Năm nay, nhiều bổn sóc đã có chiến dịch tập luyện ghe ngo “dài hơi”. Theo đó, nhiều đội đã bắt đầu tập luyện từ cách đây 2 tháng, nhằm nâng cao thể lực cho các vận động viên và đặc biệt là tập luyện nhuần nhuyễn các kỹ chiến thuật cho đội ghe trước khi chính thức bước vào thi đấu. Tùy vào điều kiện sản xuất, vị trí địa lý, từng nhà chùa, từng phum sóc lựa chọn thời điểm tập luyện để sao đạt được kế hoạch huấn luyện và phù hợp với sinh hoạt và đời sống kinh tế của vận động viên.
Cũng như những năm trước, thời gian tập luyện của các vận động viên cả nam lẫn nữ của chùa Pua Poues Toeurk (Phú Tứk) ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú thường diễn ra vào lúc xế chiều, sau khi các vận động viên đã tan ca từ các công ty, xí nghiệp và xong các công việc đồng áng. Dù sau một ngày làm việc mệt nhọc nhưng không khí tập luyện của các vận động viên đều rất hăng say và đúng với các bài tập được ban huấn luyện đề ra.
Theo anh Đỗ Minh Dũng, Huấn luyện viên của chùa Phú Tứk, dù tập luyện vào buổi tối nhưng hầu như các vận động viên của chùa đều có mặt đầy đủ, đúng giờ và tập luyện rất hăng say.
Ngày trước, phụ nữ không bao giờ được quyền đến gần chiếc ghe ngo, vì đó là điều cấm kỵ. Bởi, theo quan niệm trước đây, chiếc ghe ngo luôn là bảo vật thiêng liêng của phum sóc. Đến nay, hình ảnh những cô gái Khmer nhịp nhàng sử dụng mái dầm trong các cuộc đua ghe Ngo đã trở nên quen thuộc với người dân Sóc Trăng nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Năm nay, chùa Phú Tứk vừa đóng thêm ghe mới. Chùa vận động được chị em trong bổn sóc tham gia nên có thêm một đội ghe nữ nữa để tranh tài trong ngày hội sắp tới.
Chị Trần Thị Phượng, vận động viên của chùa chia sẻ, bản thân rất đam mê môn ghe ngo nên trước đây khi nhà chùa chưa có ghe ngo nữ, chị đã từng tham gia bơi cho nhiều đội ghe ngo nữ khác cả trong và ngoài huyện. Năm nay, khi chùa có ghe mới, chị em trong phum sóc rất hồ hởi và tích cực vận động nhau cùng ra tập luyện, vừa góp phần gìn giữ bản sắc của dân tộc vừa mong muốn mang được “vinh quang” về cho bổn sóc.
Năm nay, các vận động viên ở chùa Sro Lôn ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên có chiến thuật tập luyện ngắn ngày hơn những năm trước, đồng thời tập chủ yếu ở trên ghe để các vận động viên làm quen với nhịp dầm và thực tế trên “đường đua xanh”.
Theo anh Trầm Anh Tuấn, vận động viên của chùa Sro Lôn, năm nay đa số lực lượng chính của chùa là các vận động viên trẻ, khỏe chiến thuật được huấn luyện viên đề ra là tăng cường sức dẻo dai và tăng tốc về đích. Toàn đội quyết tâm đạt được thứ hạng trong lễ hội sắp tới.
Cùng với không khí tập luyện của các đội ghe ngo trong tỉnh, hai đội ghe ngo nam, nữ của chùa Ô Chum Prek Chek ở xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm đã và đang tích cực tập luyện để chuẩn bị cho ngày khai hội.
So với năm trước, mùa giải năm nay,các vận động viên của chùa Ô Chum tham gia tập luyện rất nhiệt tình. Chỉ trong 5 ngày đầu, hai đội ghe của nhà chùa đã thu hút trên 100 vận động viên tham gia tập luyện, với đa số là cư dân bổn sóc. Với các vận động viên nữ, nhà chùa cho luyện tập sớm hơn để các chị em có thể sắp xếp công việc gia đình. Riêng đội ghe ngo nam, phương pháp huấn luyện có sự thay đổi. Ban huấn luyện cho các vận động viên tập thể lực trên cạn bằng cách cầm chiếc dầm kéo thẳng mặt nền xi măng, nhằm dễ theo dõi động tác, nhịp bơi, từ đó giúp các tay bơi tăng cường thể lực và nhịp bơi đều hơn.
Lễ hội đua ghe ngo Oóc om bóc là một trong 3 lễ lớn của đồng bào Khmer Nam bộ, gồm Chôl Chnăm Thmây, Sene Đôlta và Oóc om bóc-đua ghe ngo. Lễ hội là cách để người dân tạ ơn thần nước, dòng sông và thiên nhiên đã cung cấp cá và làm đất đai phì nhiêu; đánh dấu thời điểm kết thúc mùa mưa, chuyển sang mùa nắng.
Theo ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Phó Trưởng ban Tổ chức lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV - khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019, đến nay, trên 40 đội nam và 7 đội nữ đăng ký tham gia. Trong đó, ngoài tỉnh có 9 đội (với 6 đội nam và 3 đội nữ) đến từ các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Kiên Giang.
