhân lên niềm tin, tô thắm tình quân dân, tình đoàn kết, hữu nghị bền vững với nước láng giềng ở miền biên cương Tổ quốc.
Trong tiết trời ấm áp của những ngày Xuân, các phum, sóc trên địa bàn huyện miền núi Tri Tôn tỉnh An Giang như khoác lên mình chiếc áo mới. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày một đi lên, các thiết chế văn hóa được giữ gìn và phát huy… Có được thành quả ấy, ngoài sự chăm lo của Đảng và Nhà nước còn phải kể đến sự nỗ lực phấn đấu của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Tri Tôn trong việc chung tay xây dựng phum, sóc, quê hương giàu đẹp.
Thốt nốt là cây đặc trưng gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang. Do đặc thù thổ nhưỡng, ở An Giang, chỉ có hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên có nghề nấu đường thốt nốt. Mùa nấu đường bắt đầu vào tháng 11 Âm lịch đến đầu mùa mưa năm sau.
An Giang có văn hóa ẩm thực độc đáo với sự giao thoa của các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa. Đặc biệt, khi đến vùng biên thùy Thất Sơn, có những đặc sản nếu du khách bỏ qua thì sẽ rất tiếc.
Tỉnh An Giang đang bước vào mùa khô, thời tiết khô hanh, nắng hạn kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn một số huyện, thành phố miền núi như Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên và Châu Đốc. Ngành nông nghiệp tỉnh nâng cấp cảnh báo cháy rừng tăng lên cấp độ IV, cấp nguy hiểm, có khả năng cháy lớn.
An Giang không chỉ nổi tiếng với phong cảnh nên thơ, hữu tình mà ẩm thực nơi đây cũng rất phong phú, đa dạng. Nổi bật trong số đó là món bọ cạp vùng Bảy Núi được xem là đặc sản ngon trứ danh mà bất cứ du khách nào một lần đi du lịch qua đây cũng nên nếm thử.
Ngày 23-1-2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyết định công bố Danh mục 11 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có “Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer” thuộc loại hình “Tri thức dân gian” tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (tỉnh An Giang).