Bài 5 (tiếp theo và hết): Đẩy mạnh liên kết vùng
Những tín hiệu tích cực
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, từ Nghị định 120/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu là phát triển hài hòa với đất, nước, con người vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì trong hàng chục năm qua, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các tiểu vùng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị khai thác thiếu bền vững, mất dần tính tự nhiên.
Để giải quyết những bất cập nói trên và trước tác động của biến đổi khí hậu, các chính quyền địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động có những quyết sách, hành động để nhằm phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Điều này có thể dẫn chứng tại tiểu vùng Đồng Tháp Mười bao gồm 3 tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An, đại diện lãnh đạo các tỉnh này đã cùng với các nhà khoa học ở đại học Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên kết tiểu vùng để cố gắng bảo tồn các giá trị về hệ sinh thái và văn hóa thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ đời sống người dân và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Theo Tiến sĩ Sánh, lãnh đạo 3 tỉnh này đã đồng thuận về quy hoạch không gian - tích hợp - liên ngành với bốn chương trình hành động. Cụ thể là phải biết phát triển sản phẩm chủ lực và sản phẩm bản địa, dựa vào nhu cầu thị trường và sinh thái đất ngập nước, đa dạng sinh học, du lịch để phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, phải biết quản lý và sử dụng nước hiệu quả cho nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và dân sinh, phát triển cơ sở hạ tầng tổng hợp để thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ đó, 3 tỉnh tạo ra cơ chế, tổ chức và chính sách thích hợp để liên kết với doanh nghiệp và người dân theo ngành hàng. Sau đó là liên kết giữa chính quyền 3 tỉnh với trung ương, giới khoa học và liên kết trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, vùng bán đảo Cà Mau, bao gồm 3 tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và tiểu vùng ven biển Đông thuộc các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng là vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Do đó về dài hạn, định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đây là vùng trọng điểm chuyên canh về nuôi trồng thủy sản của các nước, hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu tôm 10 tỷ USD vào năm 2025. Do vậy, chiến lược sinh kế chính đối với tiểu vùng này là chuyển đổi sang thủy sản chuyên canh bền vững thông minh chống chịu với biến đổi khí hậu kết hợp với phục hồi rừng ngập mặn.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung cho rằng, từ việc Chính phủ cũng đã có chủ trương phát triển sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của từng vùng. Vì vậy ngay thời điểm này, 5 tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Hậu Giang đã nghiên cứu và đề xuất Chính phủ đầu tư một số công trình hạ tầng nhằm giữ vùng mặn, ngọt theo từng địa bàn để cùng nhau phát huy lợi thế sản phẩm cạnh tranh.
Theo ông Trịnh Hoài Thanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, từ đây đến năm 2020, tỉnh đang tiến hành chuyển khoảng 40.000 ha lúa sang sản xuất lúa – tôm để thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập của người dân. Đồng thời, tỉnh cũng đã đề xuất Chính phủ đầu tư hệ thống cống vùng phía Nam, phía Bắc để hoàn chỉnh hệ thống điều tiết nước mặn không lên vùng ngọt của Sóc Trăng, đảm bảo nước mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản cho tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và một phần tỉnh Kiên Giang nhằm bảo đảm lợi thế sản phẩm cạnh tranh của 5 tỉnh.
Vượt qua những thách thức
Trong những năm qua, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hầu hết các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc chuyên đổi mô hình phát triển theo hướng bền vững.
Có thể dẫn chứng tại tỉnh Đồng Tháp, việc chuyển đổi cây trồng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là chuyển đổi trồng lúa sang các loại cây khác và đang đặt ra các vấn đề cần phải giải quyết.
Theo đó, những khó khăn đó chính là thị trường đầu ra cho các loại cây trồng mới không ổn định; hạ tầng đã đầu tư là để phục vụ sản xuất lúa, không phù hợp với các loại cây trồng khác, muốn cải tạo lại cũng gặp phải vấn đề là để phục vụ sản xuất cho cây gì, mô hình kết hợp nào, do chúng ta chưa làm tốt công tác thị trường, chưa nắm nhu cầu như thế nào để chọn cây trồng chủ lực và từ đó cải tạo hạ tầng cho phù hợp, do đầu tư hạ tầng phải tốn nhiều chi phí...
