Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết

Ngày 3/2, thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, quán triệt Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo tất cả người dân được đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, khí thế, động lực mới, Bộ xác định thực hiện phương châm “Ai ai cũng có Tết, nhà nhà đều có Tết”. Trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã có trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tặng quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng.

potal-trao-qua-cho-nguoi-ngheo-tre-mo-coi-vung-bien-nghe-an-7825136.jpg
Trao quà Tết cho các gia đình hộ nghèo, cận nghè ở xã biên giới Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An). Ảnh: Văn Tý - TTXVN

Về tình hình bảo đảm an sinh xã hội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã có công văn chỉ đạo các địa phương về việc tăng cường công tác bảo đảm an sinh xã hội, an toàn trong dịp Tết; phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà Tết các đối tượng chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động trong cả nước...

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương, toàn quốc đã hỗ trợ, tặng quà Tết cho trên 13,5 triệu lượt đối tượng với tổng kinh phí trên 7.943 tỷ đồng (tăng 181 tỷ đồng so với năm 2024); trong đó ngân sách trung ương là gần 711 tỷ đồng, ngân sách địa phương là gần 4.452 tỷ đồng, kinh phí vận động xã hội hóa là trên 2.779 tỷ đồng.

Đối với người có công với cách mạng, Chủ tịch nước đã quyết định tặng quà cho trên 1,66 triệu người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ với tổng kinh phí là trên 506,75 tỷ đồng. Tổng các nguồn ngân sách trung ương, địa phương và kinh phí vận động xã hội hỗ trợ, tặng quà Tết cho người có công với cách mạng và thân nhân người có công khoảng 2.804 tỷ đồng (tăng 59 tỷ đồng so với dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024).

Liên quan việc hỗ trợ gạo cứu đói, tính đến ngày 2/2/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành 5 quyết định hỗ trợ tổng số trên 6.876 tấn gạo cứu đói cho 104.315 hộ với 458.401 nhân khẩu thiếu đói dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và giáp hạt đầu năm 2025 tại 10 tỉnh; giảm 8 tỉnh và giảm trên 6.800 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia so với dịp Tết năm 2024. Hiện nay, các địa phương đã tổ chức cấp phát gạo xong đến tận tay người dân để đón Xuân mới, bảo đảm không có ai bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

potal-trao-qua-tet-cho-nguoi-ngheo-tre-mo-coi-vung-bien-nghe-an-7825139.jpg
Trao hàng trăm suất quà Tết cho các hộ nghèo, cận nghèo xã Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An). Ảnh: Văn Tý - TTXVN

Công tác hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chú trọng triển khai thực hiện. Các địa phương đã xây dựng Kế hoạch triển khai các hoạt động chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Trên 1,1 triệu lượt người cao tuổi được chúc thọ và tặng quà Tết với tổng trị giá trên 673 tỷ đồng. Khoảng trên 445 nghìn lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo… đã được thăm hỏi, tặng quà Tết với tổng kinh phí trên 196 tỷ đồng. Cùng với đó, trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng; tặng quà cho trên 1,3 triệu lượt đối tượng bảo trợ xã hội với tổng trị giá trên 918 tỷ đồng.

Các địa phương đã tích cực hưởng ứng triển khai phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", đạt hiệu quả tích cực. Nhiều người dân đã được hỗ trợ để đón Tết trong các căn nhà mới với khoảng trên 22 nghìn nhà đã khánh thành và gần 20.500 nhà khởi công (trong đó có 6.962 căn nhà dành cho người có công với cách mạng).

Đồng thời, đảm bảo đủ lao động để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trước, trong và sau Tết, không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Tình hình lao động, việc làm, an toàn, phòng, chống cháy nổ trước, trong dịp Tết được các doanh nghiệp bảo đảm. Tình trạng ngừng việc trước Tết giảm đáng kể.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tình trạng ngừng việc tập thể trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 giảm 50% so với năm trước (chỉ ghi nhận 7 vụ trong hai tháng cuối năm 2024).

Ngoài ra, mức thưởng cho người lao động cũng được các doanh nghiệp quan tâm. Mức thưởng bình quân Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 là 7,72 triệu đồng/người, tăng 13% so với Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Công nhân, người lao động được các doanh nghiệp quan tâm, ngoài thưởng còn được bố trí nghỉ Tết phù hợp; tình hình lao động của doanh nghiệp bảo đảm.

potal-khanh-hoa-to-chuc-nhieu-chuyen-xe-dua-benh-nhan-ngheo-ve-que-don-tet-7825424.jpg
Các bệnh nhân được sắp xếp theo các xe đưa đón về quê đón Tết. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Theo Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, năm 2025, các đơn vị ưu tiên một số nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp. Trong đó, tập trung xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra, nắm chắc tình hình, nhất là những diễn biến mới trong tình hình hiện nay để hoàn thiện các chính sách cho phù hợp với thực tiễn; tiếp tục đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động triển khai thực hiện các nhiệm vụ chăm lo đời sống, chế độ, chính sách và bảo đảm an sinh xã hội cho công nhân, người lao động sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội gắn liền với cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp...

