Nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình GAHP là sản xuất phải đảm bảo an toàn thực phẩm, áp dụng đúng các biện pháp kĩ thuật từ khâu sản xuất giống, cách chăm sóc đến khi thu hoạch. Ao nuôi được xây dựng ở khu vực không bị ô nhiễm bới chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt; pH đất từ 6,5- 8,5 và chủ động nguồn nước. Nguồn nước phải sạch không bị ô nhiễm bởi các nguồn chất thải từ trại chăn nuôi chưa qua xử lý, nước thải sinh hoạt, nước thải các nhà máy, khu công nghiệp.
Trước đây, trên diện tích 3 sào ruộng, gia đình ông Nguyễn Văn Công (tổ 5, phường Hòa Trung, thành phố Cao Bằng) trồng lúa một vụ nhưng năng suất, hiệu quả kinh tế đem lại chẳng đáng là bao. Gần 10 năm qua, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư đào ao thả cá. Với diện tích ao hơn 1000m2, mỗi năm thả hai lứa cá, gia đình ông có thu nhập khoảng 50 triệu. So với làm lúa, nuôi cá mang hiệu quả kinh tế cao gấp 5 lần và đầu ra luôn ổn định.
Ông Công cho biết: Điều quan trọng trong nuôi cá rô đơn tính là phải thay nước thường xuyên. Để giải bài toán này, gia đình tôi đã dùng trạm bơm để bơm nước ở Sông Hiến cho vào ao. Vì có nguồn nước thường xuyên, cá lớn nhanh và không hay bị các bệnh thường gặp.
Gia đình ông Nguyễn Trường Giang (tổ 5, phường Hoàng Trung, thành phố Cao Bằng) được biết đến là một trong những hộ nông dân mạnh dạn đi đầu trong đào ao thả cá và khá thành công với mô hình kinh tế nuôi cá và trồng rau màu. Ông chia sẻ: Trong những năm đầu, ông nuôi chủ yếu các loại cá truyền thống nên hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2016, Trung tâm khuyến nông tỉnh Cao Bằng triển khai dự án nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình GAHP, gia đình ông chủ yếu thả loài cá này. Theo ông, cá được nuôi và chăm sóc theo đúng hướng dẫn kỹ thuật sẽ lớn nhanh và không bị dịch bệnh. Chi phí thức ăn nuôi cá rô phi đơn tính cao hơn các giống cá truyền thống nhưng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng. Nếu nuôi cá theo phương pháp truyền thống, mỗi năm gia đình ông chỉ thu hoạch một lứa. Nuôi cá rô phi đơn tính mỗi năm cho thu hoạch hai lứa. Năm 2016, gia đình ông thả hơn 1.300 con cá rô phi đơn tính. Nhờ chăm sóc tốt, đặt biệt trong công tác phòng chống dịch bệnh, trung bình mỗi năm, ông cung cấp cho thị trường trên 2 tấn cá thương phẩm đạt doanh thu khoảng 70 - 80 triệu đồng, trừ chi phí thức ăn, giống,...cho thu lãi gần 40 – 50 triệu đồng.
Phường Hòa Chung nằm gần trung tâm thành phố nhưng điều kiện sản xuất gặp khá nhiều khó khăn. Diện tích đất sản xuất manh mún nên khó đầu tư lớn, mặt khác trình độ sản xuất của người dân không cao, nhiều nông dân thường bỏ hoang ruộng đất hoặc chỉ trồng ít hoa màu. Những người làm nông nghiệp chủ yếu là người cao tuổi, cán bộ về hưu nên hiệu quả kinh tế kém. Việc đưa cá rô đơn tính vào nuôi tuy chưa mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhưng đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống cho người dân ở đây.
Ông Lê Văn Trang, Chủ tịch Ủy ban nhân phường Hòa Chung cho biết: Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang đào ao thả cá rô phi đơn tính, đặc biệt là khi Trung tâm khuyến nông tỉnh Cao Bằng thực hiện dự án nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình GAHP đã cho những kết quả khả quan. Các hộ nuôi cá đã tích cực áp dụng khoa học kĩ thuật, đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để phát triển và mở rộng sản xuất, chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm. Để đạt được mục tiêu mở rộng diện tích ao thả và chất lượng cá, Ủy ban nhân phường Hòa Chung đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cao Bằng và các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ phường...tổ chức các lớp chuyển giao kĩ thuật và phòng bệnh cho cá. Xã khuyến khích các hộ mở rộng diện tích nuôi cá; các hộ chuyển đổi việc nuôi các loại cá truyền thống sang nuôi các giống cá có giá trị hàng hóa cao; chế biến thức ăn tại chỗ để giảm chi phí mua thức ăn cho cá.
Bà Bế Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cao Bằng cho biết: Những năm gần đây, phường Hòa Chung, thành phố Cao Bằng xuất hiện nhiều hộ gia đình đầu tư nuôi cá và có thu nhập cao. Năm 2016, bằng nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cao Bằng xây dựng "Mô hình phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực theo quy trình GAHP" tại phường Hòa Chung. Đây là bước tiến mới nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản tới người dân từ đó nâng cao năng suất, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho cho nông dân. Mô hình bước đầu khẳng định phát triển nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình GAHP phù hợp với điều kiện của địa phương. Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cao Bằng sẽ trực tiếp chuyển giao các thiết bị kĩ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, để tiếp tục tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật mới cho những hộ, nhóm hộ có nhu cầu về thủy sản nói chung, cá rô phi đơn tính đực theo GAHP.
Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang nuôi cá rô phi đơn tính theo qui trình GAHP, đáp ứng với nhu cầu của thị trường, nhiều nông dân trên địa bàn phường Hòa Chung đã tìm được hướng đi phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xây dựng nông thôn mới./.
Trước đây, trên diện tích 3 sào ruộng, gia đình ông Nguyễn Văn Công (tổ 5, phường Hòa Trung, thành phố Cao Bằng) trồng lúa một vụ nhưng năng suất, hiệu quả kinh tế đem lại chẳng đáng là bao. Gần 10 năm qua, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư đào ao thả cá. Với diện tích ao hơn 1000m2, mỗi năm thả hai lứa cá, gia đình ông có thu nhập khoảng 50 triệu. So với làm lúa, nuôi cá mang hiệu quả kinh tế cao gấp 5 lần và đầu ra luôn ổn định.
Ông Công cho biết: Điều quan trọng trong nuôi cá rô đơn tính là phải thay nước thường xuyên. Để giải bài toán này, gia đình tôi đã dùng trạm bơm để bơm nước ở Sông Hiến cho vào ao. Vì có nguồn nước thường xuyên, cá lớn nhanh và không hay bị các bệnh thường gặp.
Gia đình ông Nguyễn Trường Giang (tổ 5, phường Hoàng Trung, thành phố Cao Bằng) được biết đến là một trong những hộ nông dân mạnh dạn đi đầu trong đào ao thả cá và khá thành công với mô hình kinh tế nuôi cá và trồng rau màu. Ông chia sẻ: Trong những năm đầu, ông nuôi chủ yếu các loại cá truyền thống nên hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2016, Trung tâm khuyến nông tỉnh Cao Bằng triển khai dự án nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình GAHP, gia đình ông chủ yếu thả loài cá này. Theo ông, cá được nuôi và chăm sóc theo đúng hướng dẫn kỹ thuật sẽ lớn nhanh và không bị dịch bệnh. Chi phí thức ăn nuôi cá rô phi đơn tính cao hơn các giống cá truyền thống nhưng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng. Nếu nuôi cá theo phương pháp truyền thống, mỗi năm gia đình ông chỉ thu hoạch một lứa. Nuôi cá rô phi đơn tính mỗi năm cho thu hoạch hai lứa. Năm 2016, gia đình ông thả hơn 1.300 con cá rô phi đơn tính. Nhờ chăm sóc tốt, đặt biệt trong công tác phòng chống dịch bệnh, trung bình mỗi năm, ông cung cấp cho thị trường trên 2 tấn cá thương phẩm đạt doanh thu khoảng 70 - 80 triệu đồng, trừ chi phí thức ăn, giống,...cho thu lãi gần 40 – 50 triệu đồng.
Phường Hòa Chung nằm gần trung tâm thành phố nhưng điều kiện sản xuất gặp khá nhiều khó khăn. Diện tích đất sản xuất manh mún nên khó đầu tư lớn, mặt khác trình độ sản xuất của người dân không cao, nhiều nông dân thường bỏ hoang ruộng đất hoặc chỉ trồng ít hoa màu. Những người làm nông nghiệp chủ yếu là người cao tuổi, cán bộ về hưu nên hiệu quả kinh tế kém. Việc đưa cá rô đơn tính vào nuôi tuy chưa mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhưng đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống cho người dân ở đây.
Ông Lê Văn Trang, Chủ tịch Ủy ban nhân phường Hòa Chung cho biết: Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang đào ao thả cá rô phi đơn tính, đặc biệt là khi Trung tâm khuyến nông tỉnh Cao Bằng thực hiện dự án nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình GAHP đã cho những kết quả khả quan. Các hộ nuôi cá đã tích cực áp dụng khoa học kĩ thuật, đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để phát triển và mở rộng sản xuất, chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm. Để đạt được mục tiêu mở rộng diện tích ao thả và chất lượng cá, Ủy ban nhân phường Hòa Chung đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cao Bằng và các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ phường...tổ chức các lớp chuyển giao kĩ thuật và phòng bệnh cho cá. Xã khuyến khích các hộ mở rộng diện tích nuôi cá; các hộ chuyển đổi việc nuôi các loại cá truyền thống sang nuôi các giống cá có giá trị hàng hóa cao; chế biến thức ăn tại chỗ để giảm chi phí mua thức ăn cho cá.
Bà Bế Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cao Bằng cho biết: Những năm gần đây, phường Hòa Chung, thành phố Cao Bằng xuất hiện nhiều hộ gia đình đầu tư nuôi cá và có thu nhập cao. Năm 2016, bằng nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cao Bằng xây dựng "Mô hình phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực theo quy trình GAHP" tại phường Hòa Chung. Đây là bước tiến mới nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản tới người dân từ đó nâng cao năng suất, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho cho nông dân. Mô hình bước đầu khẳng định phát triển nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình GAHP phù hợp với điều kiện của địa phương. Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cao Bằng sẽ trực tiếp chuyển giao các thiết bị kĩ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, để tiếp tục tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật mới cho những hộ, nhóm hộ có nhu cầu về thủy sản nói chung, cá rô phi đơn tính đực theo GAHP.
Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang nuôi cá rô phi đơn tính theo qui trình GAHP, đáp ứng với nhu cầu của thị trường, nhiều nông dân trên địa bàn phường Hòa Chung đã tìm được hướng đi phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xây dựng nông thôn mới./.
Chu Hiệu
Bài liên quan:
- Cao Bằng ứng dụng thành công mô hình nuôi cá rô phi đơn tính