Việc cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) mang lại nhiều lợi ích cho người dân, giá trị gỗ được tăng thêm, nâng cao được thu nhập trên đơn vị diện tích. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, bất cập, tiến độ cấp chứng chỉ rừng chậm, chưa xứng với tiềm năng... Thực trạng này khiến nhiều chủ rừng là cá nhân và hộ gia đình đã không mặn mà với việc tham gia chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu năm 2025 tiếp tục quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch, giữ tỷ lệ che phủ rừng trên 46%, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của từng loại rừng, nâng cao giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường quản lý bảo vệ rừng và đất rừng trên địa bàn. Tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện khoảng 343.000 ha; trong đó rừng tự nhiên khoảng 297.000 ha và rừng trồng khoảng 45.200 ha. Tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh là 43,08%.
UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành công văn về quản lý, phát triển rừng, góp phần bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Theo đó có nội dung, thực hiện nghiêm việc quản lý, theo dõi hiện trạng, diễn biến rừng; xây dựng, cập nhật kịp thời cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng; thực hiện điều tra rừng, xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, trữ lượng carbon của rừng để quản lý rừng bền vững, nhằm phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Ngày 26/1, tại xã miền núi biên giới Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình), Ban Quản lý Dự án "Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình (VFBC) phối hợp với UBND xã Trường Sơn tổ chức Lễ bàn giao hạng mục hỗ trợ Trang thiết bị máy sản xuất nông nghiệp cho Hợp tác xã Trường Sơn.
Sáng 17/3, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị Tổng kết phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh giai đoạn 2020 – 2022 và triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh giai đoạn 2023 – 2025.
Để thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều cách làm sáng tạo; trong đó, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, bảo vệ rừng đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
Sau 7 năm triển khai thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có trên 43.878 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC). Việc thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng rừng, doanh nghiệp thu mua mà còn giúp bảo vệ môi trường.
Ngày 23/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Quý Mão và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2023.
Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có công văn đề nghị UBND tỉnh Đắk Nông tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành lập biên bản xử lý 127 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng; trong đó xử lý hình sự 3 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 124 vụ, tịch thu hơn 170 mét khối gỗ các loại, thu nộp ngân sách hơn 1,2 tỷ đồng...
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách đột phá của Nhà nước, từng bước đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực tài chính ổn định, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân tham gia giữ gìn, bảo vệ, phát triển và quản lý rừng bền vững.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng, Hạt Kiểm lâm huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tìm tòi, nghiên cứu ra phương pháp thông báo các điểm cháy bằng việc tích hợp một số phần mềm sử dụng trên điện thoại thông minh, máy tính bảng. Qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn và hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có cháy rừng xảy ra.
Hàng trăm hecta đất rừng bị người dân xâm lấn trong thời gian dài là thực trạng đang diễn ra tại xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Việc xác định chính xác những cá nhân xâm lấn và trồng rừng trên diện tích này để đưa ra quyết định thu hồi hiện gặp nhiều khó khăn, không thể thực hiện được trong ngày một ngày hai.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ.
Những năm gần đây, khi giá bất động sản tăng lên chóng mặt, thực trạng người dân thiếu đất sản xuất tăng cao cũng là lúc tình trạng phá rừng chiếm đất ở Tây Nguyên ngày càng nóng bỏng. Đây là một thách thức đối với chính quyền các địa phương của trong quản lý, bảo vệ bền vững rừng Tây Nguyên.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng vừa ra Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 7/5/2019 về việc điều chỉnh phạm vi, ranh giới diện tích đất lâm nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng giao Ban quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà quản lý. Quyết định này sẽ siết chặt lại hoạt động quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn vốn xảy ra nhiều vụ việc phức tạp về đất đai thời gian qua.
Ngày 3/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đới đã tổ chức diễn đàn Quản lý bền vững rừng ở Tây Nguyên trong bối cảnh thực thi Luật Lâm nghiệp mới.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lâm Đồng tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Nhằm hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, ngành lâm nghiệp sẽ hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững với 100.000 ha rừng/năm, đảm bảo sản phẩm gỗ của Việt Nam đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu quốc tế khi tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Với diện tích quy hoạch đến năm 2020 là hơn 24.000 ha (chiếm gần 16% tổng diện tích thành phố), nhưng đến nay việc quản lý, giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn thành phố Hải Phòng đang tồn tại nhiều bất cập kéo theo đó là những hạn chế lớn trong việc triển khai các hoạt động liên quan đến lâm nghiệp.
Những năm qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định đã tích cực triển khai công tác tuần tra, kiểm soát, bảo vệ, phát triển hơn 25.448 ha rừng do đơn vị quản lý; thường xuyên kiểm tra việc giao khoán và sử dụng đất trồng rừng; tổ chức lắp đặt các biển báo để nâng cao ý thức tự bảo vệ rừng trong nhân dân.