Hạnh Quỳnh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế biến động khó lường

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế biến động khó lường

Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tháng 2/2025, ở Đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 45 - 65 km trong các kỳ triều cường. Xâm nhập mặn có xu thế biến động khó lường, các địa phương cần đề phòng các tình huống gia tăng đột xuất trong các đợt triều cường.

Xuân về trên những ngôi nhà liền kề chốt dân quân biên giới ở Long An

Xuân về trên những ngôi nhà liền kề chốt dân quân biên giới ở Long An

Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới” giai đoạn 2019-2025 tại 3 tỉnh, trong đó có tỉnh Long An. Đề án nhằm hiện thực hóa phương châm "mỗi người dân là cột mốc bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới".

Sắc Xuân ở vùng đất "3 biên" tỉnh Kon Tum

Sắc Xuân ở vùng đất "3 biên" tỉnh Kon Tum

Ngọc Hồi là huyện vùng biên của tỉnh Kon Tum, có đường biên giới giáp với 2 nước Lào và Campuchia. Những năm qua, chính quyền và người dân trong huyện đã chung tay, góp sức xây dựng vùng đất "3 biên" ngày một ổn định và phát triển. Người dân nơi đây đang quyết tâm để Ngọc Hồi sớm được công nhận là huyện đạt nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Kon Tum.

Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Cống ở vùng biên Pa Thơm

Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Cống ở vùng biên Pa Thơm

Là đồng bào thiểu số sinh sống lâu đời ở vùng cao Tây Bắc, người dân tộc Cống ở Điện Biên từng đối mặt với muôn vàn khó khăn nơi những bản làng xa xôi, giáp biên giới. Nhờ những chính sách hỗ trợ từ Đảng, Nhà nước và tinh thần vượt khó không ngừng, cuộc sống người dân nơi đây đã chuyển mình rõ nét. Bản làng giờ đây không chỉ khang trang mà còn thể hiện sự ấm no, đánh dấu hành trình vượt khó thành công của một trong những cộng đồng dân tộc rất ít người nơi miền biên viễn Tây Bắc.

Kinh tế xứ Tuyên chờ "bứt phá"

Kinh tế xứ Tuyên chờ "bứt phá"

Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Mặc dù, khó khăn phía trước đón đợi với mục tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn đạt trên 55.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trên 9%; GRDP bình quân đầu người đạt 65,76 triệu đồng/người/năm... nhưng tỉnh miền núi Tuyên Quang tự tin xác định vừa tăng tốc, bứt phá, thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước vừa kiến tạo, huy động tối đa các nguồn lực, tạo không gian phát triển mới...

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay 1/2

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay 1/2

Giá xăng E5RON92: không cao hơn 20.391 đồng/lít (giảm 201 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 611 đồng/lít; xăng RON95-III: không cao hơn 21.002 đồng/lít (giảm 140 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).

95 năm Ngày thành lập Đảng: Nơi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời tại An Giang

95 năm Ngày thành lập Đảng: Nơi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời tại An Giang

Chi bộ Đảng xã Long Điền, Chợ Mới là chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Long Xuyên hồi ấy (nay là tỉnh An Giang) ra đời sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Từ chi bộ Long Điền, ánh sáng cách mạng của Đảng nhanh chóng lan rộng. Nhiều chi bộ Đảng ở Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang) lần lượt ra đời, lãnh đạo nhân dân vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

Lễ khai chỉ tại Lễ hội chùa Keo mùa Xuân năm 2025. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Nô nức trẩy hội chùa Keo mùa Xuân

Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết), tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, UBND xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) tổ chức khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa Xuân năm 2025.

Cống - âu thuyền Vàm Bà Lịch vận hành kiểm soát mặn phục vụ sản xuất và giao thông đường thủy. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao trong những ngày đầu tháng 2

Nhận định về xu thế xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 1-10/2, ngày 1/2, Trưởng phòng Dự báo thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, xâm nhập mặn ở khu vực trên ở mức cao trong 2-3 ngày đầu tuần sau đó giảm dần vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 2/2024, riêng một số trạm ở Trà Vinh có độ mặn cao hơn.

