Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.
Sáng 10/6, tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Ngày 1/6, khoảng 15 giờ 50 phút, vụ tai nạn lật xe đầu kéo, đè vào xe tải nhỏ làm 1 người tử vong đã xảy ra trên Quốc lộ 3, đoạn qua xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Từ cuối tháng 4 đến nay, tình trạng châu chấu tre lưng vàng xuất hiện tại một số địa phương thuộc tỉnh Cao Bằng gây hại nghiêm trọng đến cây trồng. Trước thực tế đó, ngành nông nghiệp Cao Bằng đã lên phương án phòng chống dịch hại này.
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Quyết định công nhận các làng nghề miến dong Phia Đén (xã Thành Công, huyện Nguyên Bình); làng nghề Ngói đất nung xóm Lũng Rì (xã Tự Do, huyện Quảng Hoà) và làng nghề Nón lá xóm Hoàng Diệu (xã Tự Do, huyện Quảng Hoà) là làng nghề truyền thống. Việc công nhận các làng nghề truyền thống sẽ góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
Trong chương trình công tác tại Cao Bằng, sáng 1/1/2024, tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công giai đoạn 1, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Ngày 19/12, Ủy ban nhân dân huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh địa điểm lưu niệm Anh hùng Liệt sỹ Bế Văn Đàn.
Khu vực Phia Oắc, Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình có độ cao trên 1.300m so với mặt nước biển, khí hậu mát lạnh với sự đa dạng phong phú về sinh học, thực vật. Đây là một trong những vựa dược liệu quan trọng của khu vực miền núi phía Bắc, giàu tiềm năng phát triển.
Ngày 25/9, Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XVII, nhiệm kì 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 15 (chuyên đề), thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Cao Bằng có 161 xã thuộc địa bàn thụ hưởng chương trình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số khó khăn.
Mở rộng diện tích trồng các cây đặc hữu gắn với chế biến là một nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020-2025. Mặc dù rất nỗ lực nhưng địa phương này vẫn chưa hoàn thành chỉ tiêu mở rộng diện tích trồng mới cây hạt dẻ, thạch đen, mắc ca và trúc sào.
Đến thời điểm này, tỉnh Cao Bằng cơ bản đã hoàn thiện các điều kiện để tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2023 an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống của tỉnh Cao Bằng. Thông qua chương trình, địa phương đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, được ứng dụng khoa học công nghệ gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, từ đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tỉnh Cao Bằng đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.
Ngày 6/2, Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 12 (chuyên đề) để thảo luận và thông qua Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Trụ sở làm việc các cơ quan Đảng và Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án bố trí ổn định dân cư xóm Nà Sài, Khau Lạ, Nà Làng, Nặm Ngoại (xã Mông Ân, huyện Bảo Lâm).
Mô hình 'lớp học Công an xã' do Công an xã Hồng Nam, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng tổ chức là một mô hình độc đáo trong dịp hè dành cho học viên là thanh thiếu nhi đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa. Đây là ý tưởng sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ Công an xã Hồng Nam cần được nhân rộng, giúp trẻ em vùng cao có mùa hè bổ ích và ý nghĩa.
Ngày 15/11, trong chương trình công tác tại tỉnh Cao Bằng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Cao Bằng về tình hình phát triển kinh tế, xã hội năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Đàn tính là nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc Tày - Nùng tỉnh Cao Bằng. Kể từ khi Thực hành hát Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, những nghệ nhân chế tác đàn tính lại một lần nữa được sống say mê với nghề chế tác loại nhạc cụ độc đáo này.
Nhắc đến vùng Lục khu, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là nhắc đến vùng đất có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đường sá đi lại khó khăn, thường xuyên thiếu nước sinh hoạt và kinh tế chậm phát triển. Thế nhưng, trên vùng cao nguyên đá, những thầy, cô giáo vẫn đang bám trường, bám lớp để gieo chữ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trên vùng đất biên cương này.
Ở cái tuổi "xưa nay hiếm", nhiều người đã yên phận, vui vầy cùng con cháu, thế nhưng Nghệ sỹ Ưu tú Lê Thu (sinh năm 1932, quê tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) vẫn chưa muốn nghỉ ngơi. Từ nhiều năm nay, trong cương vị người đứng đầu Chi hội tán trợ Chữ thập đỏ Thăng Long, dấu chân của bà in đậm trong những chuyến đi làm từ thiện. Đó là những chuyến đi trao quà cho các thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, trẻ em tật nguyền, người có hoàn cảnh khó khăn…
Ngày 5/8/2019, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam đã trao tặng 500 bộ sách giáo khoa cho học sinh là con thương binh, liệt sĩ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Cao Bằng.
Tối 24/11, tỉnh Cao Bằng long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu cho Công viên địa chất Non nước Cao Bằng; Công bố Di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950, huyện Thạch An là Di tích Quốc gia đặc biệt gắn với Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”.
Tỉnh Cao Bằng hiện có khoảng 64 cầu treo tại 12 huyện, thành phố. Một số cầu treo xây dựng lâu, công tác bảo trì sơ sài nên đã xuất hiện tình trạng xuống cấp, khiến người dân lo lắng mỗi khi qua những cây cầu treo này, đặc biệt là vào mùa mưa lũ.
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình GAHP, người dân phường Hòa Chung, tỉnh Cao Bằng đã tạo ra bước đột phá trong nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau 1 ngày đi thực tế, thăm hỏi bà con đồng bào các dân tộc tại hai huyện Bảo Lâm và Trà Lĩnh, sáng 9/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Cao Bằng để tìm những giải pháp mang tính căn cơ, đột phá giúp địa phương thuộc diện khó khăn nhất cả nước này vươn lên thoát nghèo và tìm ra một lối đi lâu dài, bền vững cho tăng trưởng. Nhiệm vụ nặng nề của Cao Bằng, theo ý kiến kết luận Thủ tướng tại hội nghị phải là một trong những địa phương hình mẫu cả nước về vượt khó vươn lên thoát nghèo.
Chiều 8/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm huyện miền núi Trà Lĩnh, phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng và thị sát Cửa khẩu quốc gia Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (thành phố Tịnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc).
Xóm người Sán Chỉ ở Khuổi Chủ, xã Thượng Hà, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nằm ở lưng chừng núi, bên thượng nguồn sông Gâm hiền hòa, thơ mộng. Dù cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn song đồng bào còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa độc đáo và khá riêng biệt.