Việc tổ chức lễ hội Oóc om bóc-Đua ghe ngo luôn được tỉnh Sóc Trăng tổ chức và duy trì hàng năm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Thông qua lễ hội, tỉnh Sóc Trăng mong muốn tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu hình ảnh về vùng đất và con người Sóc Trăng đến với du khách trong và ngoài nước. Tính đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho Lễ hội Oóc om bóc-Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV- khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 về cơ bản được thực hiện chu đáo mọi mặt và sẵn sàng cho ngày khai hội.
Cũng như những năm trước, thời gian tập luyện của các vận động viên cả nam lẫn nữ của chùa Pua Poues Toeurk (Phú Tứk) ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú thường diễn ra vào lúc xế chiều, sau khi các vận động viên đã tan ca từ các công ty, xí nghiệp và xong các công việc đồng áng. Dù sau một ngày làm việc mệt nhọc nhưng không khí tập luyện của các vận động viên đều rất hăng say và đúng với các bài tập được ban huấn luyện đề ra.
Theo anh Đỗ Minh Dũng, Huấn luyện viên của chùa Phú Tứk, dù tập luyện vào buổi tối nhưng hầu như các vận động viên của chùa đều có mặt đầy đủ, đúng giờ và tập luyện rất hăng say.
Ngày trước, phụ nữ không bao giờ được quyền đến gần chiếc ghe ngo, vì đó là điều cấm kỵ. Bởi, theo quan niệm trước đây, chiếc ghe ngo luôn là bảo vật thiêng liêng của phum sóc. Đến nay, hình ảnh những cô gái Khmer nhịp nhàng sử dụng mái dầm trong các cuộc đua ghe Ngo đã trở nên quen thuộc với người dân Sóc Trăng nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Năm nay, chùa Phú Tứk vừa đóng thêm ghe mới. Chùa vận động được chị em trong bổn sóc tham gia nên có thêm một đội ghe nữ nữa để tranh tài trong ngày hội sắp tới.
Chị Trần Thị Phượng, vận động viên của chùa chia sẻ, bản thân rất đam mê môn ghe ngo nên trước đây khi nhà chùa chưa có ghe ngo nữ, chị đã từng tham gia bơi cho nhiều đội ghe ngo nữ khác cả trong và ngoài huyện. Năm nay, khi chùa có ghe mới, chị em trong phum sóc rất hồ hởi và tích cực vận động nhau cùng ra tập luyện, vừa góp phần gìn giữ bản sắc của dân tộc vừa mong muốn mang được “vinh quang” về cho bổn sóc.
Năm nay, các vận động viên ở chùa Sro Lôn ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên có chiến thuật tập luyện ngắn ngày hơn những năm trước, đồng thời tập chủ yếu ở trên ghe để các vận động viên làm quen với nhịp dầm và thực tế trên “đường đua xanh”.
Theo anh Trầm Anh Tuấn, vận động viên của chùa Sro Lôn, năm nay đa số lực lượng chính của chùa là các vận động viên trẻ, khỏe chiến thuật được huấn luyện viên đề ra là tăng cường sức dẻo dai và tăng tốc về đích. Toàn đội quyết tâm đạt được thứ hạng trong lễ hội sắp tới.
Cùng với không khí tập luyện của các đội ghe ngo trong tỉnh, hai đội ghe ngo nam, nữ của chùa Ô Chum Prek Chek ở xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm đã và đang tích cực tập luyện để chuẩn bị cho ngày khai hội.
So với năm trước, mùa giải năm nay,các vận động viên của chùa Ô Chum tham gia tập luyện rất nhiệt tình. Chỉ trong 5 ngày đầu, hai đội ghe của nhà chùa đã thu hút trên 100 vận động viên tham gia tập luyện, với đa số là cư dân bổn sóc. Với các vận động viên nữ, nhà chùa cho luyện tập sớm hơn để các chị em có thể sắp xếp công việc gia đình. Riêng đội ghe ngo nam, phương pháp huấn luyện có sự thay đổi. Ban huấn luyện cho các vận động viên tập thể lực trên cạn bằng cách cầm chiếc dầm kéo thẳng mặt nền xi măng, nhằm dễ theo dõi động tác, nhịp bơi, từ đó giúp các tay bơi tăng cường thể lực và nhịp bơi đều hơn.
Lễ hội đua ghe ngo Oóc om bóc là một trong 3 lễ lớn của đồng bào Khmer Nam bộ, gồm Chôl Chnăm Thmây, Sene Đôlta và Oóc om bóc-đua ghe ngo. Lễ hội là cách để người dân tạ ơn thần nước, dòng sông và thiên nhiên đã cung cấp cá và làm đất đai phì nhiêu; đánh dấu thời điểm kết thúc mùa mưa, chuyển sang mùa nắng.
Theo ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Phó Trưởng ban Tổ chức lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV - khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019, đến nay, trên 40 đội nam và 7 đội nữ đăng ký tham gia. Trong đó, ngoài tỉnh có 9 đội (với 6 đội nam và 3 đội nữ) đến từ các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Kiên Giang.
Việc tổ chức lễ hội Oóc om bóc-Đua ghe ngo luôn được tỉnh Sóc Trăng tổ chức và duy trì hàng năm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Thông qua lễ hội, tỉnh Sóc Trăng mong muốn tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu hình ảnh về vùng đất và con người Sóc Trăng đến với du khách trong và ngoài nước. Tính đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho Lễ hội Oóc om bóc-Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV- khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 về cơ bản được thực hiện chu đáo mọi mặt và sẵn sàng cho ngày khai hội.
Chanh Đa