
Lễ hội Am Chúa - độc đáo nét văn hóa cổ truyền tại Khánh Hòa
Ngày 29/3 (tức ngày 1/3 Âm lịch), Lễ hội Am Chúa năm 2025 đã khai mạc tại Khu di tích quốc gia Am Chúa, trên núi Đại An, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 29/3 (tức ngày 1/3 Âm lịch), Lễ hội Am Chúa năm 2025 đã khai mạc tại Khu di tích quốc gia Am Chúa, trên núi Đại An, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Theo quy hoạch, huyện Khánh Sơn được định hướng phát triển theo mô hình tiểu đô thị sinh thái núi rừng, ưu tiên phát triển và xây dựng các đô thị có mật độ cây xanh sinh thái cao, thân thiện với thiên nhiên, tận dụng lợi thế về điều kiện khí hậu và hệ thống rừng đặc trưng.
Sau hơn một thập kỷ triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Khánh Hòa đã để lại dấu ấn trên nhiều lĩnh vực, giúp thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng sống của người dân; cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng địa phương.
Khánh Hòa là tỉnh duyên hải thuộc vùng Nam Trung Bộ, từ lâu được mệnh danh là xứ sở "rừng trầm, biển yến", nơi hội tụ cả ba vịnh biển đẹp, có giá trị rất lớn về nhiều mặt, là Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh; có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội để trở thành một tỉnh nông thôn mới giàu đẹp.
Chiều 13/3, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Quỹ học bổng Vừ A Dính, Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu” và các nhà hảo tâm trao 290 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho học sinh là con em của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng đang công tác tại Vùng 4, Lữ đoàn 189, Lữ đoàn 954, Trung đoàn 196 và Nhà máy X52.
Ngày 7/3, tại thành phố Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ công bố và phát động triển khai Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững; đồng thời, khẳng định vị thế tiên phong của tỉnh trong lĩnh vực nuôi biển công nghệ cao.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính định hướng tài nguyên rõ rệt. Hiệu quả hoạt động của ngành du lịch cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng tài nguyên, môi trường du lịch. Đối với tỉnh Khánh Hòa, tài nguyên biển, đảo và nền văn hóa biển, đảo được tích lũy lâu đời đã trở thành “chìa khóa” để khai mở, tạo dựng được vị thế là một trong những trung tâm du lịch biển, đảo của cả nước và cũng là điểm đến yêu thích của du khách quốc tế lâu nay.
Giai đoạn 2022-2025, Khánh Sơn là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa nằm trong danh sách huyện nghèo của cả nước. Thời gian qua, địa phương nỗ lực vượt bậc, đạt tiêu chí thoát khỏi huyện nghèo trong năm 2024 - về đích sớm hơn một năm so với Nghị quyết số 24 - NQ/TU ngày 11/7/2022 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.
Sau những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngư dân Khánh Hòa lại hối hả ra khơi với mong muốn một năm mới bội thu và thực hiện tốt các quy định của châu Âu về chống khai thác IUU. Những chuyến tàu đầu tiên trở về với cá ngừ vây vàng mắt to đầy ắp đã mang đến tín hiệu vui. Tàu KH 90044 TS của ông Trần Hữu Đông đạt sản lượng 1,7 tấn, một số tàu khác đạt từ 1,3 – 2 tấn. Giá cá nhích lên cũng là một động lực lớn để ngư dân tiếp tục vươn khơi, hy vọng vào một năm "mưa thuận gió hòa". Bà con ngư dân cũng cam kết thực hiện nghiêm ngặt các quy định về chống khai thác IUU để đảm bảo sản phẩm thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Xem việc giải bài toán khó như giải một câu đố vui, nhờ đó việc học Toán của Đoàn Đức Minh, lớp 12 Toán, Trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trở nên thú vị, giúp em đạt nhiều giải thưởng lớn, nhỏ về Toán học, trong đó có giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2024 – 2025.
Chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ 2025 đang đến thật gần, niềm vui ngập tràn trong những ngôi nhà của đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa. Mùa Xuân này, những ngôi nhà tạm bợ đã được thay thế bằng những mái ấm vững chắc. Đây là sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền, địa phương và nhà hảo tâm đối với vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Những năm qua, tại tỉnh Khánh Hòa, công tác xây dựng, tổ chức Đảng tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã nhận được sự quan tâm sâu sắc từ các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương.
Hơn 780 căn nhà của các gia đình khó khăn, cận nghèo, nghèo ở Khánh Hòa đã được sơn, sửa xong như khoác lên mình chiếc áo mới, đúng vào dịp đón chào Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Tối 3/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đơn vị tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng, ấm lòng dân bản”, chào đón Xuân Ất Tỵ 2025 cho người dân địa phương các xã, phường do Đồn Biên phòng Ninh Hải theo dõi, quản lý.
Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Sau 4 ngày nỗ lực khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở tại đèo Khánh Lê trên Quốc lộ 27C (thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa), lúc 2 giờ 30 phút ngày 19/12, đơn vị thi công đã cho lưu thông 1 làn xe trên tuyến.
