Bà Rịa-Vũng Tàu đảm bảo tiến độ giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Tính đến nay, tiến độ giải ngân thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đảm bảo theo kế hoạch đề ra, tỷ lệ giải ngân các chương trình này đều đạt và vượt kế hoạch.

vna_potal_ba_ria-vung_tau_dam_bao_tien_do_giai_ngan_nguon_von_cac_chuong_trinh_muc_tieu_quoc_gia__________7615592.jpg
Nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh nhiều nơi đã có nước sạch để sử dụng. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN

Bà Trần Thụy Cẩm Lệ, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, năm 2024, tổng nguồn vốn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh gần 2.370 tỷ đồng; trong đó, chương trình xây dựng nông thôn mới gần 2.080 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đến nay đạt 59,39% kế hoạch vốn; tỷ lệ giải ngân chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số, đạt 63,76%. Riêng chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đã giải ngân toàn bộ vốn.

Trong 9 tháng năm 2024, toàn tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao được triển khai nhân rộng, tạo việc làm và mang lại thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn. Các chính sách giảm nghèo và bảo trợ xã hội cũng được tham mưu thực hiện đầy đủ và kịp thời. Chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn được nâng cao.

Đến nay, toàn tỉnh có 47/47 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; 37/47 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 8/47 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 7/8 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ và đạt chuẩn nông thôn mới. Đối với hồ sơ đề nghị công nhận huyện Côn Đảo đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đã được Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tổ chức khảo sát thực tế, tổ chức họp thẩm định trực tuyến trong tháng 8/2024.

Về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tính đến giữa tháng 9/2024, tổng số hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh là 1.138 hộ chiếm tỷ lệ 0,35% so với tổng số hộ dân. Tỉnh không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương. Tỉnh đã thực hiện xét duyệt và giải quyết cho 338 hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn với số tiền 16.683 tỷ đồng; Cấp 15.924 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và hộ mới thoát nghèo với số tiền 12.810 tỷ đồng; miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho 3.222 học sinh con hộ nghèo và hộ thoát nghèo với tổng số tiền 2,536 tỷ đồng; hỗ trợ tiền điện cho 1.138 hộ nghèo với số tiền 604 triệu đồng; Thực hiện trợ cấp Tết là 13.923 lượt hộ nghèo và hộ thoát nghèo với số tiền 11.06 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh, huyện và nguồn vận động. Đã thực hiện xây dựng 31 căn nhà Đại đoàn kết; sửa chữa 62 căn nhà cho hộ nghèo với số tiền 3,5 tỷ đồng.

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh đã đầu tư 13 công trình đường giao thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số có chiều dài hơn 36 km với nguồn vốn hơn 104 tỷ đồng, tính đến hết tháng 9/2024 đã giải ngân gần 70 tỷ đồng, đạt tỷ lệ khoảng hơn 66%.

vna_potal_ba_ria-vung_tau_dam_bao_tien_do_giai_ngan_nguon_von_cac_chuong_trinh_muc_tieu_quoc_gia__________7615587.jpg
Hệ thống điện lưới quốc gia, đường giao thông tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số được đầu tư đầy đủ và khang trang. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN.

Từ nguồn vốn này tỉnh đã xây mới nhà ở 82 căn nhà với số tiền hơn 4,9 tỷ đồng, sửa chữa nhà ở 82 căn với số tiền hơn 2,4 tỷ đồng và xây dựng 112 nhà tiêu với số tiền gần 1,7 tỷ đồng (đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch). Bên cạnh đó, tỉnh cũng hỗ trợ điện sinh hoạt cho 57/63 hộ với kinh phí 570 triệu đồng; hỗ trợ nước sinh hoạt, hỗ trợ tập vở, sách giáo khoa… cho đồng bào và con em đồng bào dân tộc thiểu số….

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia đạt tỷ lệ cao, nhưng vẫn còn một số khó khăn. Đó là việc hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết do các hộ nghèo không có đất, hoặc đất không đủ điều kiện xây dựng; công tác rà soát đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số của một số địa phương chưa sát thực tế.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn trở ngại do mức hỗ trợ học nghề thấp, tỷ lệ lao động thuộc đồng bào dân tộc không có việc làm cao...

Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đề ra mục tiêu, phương hướng thực hiện 3 tháng cuối năm 2024 đối với các chương trình mục tiêu quốc gia Sở sẽ đôn đốc, kiểm tra, theo dõi các địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu để đảm bảo triển khai đúng tiến độ đề ra. Cùng với đó, tăng cường giám sát, đánh giá thực hiện các chương trình; đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào các thực hiện các chương trình mục tiêu….