Do đó, theo nhiều chuyên gia kinh tế nông nghiệp, việc các tỉnh chủ động trong việc tổ chức liên kết tiểu vùng là một bước đi hết sức cần thiết nhằm từng bước khơi thông liên kết vùng đã được đặt ra trong nhiều năm qua. Đồng thời, hành động này sẽ hỗ trợ lẫn nhau thực hiện yêu cầu chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất mới, đáp ứng yêu cầu vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp.
Bởi thực tế cho thấy nguồn lực đầu tư của các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long còn thấp, trong khi huy động nguồn ngoài ngân sách, kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp, nhất là đầu tư vào nông nghiệp rất khó khăn.
Từ đó, việc đầu tư chuyển đổi mô hình phát triển thực hiện chưa tốt, chậm mang lại hiệu quả. Do vậy, khi các tỉnh bắt đầu thực hiện liên kết tiểu vùng, theo các chuyên gia, từ sự hỗ trợ của Chính phủ sẽ tạo ra cơ chế điều phối, nhiệm vụ từng ngành, từng địa phương phải được phân công cụ thể.
Song song đó còn gắn kết kết tiểu vùng, liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hợp tác quốc tế... để có sự đồng bộ trong vấn đề quy hoạch các ô bao, hồ trữ ngọt để tích nước mùa mưa, phục vụ sản xuất mùa khô, chủ động đẩy mặn.
Ngoài ra, Chính phủ sớm nghiên cứu có cơ chế ưu đãi vốn đầu tư công cho vùng, tiểu vùng cũng như thu hút vốn đầu tư xã hội dựa trên quy hoạch tích hợp tổng thể theo hướng kết nối đồng bộ.
Một thách thức nữa trong quá trình thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 120/NQ – CP của Chính phủ, theo chuyên gia độc lập Nguyễn Hữu Thiện, có thể trong giai đoạn đầu sẽ có những xáo trộn nhất định, khi chưa tạo được việc làm thay thế, thu nhập của người dân sẽ giảm. Kéo theo đó là GRDP (tổng sản phầm trên địa bàn) của các tỉnh sẽ giảm khi giảm số vụ, giảm doanh số tiêu thụ phân bón, thuốc trừ sâu. Sau đó, nông sản chất lượng cao hơn, thực phẩm an toàn hơn, vươn tới thị trường cao cấp hơn, giá bán cao hơn.
Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng việc thay đổi tư duy cũng cần phải bắt đầu từ những nhà quản lý. Cụ thể là kiến nghị phải điều chỉnh phương pháp thống kê trong cách tính tăng trưởng ngành nông nghiệp cho phù hợp vì phương pháp thống kê hiện nay dựa trên năng suất, sản lượng, diện tích, giá bán, trong khi chi phí sản xuất bình quân lại tính trên khu vực, không dựa trên lợi nhuận, thu nhập của nông dân. Do đó, cách tính này không sát thực tế, không phản ánh tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Ngoài ra, chính quyền địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành xây dựng kế hoạch, cân đối và bố trí phù hợp nguồn vốn ngân sách nhà nước cho nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, gắn với đầu tư xây dựng cơ bản đến năm 2020 trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với chương trình, kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu của các địa phương để tiết kiệm hợp lý ngân sách.
Tăng cường hợp tác giữa các nhà trường, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu trong nước, ngoài nước để thực hiện các đề tài, dự án về ứng phó biến đổi khí hậu. Từng bước nâng cấp, xây dựng mới hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Long vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Giao thông Vận tải sớm hoàn thành tuyến đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ, sớm mở tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh nối liền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để tạo điều kiện giao thông thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương trong vùng tạo điều kiện cho các hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ có vốn để hoạt động sản xuất và 4 nhà phải có sự liên kết tốt hơn nữa. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp ký kết hợp tác với nông dân thì phải thực hiện thật tốt, tránh trường hợp kí kết rầm rộ mà triển khai được bao nhiêu.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Điểm yếu của giáo dục khi vực này là vùng trũng, nên cần phải tuyên truyền thêm ý thức nâng cao năng lực cho lực lượng lao động khu vực này. Có như vậy mới đủ nhân lực đáp ứng cho ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiến tới ứng dụng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế./.
Những tín hiệu tích cực
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, từ Nghị định 120/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu là phát triển hài hòa với đất, nước, con người vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì trong hàng chục năm qua, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các tiểu vùng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị khai thác thiếu bền vững, mất dần tính tự nhiên.
Công nhân của Tập đoàn Vina T&T phân loại để chọn trái thanh long ngon cho xuất khẩu tại nhà máy Kim Thanh 2, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Đức Nhung-TTXVN |
Để giải quyết những bất cập nói trên và trước tác động của biến đổi khí hậu, các chính quyền địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động có những quyết sách, hành động để nhằm phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Điều này có thể dẫn chứng tại tiểu vùng Đồng Tháp Mười bao gồm 3 tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An, đại diện lãnh đạo các tỉnh này đã cùng với các nhà khoa học ở đại học Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên kết tiểu vùng để cố gắng bảo tồn các giá trị về hệ sinh thái và văn hóa thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ đời sống người dân và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Theo Tiến sĩ Sánh, lãnh đạo 3 tỉnh này đã đồng thuận về quy hoạch không gian - tích hợp - liên ngành với bốn chương trình hành động. Cụ thể là phải biết phát triển sản phẩm chủ lực và sản phẩm bản địa, dựa vào nhu cầu thị trường và sinh thái đất ngập nước, đa dạng sinh học, du lịch để phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, phải biết quản lý và sử dụng nước hiệu quả cho nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và dân sinh, phát triển cơ sở hạ tầng tổng hợp để thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ đó, 3 tỉnh tạo ra cơ chế, tổ chức và chính sách thích hợp để liên kết với doanh nghiệp và người dân theo ngành hàng. Sau đó là liên kết giữa chính quyền 3 tỉnh với trung ương, giới khoa học và liên kết trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, vùng bán đảo Cà Mau, bao gồm 3 tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và tiểu vùng ven biển Đông thuộc các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng là vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Do đó về dài hạn, định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đây là vùng trọng điểm chuyên canh về nuôi trồng thủy sản của các nước, hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu tôm 10 tỷ USD vào năm 2025. Do vậy, chiến lược sinh kế chính đối với tiểu vùng này là chuyển đổi sang thủy sản chuyên canh bền vững thông minh chống chịu với biến đổi khí hậu kết hợp với phục hồi rừng ngập mặn.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung cho rằng, từ việc Chính phủ cũng đã có chủ trương phát triển sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của từng vùng. Vì vậy ngay thời điểm này, 5 tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Hậu Giang đã nghiên cứu và đề xuất Chính phủ đầu tư một số công trình hạ tầng nhằm giữ vùng mặn, ngọt theo từng địa bàn để cùng nhau phát huy lợi thế sản phẩm cạnh tranh.
Theo ông Trịnh Hoài Thanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, từ đây đến năm 2020, tỉnh đang tiến hành chuyển khoảng 40.000 ha lúa sang sản xuất lúa – tôm để thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập của người dân. Đồng thời, tỉnh cũng đã đề xuất Chính phủ đầu tư hệ thống cống vùng phía Nam, phía Bắc để hoàn chỉnh hệ thống điều tiết nước mặn không lên vùng ngọt của Sóc Trăng, đảm bảo nước mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản cho tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và một phần tỉnh Kiên Giang nhằm bảo đảm lợi thế sản phẩm cạnh tranh của 5 tỉnh.
Vượt qua những thách thức
Trong những năm qua, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hầu hết các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc chuyên đổi mô hình phát triển theo hướng bền vững.
Có thể dẫn chứng tại tỉnh Đồng Tháp, việc chuyển đổi cây trồng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là chuyển đổi trồng lúa sang các loại cây khác và đang đặt ra các vấn đề cần phải giải quyết.
Ông Nguyễn Văn Thuận, ấp 4, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười phân tích rễ cây lúa khi áp dụng sản xuất thông minh cho khách tham quan . Ảnh: Đức Nhung – TTXVN |
Theo đó, những khó khăn đó chính là thị trường đầu ra cho các loại cây trồng mới không ổn định; hạ tầng đã đầu tư là để phục vụ sản xuất lúa, không phù hợp với các loại cây trồng khác, muốn cải tạo lại cũng gặp phải vấn đề là để phục vụ sản xuất cho cây gì, mô hình kết hợp nào, do chúng ta chưa làm tốt công tác thị trường, chưa nắm nhu cầu như thế nào để chọn cây trồng chủ lực và từ đó cải tạo hạ tầng cho phù hợp, do đầu tư hạ tầng phải tốn nhiều chi phí...