Do mưa lớn trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tính đến chiều 15/12 đã có thêm các hồ chứa nước: Suối Trầu, Đá Đen, Đắc Lộc… được Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa và các đơn vị quản lý hồ chứa tiến hành xả điều tiết, nhằm đảm bảo mức nước sử dụng, bảo đảm an toàn công trình và hạn chế ngập lụt ở vùng hạ du. Tính đến 16 giờ cùng ngày có 13 hồ chứa (trong tổng số 20 hồ chứa có dung tích lớn) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiến hành xả nước điều tiết, với mức cao nhất trên 85m3/giây (hồ Suối Dầu).
Sáng 15/12, ông Phạm Ngọc Hữu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa cho biết, do mưa lớn nhiều ngày qua trên địa bàn, đoạn Km54 và Km59 quốc lộ 27C - đoạn đèo Khánh Lê đã bị sạt lở, khiến hàng trăm mét khối đất đá rơi xuống lòng đường.
Nhận thức về vai trò của hệ thống biển, đảo quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an ninh quốc phòng, Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó có Quyết định số 658/QĐ-TTg, ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2030. Trên cơ sở này, tỉnh Khánh Hòa triển khai, đẩy mạnh các hoạt động phát triển toàn diện tuyến y tế biển, đảo tại địa phương.
Khánh Hòa là tỉnh ven biển, có chiều dài bờ biển dài nhất cả nước (385km), cùng hàng trăm đảo lớn nhỏ. Tỉnh có huyện đảo Trường Sa; 6 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: xã Cam Bình (thành phố Cam Ranh); xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh), phường Vĩnh Nguyên (thành phố Nha Trang); xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn và thị trấn Trường Sa thuộc huyện Trường Sa là xã đảo. Trong đó, xã Vạn Thạnh, thuộc huyện Vạn Ninh thuộc diện đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Cùng với các xã ven biển, các đơn vị nói trên được tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển y tế biển, đảo từ gần 10 năm về trước. Nhờ đó, tuyến y tế biển, đảo Khánh Hòa đã có chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu.
Thời gian gần đây, du khách đến Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) được trải nghiệm nét văn hóa độc đáo và đầy ý nghĩa qua hai chương trình biểu diễn đặc biệt mang tên: “Linh thiêng xứ Trầm” và “Trăng soi dáng tháp”.
Với vai trò đặc biệt vừa là nhà giáo, vừa là “cha mẹ”, tập thể cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học Phổ thông tỉnh Khánh Hòa đã không ngừng nỗ lực, cống hiến, “thắp sáng” tri thức, “chắp cánh” ước mơ cho các thế hệ học sinh dân tộc thiểu số vươn lên, hội nhập và thành công.
Lực lượng thanh niên dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa ngày nay có nhiều mô hình, sản phẩm khởi nghiệp, lập nghiệp hiệu quả. Tỉnh đoàn Khánh Hòa đã tích cực hỗ trợ, làm cầu nối phát triển ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp của họ đến với các nhà đầu tư tiềm năng.
UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, năm 2025, tỉnh tiếp tục tổ chức Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa lần thứ XI, diễn ra từ ngày 7 - 9/6/2025. Đây là dịp để tỉnh Khánh Hòa tuyên truyền, tôn vinh vẻ đẹp, giá trị to lớn của biển và gửi đi thông điệp bảo vệ tài nguyên, giá trị văn hóa, chủ quyền biển, đảo Tổ quốc đến bạn bè trong nước, quốc tế.
Là một trong 3 khu thác nước ở Công viên du lịch Yang Bay, xã Khánh Phú, huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), Yang Bay được địa phương xác định phát triển du lịch theo hướng sinh thái gắn với du lịch cộng đồng.
Đúng 17 giờ ngày 9/11, các lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành kích nổ khối đá nguy hiểm trên đèo Cù Hin, thuộc thôn Phước Hạ, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang.
Trong bối cảnh hội nhập, việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các giá trị văn hóa ở đây là di sản quý báu, nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hai huyện này nổi tiếng với nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Raglai và các dân tộc khác. Những lễ hội truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp và các làn điệu dân gian không chỉ thể hiện chiều sâu văn hóa mà còn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, giúp quảng bá hình ảnh của vùng đất phía Tây Khánh Hòa.
Với sự hỗ trợ tích cực từ Hội Phụ nữ các cấp, việc vay vốn phát triển kinh tế, phong trào khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong chị em phụ nữ tỉnh Khánh Hòa ngày càng khởi sắc, với nhiều kết quả tích cực.
Theo Quyết định số 1617-QĐ/TW của Bộ Chính trị, ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang được điều động, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.
Gần đây việc ứng dụng công nghệ, quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử đã đưa sản phẩm OCOP Khánh Hòa đến tay người tiêu dùng một cách rộng rãi hơn, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế bền vững.