Nuôi cá tầm trong bể - mô hình thu tiền tỷ ở Lâm Đồng

Kiểm tra khả năng sinh trưởng của cá tầm trước thời kỳ thu hoạch. Ảnh: Nguyễn Dũng
Kiểm tra khả năng sinh trưởng của cá tầm trước thời kỳ thu hoạch. Ảnh: Nguyễn Dũng

Thay vì sử dụng nguồn nước chảy tự nhiên, nhiều hộ dân ở huyện Đam Rông (Lâm Đồng) lại dẫn nước suối về bể xi măng để nuôi cá tầm, có thu nhập hàng tỷ đồng/năm.

Nuôi cá tầm trong bể - mô hình thu tiền tỷ ở Lâm Đồng ảnh 1Kiểm tra khả năng sinh trưởng của cá tầm trước thời kỳ thu hoạch. Ảnh: Nguyễn Dũng

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đam Rông, toàn huyện có gần 10 ha mặt nước nuôi cá tầm theo hướng ứng dụng công nghệ cao (bể xi măng, phủ lưới che, hệ thống nước chảy tự động…), năng suất trên 70 tấn/ha (sản lượng 1.200 - 1.400 tấn/năm). Diện tích nuôi cá tầm tập trung chủ yếu ở các xã Rô Men, Đạ M’Rông, Đạ Tông, Đạ Long và Liêng Srônh. Nhờ thị trường ổn định, giá bán từ 180.000 - 300.000 đồng/kg, nghề nuôi cá tầm đã giúp người dân nơi đây có thu nhập đáng kể.

Nuôi cá tầm trong bể - mô hình thu tiền tỷ ở Lâm Đồng ảnh 2Khu trang trại nuôi cá tầm của ông Huỳnh Ngọc Thu trên diện tích 10.000 m2 với khoảng 80 bể nuôi ở trung tâm xã Rô Men, huyện Đam Rông cho doanh thu khoảng 10 tỷ đồng/năm. Ảnh: Nguyễn Dũng
Nuôi cá tầm trong bể - mô hình thu tiền tỷ ở Lâm Đồng ảnh 3Gia đình chị Nguyễn Phương Bắc ở xã Rô Men, huyện Đam Rông có thu nhập cả tỷ đồng nhờ 20 bể nuôi cá tầm cho sản lượng từ 10 - 15 tấn/năm. Ảnh: Nguyễn Dũng

Ông Liêng Hot Ha Hai, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đam Rông cho biết, nuôi cá tầm là một trong những mô hình giảm nghèo nhanh và bền vững của địa phương. Diện tích nuôi cá tầm của huyện hiện đang đứng đầu tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Đó là một trong những niềm tự hào của huyện vùng sâu, vùng xa như Đam Rông. Huyện phấn đấu đến năm 2025 diện tích nuôi cá tầm đạt 50 ha.

Nguyễn Dũng

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm