Nam Bộ khởi đầu mùa du lịch Hè ấn tượng

Nam Bộ khởi đầu mùa du lịch Hè ấn tượng

Kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4-1/5 kéo dài trong 5 ngày là cơ hội để nhiều điểm du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng ở các tỉnh, thành phía Nam thu hút lượng lớn du khách, khởi đầu một mùa du lịch Hè khả quan, ấn tượng.

Nam Bộ khởi đầu mùa du lịch Hè ấn tượng ảnh 1Khách quốc tế tham quan Dinh Độc Lập, địa điểm lịch sử trong ngày 30/4/2023. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Nhiều điểm đến, sự kiện “hút” du khách

Theo thông tin từ UBND Thành phố Hồ Chí Minh, trong 4 tháng đầu năm nay, du lịch, dịch vụ tiếp tục là lĩnh vực có nhiều khởi sắc của thành phố với trên 10,5 triệu lượt du khách nội địa và gần 1,4 triệu lượt du khách quốc tế.Trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 -1/5, nhiều điểm đến trên địa bàn như các di tích lịch sử - văn hóa, các công trình kiến trúc, công viên, khu du lịch thu hút lượng lớn du khách. Trong đó, sản phẩm du lịch mới là tham quan Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Trụ sở HĐND và UBND Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ trong 2 ngày 29 - 30/4 đã đón, phục vụ 1.500 du khách, tạo điểm nhấn mới mẻ cho điểm đến tại thành phố trong dịp nghỉ lễ.

Đại diện Công ty Lữ hành Saigontourist cho biết, dịp kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 -1/5 năm nay đơn vị phục vụ khoảng 18.000 du khách với đa dạng các điểm đến trong và ngoài nước. Trong đó có những du khách đăng ký các hành trình tour ngay nội đô Thành phố Hồ Chí Minh như: Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh di săn trăm năm, Sài Gòn rong ca chiều thứ bảy… Đặc biệt, từ ngày 29/4 đến 3/5, Lữ hành Saigontourist liên tục đón 10 đoàn khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không và tàu biển với trên 5.000 du khách tham gia các hành trình xuyên Việt dài ngày, khám phá nhiều điểm đến đặc sắc như cung đường di sản miền Trung, miền Tây Nam Bộ sông nước, Thành phố Hồ Chí Minh sôi động…

Cùng thuộc vùng Đông Nam Bộ, Bà Rịa-Vũng Tàu có thế mạnh các điểm đến tham quan nghỉ dưỡng gắn với biển đảo, đa dạng sản phẩm du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí từ bình dân đến cao cấp, phù hợp nhiều phân khúc du khách tiếp tục là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn trong kỳ nghỉ lễ. Tại thành phố biển Vũng Tàu, trong 3 ngày từ 29/4 - 1/5 đã đón khoảng trên 170.000 lượt du khách. Lượng du khách đến Vũng Tàu đông nhưng không quá tải. Chủ một số cơ sở lưu trú ở Vũng Tàu cho biết hiện công suất phòng đạt khoảng 70%-80%. Với lợi thế gần Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành cùng ở Nam Bộ, điểm đến Vũng Tàu kỳ vọng tiếp tục thu hút nhiều du khách cho đến ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay.

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều điểm đến đón đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm. Tỉnh Đồng Tháp với lợi thế trên 60 điểm tham quan quan du lịch nông nghiệp đang được đưa vào khai thác, đưa du khách trải nghiệm các vùng trồng sen, xoài, hoa, cây cảnh, các làng nghề truyền thống được nhiều du khách lựa chọn. Trong đó, Lễ hội Xoài Đồng Tháp năm 2023 diễn ra từ 28/4 - 1/5 đã thu hút khoảng 150 ngàn lượt người đến tham quan, trải nghiệm, tạo điểm nhấn ấn tượng cho du lịch Đồng Tháp.

Nam Bộ khởi đầu mùa du lịch Hè ấn tượng ảnh 2Người dân tham quan, chụp ảnh tại Lễ hội xoài Đồng Tháp năm 2023. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Thành phố Cần Thơ, dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5 năm nay cũng diễn ra nhiều hoạt động, lễ hội thu hút du khách như Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ, Lễ hội Khinh khí cầu, các vườn cây ăn trái đang vào mùa thu hoạch tạo sức hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan thành phố sông nước trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiếp tục bổ sung, nâng chất sản phẩm

Khởi đầu mùa du lịch Hè với nhiều ấn tượng, các địa phương tiếp tục làm mới, bổ sung sản phẩm hấp dẫn, tăng cường quảng bá để thu hút du khách.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh: Thành phố cùng các địa phương tiếp tục hình thành nhiều sản phẩm du lịch liên tuyến đặc sắc, gia tăng sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của du lịch từng địa phương cũng như Thành phố Hồ Chí Minh. Du lịch Thành phố tiếp tục hoàn thiện, khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng theo hướng “Mỗi quận, huyện ít nhất mỗi sản phẩm du lịch đặc trưng” nhằm mang đến cho du khách nhiều sản phẩm, điểm đến độc đáo gắn với lịch sử, sắc màu văn hóa ở từng quận, huyện trên địa bàn.

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp: năm 2023, Du lịch Đồng Tháp phấn đấu thu hút 3,8 triệu lượt khách. Tỉnh tiếp tục phát triển loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch trang trại, thân thiện với môi trường. Đồng thời, Đồng Tháp củng cố, nâng chất lượng các chương trình: du lịch trải nghiệm mùa nước nổi tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, trải nghiệm một ngày làm nông dân ở Xẻo Quít, đi trong màu xanh của vườn trái cây đặc sản quýt hồng Lai Vung, xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành. Tỉnh tiếp tục phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương liên kết xây dựng hoàn thiện và khai thác tuyến du lịch Sắc màu vùng biên với hành trình Thành phố Hồ Chí Minh- Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang

Nam Bộ khởi đầu mùa du lịch Hè ấn tượng ảnh 3Du khách trải nghiệm thực tế, tham quan vườn xoài ở xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Đại diện Sở Du lịch Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết: để tiếp tục tạo sức hút, nâng cao sức cạnh tranh cho điểm đến, Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường liên kết về sản phẩm, trao đổi du khách giữa các tỉnh, thành phố; triển khai kích cầu theo mùa vụ, thời điểm và tăng cường các hoạt động quảng bá điểm đến. Riêng tại thành phố Vũng Tàu từ nay đến cuối năm dự kiến có nhiều hoạt động, sự kiện điểm nhấn thu hút du khách như: Ngày hội xe đạp Vũng Tàu Cycling Festival, Giải Việt dã Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội thi hoa lan thành phố Vũng Tàu mở rộng, Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam năm 2023, Lễ hội Trùng Cửu Nhà Lớn Long Sơn… Đây sẽ là những sự kiện, hoạt động tạo điểm nhấn, tăng sức hấp dẫn, cùng với các điểm đến nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí nổi bật ở thành phố biển Vũng Tàu, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Thanh Trà

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Ngày 21/1 (ngày 22 tháng Chạp), không khí Tết Nguyên Đán đã tràn ngập khắp các nẻo đường, cánh đồng hoa Tân Ba ở thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tại đây, những người nông dân tất bật thu hoạch hoa để kịp cung cấp cho người dân trong dịp tiễn ông Công ông Táo, và các chuyến hoa xuôi ngược càng làm cho không khí Tết thêm phần nhộn nhịp.

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Những ngày giữa tháng Chạp âm lịch (giữa tháng 1/2025), hoa Mai Anh Đào tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum bắt đầu nở rộ. Mùa hoa năm nay được đánh giá là khá đẹp so với những năm gần đây, hoa nở đều, bông lớn, giúp thị trấn Măng Đen “khoác” lên mình một màu áo mới. Tiết trời se lạnh, chỉ khoảng 14 độ C, cùng với sương mù vào sáng sớm, có nắng nhẹ vào buổi trưa giúp du khách tự do, thoải mái ngắm nhìn những cành hoa rực rỡ.

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguồn tài nguyên phong phú cùng sự đa dạng trong văn hóa của 49 dân tộc, truyền thống cách mạng hào hùng… đã tạo ra nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Bên cạnh khai thác các tiềm năng, lợi thế, ngành Du lịch Đắk Lắk cùng cộng đồng doanh nghiệp đang tích cực đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng bá và liên kết phát triển du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ. Qua đó, góp phần tăng trưởng lượng khách du lịch.

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Ngày 15/1, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối với hơn 60 đơn vị là các công ty lữ hành nội địa giới thiệu Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La và những nét đặc sắc của du lịch thành phố.

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Ngày 11/1, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) tổ chức Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 và chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh Đào khoe sắc” tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ.

