OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội

Sản phẩm được giới thiệu tại Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2020 (lần thứ nhất).
Sản phẩm được giới thiệu tại Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2020 (lần thứ nhất).

Với 1.054 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và cấp sao, Hà Nội hiện là địa phương đi đầu cả nước trong triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Chương trình OCOP đã tạo động lực để Hà Nội phát triển kinh tế nông thôn, giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp, cá nhân nâng cấp sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ...

OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 1Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ (thứ hai, từ phải sang) gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với các chủ thể OCOP tại Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2020.
OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 2Sản phẩm được giới thiệu tại Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2020 (lần thứ nhất).

Sau hơn 3 năm triển khai chương trình OCOP, Hà Nội có 1.054 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và cấp sao, trong đó chiếm số lượng lớn là nhóm ngành nông sản, thực phẩm, đồ uống; hàng thủ công mỹ nghệ... Chương trình OCOP đã tạo động lực để Hà Nội phát triển kinh tế nông thôn, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia với 72 doanh nghiệp, 82 hợp tác xã, 101 hộ sản xuất - kinh doanh, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động nông thôn. Các chủ thể OCOP đã ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia chương trình đánh giá sản phẩm.

OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 3Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020 của huyện Ba Vì.
OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 4Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP thành phố Hà Nội năm 2020.

Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí, sau hơn 3 năm triển khai, có ba điểm chính đem lại hiệu quả của chương trình. Thứ nhất là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo thành phố Hà Nội trong việc kết nối, giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP. Thứ hai là công tác đào tạo, tập huấn được chú trọng, giúp cho việc tổ chức triển khai Chương trình OCOP trở nên bài bản, chuyên nghiệp. Điểm cuối cùng là công tác thông tin, tuyên truyền được tổ chức tốt, tạo sức lan tỏa, giúp các chủ thể OCOP hiểu được mục tiêu, ý nghĩa của chương trình, từ đó tích cực tham gia hưởng ứng.

OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 5Quang cảnh Lễ cắt băng khai mạc sự kiện “Giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên”… diễn ra tối ngày 30/10/2020 tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn.
OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 6Hàng vạn sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền thuộc các tỉnh, thành phố trên mọi miền đất nước đã được giới thiệu tới đông đảo người dân Thủ đô và du khách.

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội phấn đấu trung bình mỗi năm đánh giá, phân hạng 400 sản phẩm OCOP. Hà Nội ưu tiên nâng cấp các đặc sản vùng miền, làng nghề truyền thống, hoàn thiện bộ nhận diện nâng sao các sản phẩm, giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm OCOP được cấp sao nhằm bảo vệ người tiêu dùng… Riêng năm 2021, Hà Nội phấn đấu tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP cấp thành phố theo đúng quy định, phấn đấu có khoảng 400 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên và 10 sản phẩm tiềm năng 5 sao tham gia đánh giá và phân hạng sản phẩm cấp Quốc gia; phát triển mới trên địa bàn thành phố từ 30 đến 40 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 7Sản phẩm OCOP Hà Nội.
OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 8Sản phẩm OCOP Hà Nội.
OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 9Sản phẩm OCOP Hà Nội.
OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 10Sản phẩm OCOP Hà Nội.
OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 11Sản phẩm OCOP Hà Nội.
OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 12Sản phẩm OCOP Hà Nội.
OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 13Sản phẩm OCOP Hà Nội.
OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 14Sản phẩm OCOP Hà Nội.
OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 15Sản phẩm OCOP Hà Nội.
OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 16Sản phẩm OCOP Hà Nội.
OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 17Sản phẩm OCOP Hà Nội.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí thông tin thêm: Để hiện thực hóa mục tiêu, Hà Nội sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ 255 chủ thể đã được Hà Nội phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng cấp thành phố tham gia các hoạt động kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm; triển khai xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với các điểm du lịch sinh thái của Quốc gia và Hà Nội; đề xuất với Chính phủ có thêm hỗ trợ, đầu tư, nâng cấp chất lượng sản phẩm OCOP; quy định mức thưởng cho các chủ thể có sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên; hỗ trợ kinh phí cho các điểm giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm OCOP… góp phần tạo động lực thúc đẩy chương trình.

OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội ảnh 18Trong khuôn khổ các sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP, để tạo thêm điểm nhấn, Hà Nội tổ chức biểu diễn những nét văn hóa đặc trưng của các vùng miền trên cả nước.
Vừa qua, Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội năm 2021 với 8 nội dung chính. Cụ thể: Xây dựng hệ thống chỉ đạo, thực hiện Chương trình OCOP từ thành phố đến cơ sở; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình OCOP; Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn lực; Triển khai đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; Phát triển, nâng cấp sản phẩm OCOP; Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP; Nâng cao năng lực quản lý, kinh nghiệm triển khai Chương trình OCOP; Kiểm tra, giám sát các chủ thể quản lý, duy trì, phát triển sản phẩm OCOP.

Bài: Thu Hải - Ảnh: Ngọc Đức, Hoàng Thắng

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm