Hành trình của vợ chồng chị Rơ Châm Awưnh và anh Siu Sắt tại Gia Lai không chỉ là câu chuyện về một thương hiệu cà phê sạch, mà còn là sự đổi thay trong nhận thức của đồng bào Jrai về phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững. Từ những vườn cà phê truyền thống, họ đã tiên phong áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị nông sản, tạo sinh kế ổn định cho cộng đồng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Đông Anh và huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Nông nghiệp An Giang với tư duy phát triển xanh được biết đến với những cánh đồng lúa đạt chuẩn SRP (tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững) xuất khẩu đi châu Âu ở Thoại Sơn, Châu Thành hay lúa hữu cơ ở Tri Tôn, An Phú, Tân Châu, Long Xuyên… đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân. Chuyển đổi tư duy "sản xuất nông nghiệp" sang "kinh tế nông nghiệp" thích ứng với biến đổi khí hậu và xu thế thị trường là tiền đề giúp An Giang hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Khi có sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) được công nhận 5 sao cấp quốc gia đầu tiên, Tây Ninh đã khẳng định được tiềm năng trong việc nâng tầm đặc sản địa phương. Không dừng lại ở đó, tỉnh cũng vừa công nhận thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao, càng cho thấy sự rõ nét về việc đầu tư nghiêm túc và chiến lược phát triển bền vững các sản phẩm của tỉnh. Những đặc sản địa phương không chỉ mang đậm dấu ấn vùng đất Tây Ninh mà còn sẵn sàng chinh phục thị trường rộng lớn, mở ra cơ hội xuất khẩu và nâng cao giá trị kinh tế cho địa phương.
Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã và đang là thách thức lớn đã, ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến một trong những vựa lúa lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong bối cảnh đó, An Giang đang từng bước thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn ứng dụng các giải pháp về công nghệ, sinh thái để nâng cao giá trị sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm tác động đến môi trường, hướng đến một nền sản xuất xanh và bền vững.
Tỉnh Gia Lai tích cực triển khai các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang, sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tăng trưởng ổn định, nhất là tăng giá trị sản phẩm trên 1 ha đất sản xuất.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, để phát huy tiềm năng đất đai, lao động theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu và “chung sống với lũ”, các huyện, thị vùng kiểm soát lũ đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) như: Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước, thị xã Cai Lậy khuyến khích nông dân chuyển đổi sang trồng rau màu ở những địa bàn khó khăn thông qua các mô hình phù hợp và hiệu quả: chuyên canh màu, luân canh 1 vụ màu trong mùa lũ kết hợp 2 vụ lúa/năm… giúp nâng cao thu nhập cho nông dân vừa tạo nguồn nông sản hàng hóa có giá trị tham gia thị trường.
Tỉnh Bình Phước đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập cho nông dân và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, qua đó xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn gắn với nhu cầu thị trường.
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới của Tổ quốc, với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp. Những năm qua, tỉnh luôn xác định nông nghiệp là lĩnh vực trọng điểm và triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững. Qua đó, từng bước tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần giảm nghèo và xây dựng bức tranh vùng biên ngày một khởi sắc.
Tỉnh Ninh Thuận tập trung khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững.
Ngành Nông nghiệp đã từng bước chuyển đổi số, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, chế biến để chuyển sang "bứt phá" nền kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp nhận thức được sự quan trọng của việc định vị thị trường, sản xuất theo yêu cầu của thị trường và đã chuyển sang tư duy mới từ tăng trưởng sản lượng đến tăng trưởng chất lượng, từ tăng trưởng đơn giá trị sang tăng trưởng đa giá trị để tăng giá trị gia tăng.
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Nhóm Quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu (CGIAR) tổ chức "Diễn đàn tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu".
Nằm trong chuỗi sự kiện Agritechnica Asia Live 2022 (Xúc tiến và trình diễn khoa học và công nghệ để chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp bền vững) diễn ra tại thành phố Cần Thơ, sáng 24/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG) và Viện Nghiên cứu Lúa Gạo quốc tế (IRRI) tổ chức hội thảo với chủ đề "Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững".
Sáng 17/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự sự kiện "Hành trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và Ngày hội việc VNUA – 2022" do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức.
Chiều ngày 15/8, tại UBND thành phố Cần Thơ, Ban tổ chức sự kiện Agritechnica Asia Live 2022 (Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững) họp bàn các nhiệm vụ, công việc chuẩn bị cho sự kiện sắp diễn ra vào ngày 24 - 26/8 tại thành phố Cần Thơ.
Ngày 7/7, Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Công Thương tổ chức khai mạc Tuần lễ giới thiệu, tiêu thụ nông sản tiêu biểu tỉnh Đắk Lắk năm 2022 và phát động phong trào thi đua “Nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn gắn với bảo vệ môi trường”.
Vừa qua, Thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu nông sản thực phẩm và giải pháp phát triển, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bền vững năm 2018.
Đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển nông nghiệp bền vững, đó là con đường để không chỉ thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp mà còn thực hiện mục tiêu lớn hơn chính là đưa vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững. Đây là một câu chuyện không mới, nhưng vấn đề còn lại là phải có những hành động cụ thể như thế nào để hiện thực hóa mục tiêu.
Qua thực tế tìm hiểu hoạt động của các hợp tác xã được xem là thành công ở hai tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu cho thấy, nhân tố hạt nhân trong tổ chức là hợp tác xã vẫn chưa kịp thích ứng với cơ chế thị trường, năng lực tài chính kém, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng gặp nhiều khó khăn.
Việc nâng cao năng lực cho các thành viên chủ chốt hợp tác xã nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị là một yêu cầu bức thiết trong quá trình thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.
Phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng đi đã rõ, nhưng những năm qua, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp ở đây vẫn còn nhiều bất cập, chưa tạo động lực mạnh mẽ để nhân rộng các mô hình phát triển nông nghiệp giá trị cao và bền vững. Cho đến nay, sự phát triển chính của vùng vẫn dựa trên nền nông nghiệp tăng trưởng theo chiều rộng.
Qua tìm hiểu thực tế tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, một vấn đề lớn cần phải tập trung giải quyết để phát triển ngành nông nghiệp bền vững. Đó chính là tổ chức sản xuất phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để đẩy doanh nghiệp, hợp tác xã hình thành liên kết chặt chẽ trong tất cả các ngành hàng, các khâu sản xuất đến lưu thông trong mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu vùng và toàn vùng.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hậu Giang phì nhiêu, tươi đẹp nhưng chị Đặng Nguyệt Quế lại bén duyên với “xứ cơ cầu” Bạc Liêu. Lập thân, lập nghiệp trên vùng đất mới với bao nhiêu lạ lẫm, khó khăn nhưng chị đã vượt qua mọi trở ngại để sống nhiệt huyết và làm việc hết mình, gặt hái được những thành công bước đầu đáng ghi nhận.
“Xây dựng nền nông nghiệp bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế là việc làm cấp thiết và là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển”. Đây là vấn đề được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu ra tại Hội thảo “Hỗ trợ ngành nông nghiệp bền vững và đổi mới của Việt Nam” diễn ra chiều ngày 23/11 tại Hà Nội.
Những năm gần đây, nông dân Gia Lai hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, thông qua liên kết hình thành các cánh đồng lớn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp cây trồng phát triển bền vững, nâng năng suất, chất lượng sản phẩm tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.