Do đó, theo nhiều chuyên gia kinh tế nông nghiệp, việc các tỉnh chủ động trong việc tổ chức liên kết tiểu vùng là một bước đi hết sức cần thiết nhằm từng bước khơi thông liên kết vùng đã được đặt ra trong nhiều năm qua. Đồng thời, hành động này sẽ hỗ trợ lẫn nhau thực hiện yêu cầu chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất mới, đáp ứng yêu cầu vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp.
Bởi thực tế cho thấy nguồn lực đầu tư của các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long còn thấp, trong khi huy động nguồn ngoài ngân sách, kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp, nhất là đầu tư vào nông nghiệp rất khó khăn.
Từ đó, việc đầu tư chuyển đổi mô hình phát triển thực hiện chưa tốt, chậm mang lại hiệu quả. Do vậy, khi các tỉnh bắt đầu thực hiện liên kết tiểu vùng, theo các chuyên gia, từ sự hỗ trợ của Chính phủ sẽ tạo ra cơ chế điều phối, nhiệm vụ từng ngành, từng địa phương phải được phân công cụ thể.
Song song đó còn gắn kết kết tiểu vùng, liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hợp tác quốc tế... để có sự đồng bộ trong vấn đề quy hoạch các ô bao, hồ trữ ngọt để tích nước mùa mưa, phục vụ sản xuất mùa khô, chủ động đẩy mặn.
Ngoài ra, Chính phủ sớm nghiên cứu có cơ chế ưu đãi vốn đầu tư công cho vùng, tiểu vùng cũng như thu hút vốn đầu tư xã hội dựa trên quy hoạch tích hợp tổng thể theo hướng kết nối đồng bộ.
Một thách thức nữa trong quá trình thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 120/NQ – CP của Chính phủ, theo chuyên gia độc lập Nguyễn Hữu Thiện, có thể trong giai đoạn đầu sẽ có những xáo trộn nhất định, khi chưa tạo được việc làm thay thế, thu nhập của người dân sẽ giảm. Kéo theo đó là GRDP (tổng sản phầm trên địa bàn) của các tỉnh sẽ giảm khi giảm số vụ, giảm doanh số tiêu thụ phân bón, thuốc trừ sâu. Sau đó, nông sản chất lượng cao hơn, thực phẩm an toàn hơn, vươn tới thị trường cao cấp hơn, giá bán cao hơn.
Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng việc thay đổi tư duy cũng cần phải bắt đầu từ những nhà quản lý. Cụ thể là kiến nghị phải điều chỉnh phương pháp thống kê trong cách tính tăng trưởng ngành nông nghiệp cho phù hợp vì phương pháp thống kê hiện nay dựa trên năng suất, sản lượng, diện tích, giá bán, trong khi chi phí sản xuất bình quân lại tính trên khu vực, không dựa trên lợi nhuận, thu nhập của nông dân. Do đó, cách tính này không sát thực tế, không phản ánh tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Ngoài ra, chính quyền địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành xây dựng kế hoạch, cân đối và bố trí phù hợp nguồn vốn ngân sách nhà nước cho nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, gắn với đầu tư xây dựng cơ bản đến năm 2020 trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với chương trình, kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu của các địa phương để tiết kiệm hợp lý ngân sách.
Tăng cường hợp tác giữa các nhà trường, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu trong nước, ngoài nước để thực hiện các đề tài, dự án về ứng phó biến đổi khí hậu. Từng bước nâng cấp, xây dựng mới hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Long vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Giao thông Vận tải sớm hoàn thành tuyến đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ, sớm mở tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh nối liền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để tạo điều kiện giao thông thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương trong vùng tạo điều kiện cho các hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ có vốn để hoạt động sản xuất và 4 nhà phải có sự liên kết tốt hơn nữa. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp ký kết hợp tác với nông dân thì phải thực hiện thật tốt, tránh trường hợp kí kết rầm rộ mà triển khai được bao nhiêu.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Điểm yếu của giáo dục khi vực này là vùng trũng, nên cần phải tuyên truyền thêm ý thức nâng cao năng lực cho lực lượng lao động khu vực này. Có như vậy mới đủ nhân lực đáp ứng cho ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiến tới ứng dụng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế./.
Anh Đức - Hồng Nhung
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN