OCOP góp phần khẳng định vai trò của hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội

Hà Nội là một trong số ít các địa phương trong cả nước có tốc độ phát triển hợp tác xã nông nghiệp nhanh cả về số lượng và chất lượng.
Hà Nội là một trong số ít các địa phương trong cả nước có tốc độ phát triển hợp tác xã nông nghiệp nhanh cả về số lượng và chất lượng.

Sau hơn 3 năm triển khai, Hà Nội được đánh giá là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Đến nay, Hà Nội có 282/1.054 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và cấp sao thuộc 64 hợp tác xã, cho thấy vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong việc thực hiện chương trình này…

OCOP góp phần khẳng định vai trò của hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội ảnh 1Hà Nội là một trong số ít các địa phương trong cả nước có tốc độ phát triển hợp tác xã nông nghiệp nhanh cả về số lượng và chất lượng.
OCOP góp phần khẳng định vai trò của hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội ảnh 2Bên cạnh việc giải quyết việc làm cho người lao động, các hợp tác xã nông nghiệp của Hà Nội còn giữ vai trò bao tiêu, tiếp thị sản phẩm, cung ứng vật tư... giúp nông dân yên tâm sản xuất.

Theo số liệu từ Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, tính đến hết năm 2020, Hà Nội có 1.235 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 1.090 hợp tác xã đang hoạt động, 145 hợp tác xã ngừng hoạt động. Trong số các hợp tác xã hoạt động hiệu quả, có 70 hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi giá trị gắn với sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; có 64 hợp tác xã với 282 sản phẩm được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng OCOP đạt 3 sao trở lên, góp phần khẳng định vị trí, vai trò của hợp tác xã ở khu vực kinh tế tập thể.

OCOP góp phần khẳng định vai trò của hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội ảnh 3Chị Bùi Thị Thanh Hà (áo hoa), Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà ở xã Ninh Sở, huyện Thường Tín giới thiệu với lãnh đạo thành phố Hà Nội về quy trình sản xuất các loại rau của hợp tác xã.
OCOP góp phần khẳng định vai trò của hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội ảnh 4Hợp tác xã VietGAP Đồng Tiến ở xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa thường xuyên phối hợp với Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội tổ chức hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP cho các hội viên.

Chị Bùi Thị Thanh Hà, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà có địa chỉ tại xã Ninh Sở, huyện Thường Tín cho biết: “Hợp tác xã được thành lập từ năm 2018, hiện có nhiều loại rau ăn như: cải ngọt, cải thìa, cải mơ, cải đuôi phụng, cải nizula, rau muống, mồng tơi, rau dền… Vừa qua, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã công nhận 30 sản phẩm rau của hợp tác xã đạt chất lượng OCOP 4 sao. Từ khi được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP, trung bình mỗi ngày, hợp tác xã cung cấp ra thị trường từ 150 - 200kg rau các loại cho nhiều siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn trên địa bàn Thủ đô và một số tỉnh, thành lân cận. Hợp tác xã có doanh thu đạt trên 2 tỷ đồng/ha, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động với mức lương ổn định từ 6 - 8 triệu đồng/người/tháng”.

OCOP góp phần khẳng định vai trò của hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội ảnh 5Chăm sóc đàn gà đẻ trứng tại trang trại liên kết của Hợp tác xã chăn nuôi Đông Lỗ, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa.
OCOP góp phần khẳng định vai trò của hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội ảnh 6Hợp tác xã VietGAP Đồng Tiến thuộc xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa có diện tích trên 53ha trồng bưởi Diễn bên bờ sông Đáy, mỗi năm đem lại doanh thu trên 1 tỷ đồng/ha.

Ông Hoàng Văn Khảm, Giám đốc Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn ở thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ thông tin: “Hợp tác xã có 6 sản phẩm được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, bao gồm: hành lá, rau muống, rau cải canh, rau mùng tơi, cà chua và rau mùi ta. Việc được công nhận sản phẩm OCOP đã góp phần mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng hơn cho thương hiệu rau sạch Chúc Sơn”.

OCOP góp phần khẳng định vai trò của hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội ảnh 7Đóng gói sản phẩm rau ăn lá để cung cấp cho thị trường tại Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn ở thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ.
OCOP góp phần khẳng định vai trò của hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội ảnh 8Người dân thôn Giáp Ngọ, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ (thành viên của Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn) tích cực chăm sóc rau đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân Thủ đô.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết: “Đến nay, Hà Nội có 64 hợp tác xã nông nghiệp tham gia Chương trình OCOP và phát triển được 282 sản phẩm. Các hợp tác xã này đã khẳng định được vị thế trong Chương trình OCOP, nhận được niềm tin của người tiêu dùng. Hà Nội trong giai đoạn tới sẽ tập trung nguồn lực phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, tạo ra các cánh đồng chuyên canh và đẩy mạnh cơ giới hóa. Để thực hiện mục tiêu này, Hà Nội sẽ đẩy mạnh đầu tư về vốn, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hợp tác xã nông nghiệp phát triển”. 

OCOP góp phần khẳng định vai trò của hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội ảnh 9Những năm vừa qua, các hợp tác xã nông nghiệp của Hà Nội có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất, đã và đang ngày càng phát huy vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội.
OCOP góp phần khẳng định vai trò của hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội ảnh 10Hà Nội trong giai đoạn tới sẽ tập trung nguồn lực phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, tạo ra các cánh đồng chuyên canh và đẩy mạnh cơ giới hóa.

Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng: "Ðể phát huy vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp, trong giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội cần phát triển các hợp tác xã chuyên ngành, các hợp tác xã toàn xã, từ đó thúc đẩy liên kết, gắn sản xuất với chế biến, kết nối tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp. Hà Nội cần phát triển hợp tác xã dịch vụ tổng hợp kết hợp với hoạt động du lịch…, giúp các hợp tác xã nông nghiệp có thêm nhiều sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP”.

OCOP góp phần khẳng định vai trò của hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội ảnh 11Hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ Cuối Quý Đan Phượng ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng đầu tư sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí nông thôn mới.
OCOP góp phần khẳng định vai trò của hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội ảnh 12Hợp tác xã rau sạch Tiền Lệ ở xã Tiền Lệ, huyện Hoài Đức mỗi ngày cung cấp hơn 500 kg rau ăn lá đảm bảo chất lượng cho thị trường.

Thực hiện: Từ Quỳnh, Vũ Văn, Hoàng Hiếu

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm