Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Ngày 25/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định, chứng nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) cấp thành phố năm 2020 (lần thứ 2) và tổng kết thực hiện Chương trình OCOP; trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 1Ngày 25/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định, chứng nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) cấp thành phố năm 2020 (lần thứ 2) và tổng kết thực hiện Chương trình OCOP.
Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 2Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham mưu Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội các chính sách mới nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển chương trình OCOP.

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận được 630 sản phẩm OCOP, trong đó có có 14 sản phẩm tiềm năng 5 sao (chiếm 2,2%); 421 sản phẩm 4 sao (chiếm 66,8%); 195 sản phẩm 3 sao (chiếm 31%) của 50 doanh nghiệp, 57 hợp tác xã và 52 hộ sản xuất kinh doanh, giải quyết được trên 3.000 lao động khu vực nông thôn. Trong 630 sản phẩm OCOP có 467 sản phẩm thực phẩm (chiếm 74,1%), đồ uống 19 sản phẩm (chiếm 3,0%), thảo dược 5 sản phẩm (chiếm 0,8%), vải, may mặc 24 sản phẩm (chiếm 3,8%), sản phẩm lưu niệm, nội thất và trang trí 115 sản phẩm (chiếm 18,3%). Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ đánh giá, phân hạng trên 370 sản phẩm, phấn đấu đến hết năm 2020, thành phố có trên 1.000 sản phẩm OCOP.

Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 3Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, Phó Chánh Văn phòng Thường trực - Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí công bố danh sách các tập thể, cá nhân thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm và được nhận bằng khen của Thành phố.
Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 4Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền trao Giấy chứng nhận OCOP cho các chủ thể có sản phẩm tiềm năng 5 sao.

Năm 2020, Hà Nội cũng đã đưa vào hoạt động 13 điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP. Hà Nội tổ chức 4 sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền..., góp phần giúp các chủ thể OCOP tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội xác định sẽ phát triển, nâng cấp, hỗ trợ, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng ít nhất 400 sản phẩm OCOP/năm.

Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 5Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền trao quyết định công nhận sản phẩm OCOP của Thành phố cho các chủ thể.
Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 6Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ trao quyết định công nhận sản phẩm OCOP của Thành phố cho các chủ thể.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội trong thực hiện Chương trình OCOP.

Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 7Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền trao bằng khen cho các tập thể thực hiện tốt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 8Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền trao bằng khen cho các cá nhân thực hiện tốt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 9Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền trao bằng khen cho các cá nhân thực hiện tốt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.

Hà Nội cũng sẽ bám sát và triển khai kịp thời các chỉ đạo của Trung ương, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và nhân dân; tập trung đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và các chủ thể tham gia Chương trình OCOP. Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền của Hà Nội và cả nước đến các kênh phân phối.

Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 10Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ trao bằng khen cho các cá nhân thực hiện tốt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 11Các đại biểu cắt băng khai mạc khu trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP.

Tại hội nghị, Ban tổ chức đã công bố kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 2 năm 2020 cho 329 sản phẩm (trong đó có 8 sản phẩm tiềm năng 5 sao); trao Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020.

Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 12
Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 13
Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 14

Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 15

Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 16
Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 17
Hà Nội tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 18Một số hình ảnh trong buổi khai mạc khu trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Kết thúc hội nghị, thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc khu trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Khu trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP diễn ra từ ngày 25 đến 27/12/2020.

Bài và ảnh: Nguyễn Hoàng Thắng

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Trong hai ngày 16 và 17/1, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum tổ chức trao Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo cho phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) và thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông). Đây là hai vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo đầu tiên của tỉnh Kon Tum cũng như của khu vực Tây Nguyên.

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2025, trên nhiều bản làng, thôn xóm của huyện Vị Xuyên (Hà Giang) hàng chục ngôi nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mỗi ngôi nhà mới được hoàn thành đồng nghĩa với việc sẽ có một hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từ đó yên tâm lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Các hộ được xóa nhà tạm sẽ đón Tết vui tươi, đầm ấm hơn.