Hoàng Nhị

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Trong hai ngày 16 và 17/1, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum tổ chức trao Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo cho phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) và thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông). Đây là hai vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo đầu tiên của tỉnh Kon Tum cũng như của khu vực Tây Nguyên.

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2025, trên nhiều bản làng, thôn xóm của huyện Vị Xuyên (Hà Giang) hàng chục ngôi nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mỗi ngôi nhà mới được hoàn thành đồng nghĩa với việc sẽ có một hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từ đó yên tâm lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Các hộ được xóa nhà tạm sẽ đón Tết vui tươi, đầm ấm hơn.

Bàn giao 292 ngôi nhà mới cho người dân huyện biên giới Lạng Sơn

Bàn giao 292 ngôi nhà mới cho người dân huyện biên giới Lạng Sơn

Chiều 16/1, tại thôn Khòn Chu, xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức sơ kết giai đoạn 1 Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát và bàn giao 292 căn nhà mới cho người dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Đồng bào Mông ở Tà Han hân hoan an cư trong những căn nhà mới

Đồng bào Mông ở Tà Han hân hoan an cư trong những căn nhà mới

Đầu tháng 9/2024, do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), khu vực sinh sống của đồng bào Mông thôn Tà Han (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) bỗng dưng xuất hiện nhiều vết nứt nguy cơ sạt lở cao. 25 hộ dân của thôn Tà Han buộc phải di dời khẩn cấp đến nơi ở tạm. Đời sống của những hộ dân vùng cao này vốn đã vất vả càng thêm khó khăn.

Ninh Thuận hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Ninh Thuận hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Tỉnh Ninh Thuận đang tăng cường huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Qua đó, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của địa phương trong giai đoạn tới.

Điện Biên: Hỗ trợ các gia đình chính sách có nơi ở an toàn, kiên cố

Điện Biên: Hỗ trợ các gia đình chính sách có nơi ở an toàn, kiên cố

Nhằm tri ân những đóng góp to lớn của các gia đình có công với cách mạng, tỉnh Điện Biên vừa phê duyệt kế hoạch hỗ trợ nhà ở với tổng kinh phí gần 7 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Qua đó, mang lại sự thay đổi thiết thực cho 169 gia đình thuộc diện chính sách.

Chung tay vì ước mơ an cư của người nghèo

Chung tay vì ước mơ an cư của người nghèo

Nhằm hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, có động lực vươn lên, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung thực hiện hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Những ngôi nhà mới kiên cố, khang trang thay cho những ngôi nhà tạm bợ được bàn giao cho các hộ gia đình, không chỉ là sự quan tâm về vật chất, mà còn là nguồn động viên tinh thần, để người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/1, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng đến các khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền duy trì ở mức cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4, một số nơi xuất hiện gió giật mạnh cấp 6. Thời tiết rét đậm bao phủ diện rộng, vùng núi cao có nguy cơ xảy ra băng giá và sương muối.

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có 35,44% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, dân tộc Hoa chiếm 5,22%. Những người có uy tín trong các dân tộc đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tham gia thực hiện tốt các phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở Sóc Trăng.

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Năm nay, Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Ất Tỵ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, được tổ chức từ ngày 3-20/1 trên địa bàn 12 đồn Biên phòng của tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực, mang Tết sớm về vùng biển.

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Những ngày này, thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Nghệ An bắt đầu sôi động phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Đây cũng là thời điểm để thực phẩm kém chất lượng dễ dàng xâm nhập vào thị trường. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, người dân cần lựa chọn thực phẩm an toàn.

Chăm lo Tết cho người nghèo, người yếu thế vùng biên giới Tây Ninh

Chăm lo Tết cho người nghèo, người yếu thế vùng biên giới Tây Ninh

Nhằm sẻ chia, giúp đỡ người khuyết tật, người nghèo và trẻ em vùng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, Hội Bảo trợ người khuyết tật, người nghèo và Bảo vệ Quyền Trẻ em tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Chương trình trao tặng quà Tết Ất Tỵ năm 2025, với phương châm không để ai thiếu Tết.

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chiều 13/1, tại UBND phường 2 (thị xã Ngã Năm), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Tết nhân ái - Tết yêu thương” và văn nghệ mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đây là hoạt động chung tay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là đồng bào dân tộc Khmer đón một mùa xuân thêm an vui, ấm áp.

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần. Để người lao động, người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được đón Tết đủ đầy hơn, nhiều địa phương, cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm đã có các hoạt động chăm lo thiết thực.

Điện về thắp sáng Vàng On

Điện về thắp sáng Vàng On

Những ngày gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, niềm vui của 105 hộ đồng bào dân tộc Mông và Dao, thôn Vàng On, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) được nhân lên gấp bội bởi sau 30 năm bà con nơi đây mới được sử dụng điện lưới quốc gia.