"Hương vị nước Úc 2024", kết nối ẩm thực và văn hoá Việt Nam - Australia

Tại sự kiện ẩm thực “Hương vị Úc - Đại tiệc BBQ 2024”, thực khách đã được thưởng thức nhiều món nướng chuẩn phong cách và hương vị Australia được chế biến chuyên nghiệp bởi đầu bếp Tommy Pham và đội ngũ của khách sạn Daewoo Hà Nội. Sự kiện ẩm thực này không chỉ đơn thuần là một bữa tiệc ẩm thực mà còn biểu trưng cho mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Australia và Việt Nam sau khi hai nước nâng cấp mối quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Photo 1 Toàn cảnh sự kiện Hương vị nước Úc - Đại tiệc BBQ 2024 - 1.jpg
Toàn cảnh sự kiện Hương vị nước Úc – Đại tiệc BBQ 2024

Tối 18/10, Đại sứ quán Australia tại Hà Nội đã tổ chức sự kiện “Hương vị nước Úc- Đại tiệc BBQ 2024” trong khuôn viên của Hoàng thành Thăng Long – một biểu tượng lịch sử của Hà Nội.

Sự kiện năm nay không chỉ đơn thuần là một bữa tiệc ẩm thực, mà còn là biểu trưng cho mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Australia và Việt Nam, một tình bạn được củng cố thông qua việc nâng cấp mối quan hệ của hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Hãy tưởng tượng cây cầu Long Biên nổi tiếng, biểu tượng cho sức bền và lịch sử của Hà Nội, vươn ra để gặp Cầu cảng Sydney, một kỳ quan kiến ​​trúc đại diện cho tinh thần sôi động của Australia. Đây là hình ảnh nắm bắt được bản chất của sự kiện - hai quốc gia, được kết nối bằng những cây cầu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, cùng nhau tôn vinh các giá trị chung và một tương lai tươi sáng.

Photo 2 Đại sứ Australia tại Việt Nam-Ông Andrew Goledzinowski và Đại sứ Hương vị nước Úc Tommy Phạm.jpg
Đại sứ Australia tại Việt Nam – Ông Andrew Goledzinowski và Đại sứ Hương vị nước Úc Tommy Phạm

Tại sự kiện ẩm thực này, những người tham gia đã được thưởng thức nhiều món nướng chuẩn phong cách và hương vị Australia, được chế biến chuyên nghiệp bởi đầu bếp Tommy Pham và đội ngũ của khách sạn Daewoo Hà Nội.

Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski chia sẻ: “Sự kiện Hương vị nước Úc- Đại tiệc BBQlà cơ hội tuyệt vời để chúng ta cùng nhau tôn vinh truyền thống chung là sum họp cùng nhau bên đồ ăn và thức uống, đồng thời củng cố mối quan hệ giữa Australia và Việt Nam. Đại tiệc BBQ là sự kiện đặc biệt, nhưng tất cả người dân Hà Nội đều có thể thưởng thức sản phẩm của Australia bất cứ khi nào họ muốn: từ các nhà hàng và siêu thị trên khắp thành phố. Hoặc khi họ đến thăm đất nước Australia!”.

Ngoài món thịt cừu nướng trứ danh, các thực khách cũng thưởng thức món cá hồi Australia nấu trên ván gỗ tuyết tùng, sườn bò nấu trong 6 giờ, xúc xích kangaroo… Các món ăn đi kèm với nhiều loại rượu vang hảo hạng đến từ hơn hai mươi nhà máy rượu vang Australia có mặt tại sự kiện.

Photo 3 Đại sứ Hương vị nước Úc Tommy Phạm 2.jpg
Đại sứ Hương vị nước Úc Tommy Phạm

Không chỉ được trải nghiệm các món ăn mang đậm phong cách của Australia, du khách tham gia còn được tìm hiểu về nền văn hóa cũng như du lịch của đất nước được mệnh danh là xứ sở chuột túi này.

LVWM4659.JPEG
Món cá hồi Australia nấu trên ván gỗ tuyết tùng. Ảnh: Trọng Chính
MUDO6432.JPEG
Điểm đặc biệt tại sự kiện năm nay là hai mô hình cầu Long Biên và cầu Sydney được bày biện cùng với đồ ăn đầy độc đáo. Ảnh: Trọng Chính
BRJA4916.JPEG
Đại sứ Australia tại Việt Nam – Ông Andrew Goledzinowski chia sẻ rất tự hào khi được tổ chức một sự kiện hiện đại tại một không gian cổ kính, nhuốm màu lịch sử như Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Trọng Chính
Photo 4 Đoàn xiếc Flying Fruit Fly Circus trình diễn tại sự kiện Hương vị nước Úc - Đại tiệc BBQ 2024-min.JPG
Đoàn xiếc Flying Fruit Fly Circus trình diễn tại sự kiện Hương vị nước Úc – Đại tiệc BBQ 2024

Sự kiện “Hương vị nước Úc - Đại tiệc BBQ 2024” là một trong số các hoạt động nhằm tôn vinh tình hữu nghị bền chặt giữa Australia và Việt Nam. Khi hai quốc gia bước vào chương mới trong mối quan hệ, những sự kiện như thế này thể hiện sự kết nối, cam kết mạnh mẽ về hành trình chung, khát vọng chung và tương lai tươi sáng phía trước của nhân dân hai nước./.

