Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và trải qua nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực, cố gắng vươn lên, đến nay, nông dân Đỗ Văn Được (52 tuổi, tổ dân phố thôn Thạch Bi 2, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã thành công với mô hình nuôi cá mú Trân Châu.
Sông Vàm Cỏ Đông đoạn qua tỉnh Tây Ninh dài gần 105km; chảy qua 4 huyện Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và 2 thị xã Hòa Thành, Trảng Bàng… Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm liên tục xuất hiện khiến người dân nuôi cá ven sông trắng tay, mất tiền tỉ. Xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bắc Giang Nguyễn Thu Hiền cho biết, năm 2024, tỉnh phấn đấu tổng diện tích nuôi thủy sản đạt 11.800 ha; trong đó, diện tích nuôi chuyên canh 6.120 ha, diện tích nuôi thâm canh năng suất cao 10 tấn/ha là 1.900 ha.
Ứng dụng công nghệ lồng nuôi HDPE (kiểu Na Uy) nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, nông dân Khánh Hòa có thể nuôi cá tại các vùng biển xa bờ, chịu được sóng gió lớn cấp 12, giảm thiệt hại thấp nhất khi xảy ra bão lũ.
Bằng sự sáng tạo và chăm chỉ trong sản xuất, ông Hoàng Như Đốc, phường Quảng Phú, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thành công mô hình dưới nuôi cá, trên nuôi ếch thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này đang cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm, sản phẩm ếch thương phẩm và cá của gia đình ông Đốc đã được bán ở thị trường trong và ngoài tỉnh.
Theo xu hướng sản xuất tạo sản phẩm sạch, tại tỉnh Trà Vinh trong những năm gần đây đã có đã có hàng nghìn hộ nông dân ở các huyện ven biển Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên Hải, phát triển khá nhiều mô hình trồng rừng kết hợp nuôi tôm – cá. Đây là mô hình được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích, đánh giá cao về hiệu quả và tính bền vững bảo vệ môi trường trước tình hình biến đổi khí hậu.
Nghề nuôi cá lồng bè gần hai mươi năm nay đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân xã đảo Thổ Châu, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý xa xôi, đầu ra của nghề nuôi lồng bè nơi đây hiện chưa ổn định khiến hiệu quả kinh tế bị ảnh hưởng.
Giai đoạn chuyển mùa, các loài cá nuôi thường dễ mắc một số bệnh như đốm đỏ, xuất huyết do vi rút, nấm, trùng mỏ neo… Để hạn chế tối đa thiệt hại, bà con cần chú ý một số vấn đề sau
Thúc đẩy phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả, UBND tỉnh Hà Nam đã triển khai đề án xây dựng mô hình điểm nuôi cá ứng dụng công nghệ “sông trong ao” sản xuất theo chuỗi. Sau hơn 1 năm thực hiện, đề án đã mang lại những kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
Mô hình nuôi ếch trong bể kết hợp nuôi cá trê thả ao, cá rô đầu vuông thả chân ruộng của anh Cao Văn Phương (sinh năm 1971) ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, không những cho thu nhập cao mỗi năm mà còn là một "mô hình sáng" cho bà con nông dân quanh vùng học tập và cùng làm giàu.
Trước diễn biến nguồn cá trê vàng khan hiếm, giá cao, bà con ở các huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp đã nghiên cứu và nhân giống thành công loại cá trê vàng và đưa vào nuôi đại trà, bình quân mỗi 1 ha ao nuôi cá trê vàng lãi hơn 500 triệu đồng.
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã vận động và được nhiều nông dân tích cực hưởng ứng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Đó là mô hình trồng mãng cầu thái và mô hình nuôi cá thương phẩm.
Chỉ với 2 nhân công canh tác trên diện tích 1.200 m2 nhưng mang lại nguồn thu nhập gần 500 triệu đồng mỗi năm. Đây là hiệu quả của mô hình aquaponics nuôi cá cảnh kết hợp trồng rau an toàn mà gia đình anh Hồ Thanh Huy ở ấp 6, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh đang thực hiện.