Bàn giao 292 ngôi nhà mới cho người dân huyện biên giới Lạng Sơn

Bàn giao 292 ngôi nhà mới cho người dân huyện biên giới Lạng Sơn

Chiều 16/1, tại thôn Khòn Chu, xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức sơ kết giai đoạn 1 Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát và bàn giao 292 căn nhà mới cho người dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Đồng bào Mông ở Tà Han hân hoan an cư trong những căn nhà mới

Đồng bào Mông ở Tà Han hân hoan an cư trong những căn nhà mới

Đầu tháng 9/2024, do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), khu vực sinh sống của đồng bào Mông thôn Tà Han (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) bỗng dưng xuất hiện nhiều vết nứt nguy cơ sạt lở cao. 25 hộ dân của thôn Tà Han buộc phải di dời khẩn cấp đến nơi ở tạm. Đời sống của những hộ dân vùng cao này vốn đã vất vả càng thêm khó khăn.

Ninh Thuận hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Ninh Thuận hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Tỉnh Ninh Thuận đang tăng cường huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Qua đó, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của địa phương trong giai đoạn tới.

Điện Biên: Hỗ trợ các gia đình chính sách có nơi ở an toàn, kiên cố

Điện Biên: Hỗ trợ các gia đình chính sách có nơi ở an toàn, kiên cố

Nhằm tri ân những đóng góp to lớn của các gia đình có công với cách mạng, tỉnh Điện Biên vừa phê duyệt kế hoạch hỗ trợ nhà ở với tổng kinh phí gần 7 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Qua đó, mang lại sự thay đổi thiết thực cho 169 gia đình thuộc diện chính sách.

Chung tay vì ước mơ an cư của người nghèo

Chung tay vì ước mơ an cư của người nghèo

Nhằm hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, có động lực vươn lên, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung thực hiện hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Những ngôi nhà mới kiên cố, khang trang thay cho những ngôi nhà tạm bợ được bàn giao cho các hộ gia đình, không chỉ là sự quan tâm về vật chất, mà còn là nguồn động viên tinh thần, để người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/1, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng đến các khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền duy trì ở mức cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4, một số nơi xuất hiện gió giật mạnh cấp 6. Thời tiết rét đậm bao phủ diện rộng, vùng núi cao có nguy cơ xảy ra băng giá và sương muối.

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có 35,44% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, dân tộc Hoa chiếm 5,22%. Những người có uy tín trong các dân tộc đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tham gia thực hiện tốt các phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở Sóc Trăng.

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Năm nay, Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Ất Tỵ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, được tổ chức từ ngày 3-20/1 trên địa bàn 12 đồn Biên phòng của tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực, mang Tết sớm về vùng biển.

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Những ngày này, thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Nghệ An bắt đầu sôi động phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Đây cũng là thời điểm để thực phẩm kém chất lượng dễ dàng xâm nhập vào thị trường. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, người dân cần lựa chọn thực phẩm an toàn.

Chăm lo Tết cho người nghèo, người yếu thế vùng biên giới Tây Ninh

Chăm lo Tết cho người nghèo, người yếu thế vùng biên giới Tây Ninh

Nhằm sẻ chia, giúp đỡ người khuyết tật, người nghèo và trẻ em vùng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, Hội Bảo trợ người khuyết tật, người nghèo và Bảo vệ Quyền Trẻ em tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Chương trình trao tặng quà Tết Ất Tỵ năm 2025, với phương châm không để ai thiếu Tết.

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chiều 13/1, tại UBND phường 2 (thị xã Ngã Năm), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Tết nhân ái - Tết yêu thương” và văn nghệ mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đây là hoạt động chung tay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là đồng bào dân tộc Khmer đón một mùa xuân thêm an vui, ấm áp.

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần. Để người lao động, người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được đón Tết đủ đầy hơn, nhiều địa phương, cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm đã có các hoạt động chăm lo thiết thực.

Điện về thắp sáng Vàng On

Điện về thắp sáng Vàng On

Những ngày gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, niềm vui của 105 hộ đồng bào dân tộc Mông và Dao, thôn Vàng On, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) được nhân lên gấp bội bởi sau 30 năm bà con nơi đây mới được sử dụng điện lưới quốc gia.