95 năm Ngày thành lập Đảng: “Hạt giống đỏ” nảy mầm từ ghế nhà trường

95 năm Ngày thành lập Đảng: “Hạt giống đỏ” nảy mầm từ ghế nhà trường

Phát triển đảng viên trong trường học là đoàn viên ưu tú có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và tăng cường sinh lực cho Đảng, nhằm mở rộng, tạo thêm môi trường rèn luyện, thi đua, phấn đấu cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường trung học phổ thông. Mặt khác, việc tăng số lượng đảng viên trẻ còn đảm bảo sự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng. Quán triệt tinh thần này, thời gian qua, nhiều trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã lựa chọn được nhiều “hạt giống đỏ” để đào tạo, bồi dưỡng kết nạp đảng cho học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới thành công ở một xã nông nghiệp

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới thành công ở một xã nông nghiệp

Xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nay đã “thay da, đổi thịt”. Những con đường bê tông thẳng tấp với trụ đèn điện ven đường. Những căn nhà kiên cố mọc lên khang trang. Trạm xá, trường học không ngừng được xây dựng... đã góp phần làm bừng lên sức sống, kinh tế ngày càng phát triển của người dân.

Xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ảnh: tanphu.duchoa.longan.gov.vn

Xã Tân Phú xây dựng nông thôn mới thành công

Xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nay đã “thay da, đổi thịt”. Những con đường bê tông thẳng tấp với trụ đèn điện ven đường. Những căn nhà kiên cố mọc lên khang trang. Trạm xá, trường học không ngừng được xây dựng... đã góp phần làm bừng lên sức sống, kinh tế ngày càng phát triển của người dân.

Cờ Đảng, cờ Tổ quốc tung bay trên khắp những trục đường và cả những đường nhỏ trong các buôn làng ở Cư Mgar (Đắk Lắk). Ảnh: vov.vn

Khơi dậy niềm tự hào dân tộc từ mô hình “Đường cờ Tổ quốc”

Những ngày này, khi đất trời vào Xuân với rực rỡ sắc màu, từ thành thị đến vùng nông thôn của tỉnh Đắk Lắk, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới dưới nắng vàng càng làm cho lòng người thêm rộn ràng, phấn khởi. Trong các năm qua, mô hình “Đường cờ Tổ quốc” đã phát triển rộng khắp ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, là minh chứng cho tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và đóng góp thiết thực vào phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Hai cháu nhỏ tử vong trong ao chứa nước tưới tiêu

Hai cháu nhỏ tử vong trong ao chứa nước tưới tiêu

Ngày 31/1, ông Đoàn Công Hoàng, Chủ UBND xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông xác nhận, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm làm hai cháu nhỏ tử vong. Hiện trường xảy ra vụ việc là một ao chứa nước tự tạo để trữ nước tưới tiêu vào mùa khô.

"Lính áo xanh" biên giới biển Tây Nam: Vui Xuân không quên nhiệm vụ

"Lính áo xanh" biên giới biển Tây Nam: Vui Xuân không quên nhiệm vụ

Đồn Biên phòng Thổ Châu quản lý địa bàn xã đảo Thổ Châu, cách Thành phố Phú Quốc hơn 110km, cách trung tâm Thành phố Rạch Giá (Tỉnh Kiên Giang) khoảng 220km đường biển. Quần đảo Thổ Chu có 8 hòn đảo lớn nhỏ thuộc xã đảo Thổ Châu -xã biên giới có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế biển. Là đơn vị tiền đồn trọng yếu trong thế trận phòng thủ biển đảo phía Tây Nam, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thổ Châu luôn nỗ lực hết mình trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chù quyền, an ninh biên giới, gìn giữ bình yên cho nhân dân.

Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết bước vào kỷ nguyên mới

Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết bước vào kỷ nguyên mới

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn thể Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Bình Thuận hân hoan chào đón mùa Xuân mới với nhiều niềm tin và hy vọng vào thắng lợi mới. Nhìn lại năm 2024, mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được kết quả khả quan. Đây được xem là sự đồng lòng, đoàn kết đi đến thắng lợi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Bình Thuận và cùng nhau vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới.

Tết ấm nơi Bốn làng đồn tỉnh Gia Lai

Tết ấm nơi Bốn làng đồn tỉnh Gia Lai

Bốn làng đồn là tên gọi chung của các làng Kinh Pêng, Trớ, Hek, Plei Pông thuộc xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai). Với địa hình phức tạp, đồi núi bao bọc, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu vực bốn làng gồm Pông, King Pêng, Trớ và Hek là vùng căn cứ cách mạng của ta. Từ đó, cái tên "làng đồn" đã ra đời và tồn tại đến nay.