Nguyễn Thị Lê Trang

(Đại sứ quán Australia tại Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Cứ vào tháng Giêng hằng năm, làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ hội Báo bản. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình về quy mô và một số lễ thức, có ý nghĩa báo đáp công đức tiền nhân, ông cha, những người có công khai khẩn đất đai, lập dựng xóm làng. Lễ hội vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, người dân tại tỉnh Nam Định lại tổ chức chợ Viềng với mục đích “mua may, bán rủi”. Đây là một nét đẹp văn hóa, thể hiện niềm tin, ước vọng của người dân về một năm mới tốt lành. Đông đảo người dân địa phương và các tỉnh, thành lân cận đã nô nức tham gia tạo nên không khí rộn ràng những ngày đầu Xuân.

Độc đáo Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh

Độc đáo Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh

Lễ hội Tiên Công hay lễ “rước người” là một lễ hội độc đáo và được người dân các xã, phường của vùng đảo Hà Nam duy trì, tổ chức với quy mô khá lớn. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 5-7 tháng Giêng hằng năm để tưởng nhớ các vị Tiên Công có công khám phá, khai khẩn, lập hòn đảo Hà Nam trù phú, thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Đây cũng là thời điểm để con cháu mừng thọ các cụ thượng thọ với lễ rước lên miếu Tiên Công.

Hấp dẫn Giải leo núi Tà Cú - Bình Thuận mở rộng năm 2025

Hấp dẫn Giải leo núi Tà Cú - Bình Thuận mở rộng năm 2025

Ngày 4/2, UBND huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Giải leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam – Bình Thuận mở rộng lần thứ 27 năm 2025 nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ.

Bản làng người Giáy tưng bừng mở hội xuống đồng

Bản làng người Giáy tưng bừng mở hội xuống đồng

Lào Cai đang là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong những ngày đầu Xuân năm mới. Đến với vùng biên cương Tổ quốc, du khách không thể bỏ qua những trải nghiệm độc đáo khi tham dự các lễ hội Xuân, cùng đồng bào hòa mình vào không khí rộn ràng mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, Lễ hội xuống đồng (Roóng Poọc) của người dân tộc Giáy ở xã Quang Kim, huyện biên giới Bát Xát là một điểm nhấn văn hóa đã được gìn giữ, bảo tồn qua nhiều thế hệ, hàm chứa ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện niềm tự hào về bản sắc dân tộc.

Tung tăng thổ cẩm du Xuân

Tung tăng thổ cẩm du Xuân

Mùa Xuân Tây Nguyên, khi những vạt cà phê nở hoa trắng trời cũng là lúc đồng bào người K’Ho ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) tung tăng trong các bộ thổ cẩm du Xuân, qua đó góp phần bảo tồn trang phục truyền thống của người dân tộc bản địa trên mảnh đất Nam Tây Nguyên.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang (1427-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, thành phố Bắc Giang và đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham dự.

Độc đáo không gian Tết xưa ở Ninh Bình

Độc đáo không gian Tết xưa ở Ninh Bình

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nhiều hoạt động đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống, phản ánh không khí Tết, phong tục tập quán ngày Tết được phục dựng ở nhiều địa phương tỉnh Ninh Bình.

Khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025

Khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025

Tối 1/2 (tức mùng 4 Tết Ất Tỵ) tại Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức khai mạc Hội xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Hương sắc Tây Ninh năm 2025”.

Rộn ràng hội Kéo co Hữu Chấp

Rộn ràng hội Kéo co Hữu Chấp

Chiều 1/2 (tức ngày 4 Tết năm Ất Ty), tại tỉnh Bắc Ninh diễn ra lễ hội Kéo co Hữu Chấp- một trong những lễ hội được tổ chức sớm trong năm 2025.

Vòng xòe Đại đoàn kết “Hội Xuân dâng Bác” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Hơn 1.000 người tham gia vòng xòe đoàn kết trong Hội Xuân dâng Bác

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025), mừng Xuân Ất Tỵ 2025, ngày 1/2, tại Quảng trường Tây Bắc, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) tổ chức Hội Xuân dâng Bác với chủ đề “Mừng đất nước đổi mới - Mừng Đảng quang vinh”. Trước giờ khai hội, lãnh đạo thành phố Sơn La đã đến dâng hương, dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và đền thờ Bác Hồ tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La.

Các đội đang tập trung chuẩn bị xuất phát. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Hơn 2.000 người tranh tài đua vỏ lãi truyền thống vùng dân tộc thiểu số

Ngày 1/2, tại xã Mỹ Thuận, UBND huyện Mỹ Tú phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Giải bơi đua vỏ lãi truyền thống vùng dân tộc thiểu số. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930- 3/2/2025), qua đó thể hiện tinh thần vui tươi, đoàn kết của các dân tộc thiểu số chào mừng năm mới Xuân Ất Tỵ.

Tấp nập người dân, du khách đến đền Trần du Xuân đầu năm mới

Tấp nập người dân, du khách đến đền Trần du Xuân đầu năm mới

Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, Khu di tích lịch sử, văn hóa đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đón hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, chiêm bái, du xuân. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người dân mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Về Lăng Thành ngắm kiến trúc cổ độc đáo của đình Sừng

Về Lăng Thành ngắm kiến trúc cổ độc đáo của đình Sừng

Nằm ở phía Bắc huyện Yên Thành (Nghệ An), đình Sừng thuộc miền đất cổ làng Quỳ Lăng (xã Lăng Thành) là một kiến trúc cổ có quy mô nghệ thuật trang trí, điêu khắc, chạm trổ vào loại bậc nhất ở Nghệ An. Nằm giữa bốn bề sóng lúa xanh mướt, mênh mông, đình Sừng không chỉ là nơi lưu giữ giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc độc đáo, tinh tế mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng, niềm tự hào của người dân quê lúa Yên Thành nói chung, xã Lăng Thành nói riêng. Về đình Sừng, du khách sẽ được mãn nhãn và thả hồn vào nét cổ kính, thâm nghiêm, bình yên và trầm mặc của đình Sừng.