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Trại rắn Đồng Tâm (hay Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9) tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang không chỉ nổi tiếng là một bảo tàng rắn phong phú mà còn là một khu du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Những ngày cuối năm, hoa mua bung nở rực rỡ trên nhiều đồi chè ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), thu hút đông đảo khách tham quan. Để tạo điều kiện cho du khách, các chủ nông trường chè cũng mở cửa cho khách vào tự do để chụp ảnh, quay phim thoải mái.

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Năm 2024, Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn bởi sự phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch, cùng nhiều chính sách kích cầu thị trường hiệu quả; vận dụng, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng, làng nghề, từ đó thu hút lượng du khách cao nhất từ trước đến nay, tạo mức tăng trưởng ấn tượng. Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Thực tế, xuất phát từ nhiều điều kiện liên quan đặc thù quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng, không phải làng nghề hay nghề truyền thống nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Song du lịch làng nghề vẫn một trong những nhóm sản phẩm du lịch quan trọng, làm nên giá trị đặc sắc cho điểm đến. Hiện nay, phát triển du lịch gắn với làng nghề, nghề truyền thống ở nhiều địa phương đang có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay từ cộng đồng người dân làng nghề, các cấp, ngành chức năng, các doanh nghiệp thu mua sản phẩm làng nghề cũng như các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Nhìn từ góc độ văn hóa, làng nghề, nghề thủ công là những di sản văn hóa cần được bảo tồn, phát huy giá trị, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có kinh tế du lịch. Từ nguyên liệu cho đến các công đoạn sáng tạo, làm nên sản phẩm hoặc quan niệm về tín ngưỡng, nhân sinh thể hiện qua sản phẩm cùng các nghi thức tôn vinh tổ nghề đều thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân làng nghề, có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Với lợi thế có gần 28.000 km đường thủy, du lịch sông nước gắn với nét văn hóa miệt vườn là những sản phẩm du lịch nổi bật thu hút du khách của Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, lợi thế này vẫn còn rất nhiều tiềm năng cần được các địa phương khai thác, phát huy hiệu quả hơn để sản phẩm du lịch tránh đơn điệu, trùng lặp khiến du khách cho rằng “chỉ cần đến một lần cho biết, đi một nơi biết được cả vùng”.

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Ngày 1/1, trong không khí rộn ràng của ngày đầu năm mới, tỉnh Hà Giang hân hoan chào đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến tham quan và trải nghiệm tại mảnh đất cực Bắc Tổ quốc. Sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang tổ chức nhằm khởi đầu cho chuỗi hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch trong suốt năm 2025.

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Kết thúc năm 2024, lĩnh vực du lịch của vùng Đông Nam Bộ - khu vực kinh tế năng động của cả nước tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả nổi bật. Phát huy kết quả đạt được, đồng thời nhìn rõ những “gam trầm” trong bức tranh sáng, năm 2025 các địa phương có giải pháp tăng sức hút, giữ vững vị thế du lịch Đông Nam Bộ trên bản đồ du lịch cả nước.

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn thu hút bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Văn hóa truyền thống đang dần trở thành thế mạnh để ngành du lịch Cao Bằng khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt…

Vẻ đẹp lung linh Đêm hoa đăng Ninh Kiều năm 2024

Vẻ đẹp lung linh Đêm hoa đăng Ninh Kiều năm 2024

Tối 30/12, tại thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức khai mạc Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều lần thứ 7 năm 2024.

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Từ tháng 11/2020, chợ phiên Mường Chon đi vào hoạt động, bày bán các sản phẩm đặc trưng trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc tại các huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Tương Dương và là nơi bảo lưu, trao truyền, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao miền Tây xứ Nghệ.

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Từng là “vùng trũng” về du lịch nhưng trong năm 2024, ngành Du lịch Điện Biên đã vươn mình khẳng định là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách. Có thể khẳng định, việc tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” chính là bệ phóng vững chắc để ngành Du lịch có một năm bứt phá ngoạn mục với những con số ấn tượng và thành tựu đáng tự hào.

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) tạo ra trải nghiệm sống động, hấp dẫn, giúp hỗ trợ du khách khám phá các tour, tuyến, điểm đến, sản phẩm du lịch từ xa, tăng trải nghiệm cá nhân, làm phong phú các hoạt động du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng du lịch, nhưng việc ứng dụng VR/AR phát triển du lịch còn nhiều hạn chế.