Trong môi trường tự nhiên, cá có điều kiện phát triển bình thường. Nếu không có những tác nhân tiêu cực từ môi trường bên ngoài, cá hiếm khi bị dịch bệnh và chết hàng loạt. Cá khi nuôi trong lồng phải chịu đựng rất nhiều yếu tố gây stress do phải thích nghi với môi trường sống mới, tập quán sinh sống và kiếm ăn bị đảo lộn, sức đề kháng bị ảnh hưởng. Vì thế cá nuôi lồng bè hay mắc một số bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra.
Anh Trần Đình Thanh, tổ dân phố 5 thị trấn Xuân An - người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá bằng lồng nhựa HDPE dưới hồ Khe Lim của xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Sau hơn 4 tháng thả nuôi, mô hình nuôi cá áp dụng công nghệ HDPE của anh Thanh đạt năng suất 20 kg/m3 với sản lượng hơn 10 tấn, thu về hơn 1 tỷ đồng.
Tận dụng lợi thế sẵn có của hồ Thủy điện Hòa Bình với diện tích mặt hồ khoảng 9.000 ha mặt nước, trải dài trên địa bàn 19 xã thuộc 5 huyện, thành phố, những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện sông Đà đã phát triển cả về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt tại xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc nuôi cá lồng đang trở thành lĩnh vực phát triển kinh tế mũi nhọn, đem lại thu nhập cao và ổn định cho người dân nơi đây.
Trước tình hình nước lũ lên nhanh, đồng thời để đảm bảo lịch thời vụ, ngành nông nghiệp Hậu Giang chỉ đạo các địa phương khuyến cáo nông dân ngừng xuống giống lúa thu đông, thay vào đó là nuôi các loại thủy sản trên ruộng lúa để đảm bảo thu nhập.
Cá đối mục là loài cỡ lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong họ cá đối. Ngoài giá trị thịt thơm ngon, trứng cá đối còn là một món ăn quý. Nhờ tính thích nghi cao, ăn tạp nên cá có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép với các loài khác và có khả năng làm sạch môi trường, phù hợp với các ao nuôi tôm bị suy thoái.
Tánh Linh (Bình Thuận) là huyện miền núi có dòng sông La Ngà chảy qua và hồ Biển Lạc rộng lớn. Đây là lợi thế để phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển nuôi trồng thủy sản.
Quảng Ngãi hiện có hơn 1.500 ha diện tích hồ đập có khả năng nuôi trồng thủy sản; trong đó hơn 50% diện tích mặt nước tập trung ở các huyện miền núi đã được đồng bào khai thác để hợp tác cùng nhau nuôi cá nước ngọt đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc thay đổi thời tiết tạo sự thuận lợi cho mầm bệnh trên cá phát triển rất nhanh, chủ yếu là các bệnh về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, vi rút... Do đó, bà con cần chú ý các biện pháp phòng bệnh tổng hợp để tránh thiệt hại về kinh tế.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngư dân xã đảo Tiên Hải, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đang phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng bè trên biển, khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế thủy sản này, vươn lên làm giàu chính đáng.
Cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis), còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ Cá tai tượng (Osphronemidae). Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng là một loài cá cảnh thông dụng.
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ nhẹ thuộc miền Đông và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong những loài cá bản địa có thịt thơm ngon và bổ dưỡng. Hiện nay, cũng như các loài cá bản địa khác, cá lăng vàng ngày càng bị khai thác nghiêm trọng nên sản lượng cá tự nhiên ngày một giảm thấp. Do đó, giá cá thịt, cá lăng ngày càng cao, dao động từ 35.000 đ đến 80.000 đ/kg cá sống tuỳ thuộc vào trọng lượng cá và mùa vụ.
Mỗi năm gia đình ông Ngô Tùng Tân ở tổ dân phố Đá Bạc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) xuất bán ra thị trường từ 12 – 14 tấn cá mú nghệ thương phẩm cho thu nhập hàng tỷ đồng.
Cá Chiên là đối tượng thủy đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, là một trong số các loài cá được xếp vào dạng “ngũ quý” cùng với cá Lăng chấm, cá Bỗng, cá Anh Vũ và cá Rầm xanh. Cá Chiên thường sống trong các sông suối thuộc các tỉnh phía Bắc và tập trung ở vùng trung, thượng lưu của các sông lớn, nơi có nước chảy xiết.