Tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển và liên kết vùng; đồng thời, tích cực triển khai quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc trên địa bàn.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, vùng Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đưa ra 5 nội dung đề nghị các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện.
Sáng 20/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Điện Biên tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc”.
Nằm trong khu vực Duyên hải miền Trung, Ninh Thuận được mệnh danh là "Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt" bởi sự kết hợp độc đáo giữa cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và di sản văn hóa đa dạng. Nắm bắt lợi thế này, tỉnh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư, liên kết du lịch theo vùng và quốc gia để thu hút du khách, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Để tạo động lực tăng trưởng mới giúp bứt tốc kinh tế, tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định 109/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế đô thị, trọng tâm là xây dựng Phan Rang-Tháp Chàm thành thành phố thông minh, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Thúc đẩy liên kết vùng để Đồng bằng sông Cửu Long “cất cánh” là chủ đề của Hội thảo khoa học quốc tế “Tác động của các nhân tố để thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm liên kết vùng”, do Trường Đại học Tây Đô tổ chức ngày 22/4 tại Cần Thơ.
Mặc dù cả nước hiện có 28.000 hợp tác xã, 13.000 tổ hợp tác và khoảng 200 liên hiệp hợp tác xã nhưng đến nay vẫn còn khoảng 70% hợp tác xã chưa liên kết với doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua trung gian. Do đó, để bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nhiều ý kiến cho rằng hợp tác xã phải tăng cường liên kết để phát huy sức mạnh tổng hợp cũng như nâng cao giá trị sản phẩm trong tiêu thụ và xuất khẩu.
Tại Công văn số 4215/VPCP-KTTH, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đề xuất các nội dung liên quan đến điều phối, liên kết vùng Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa vào quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sáng 11/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND thành phố Cần Thơ tổ chức hội thảo góp ý đề án Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ.
Ngày 16/11, tại thành phố Lào Cai, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức "Hội thảo định hướng liên kết phát triển vùng trung du, miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Các Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW dự và chủ trì hội thảo.
Chiều 8/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15.
Phát biểu tại “Hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên được tổ chức trực tuyến sáng 15/9, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, liên kết vùng, quy hoạch vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các địa phương. Nếu làm tốt vấn đề liên kết vùng và quy hoạch vùng sẽ tận dụng được các tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương và hạn chế việc triệt tiêu động lực của các địa phương với nhau.
Khai thác các sản phẩm du lịch thế mạnh, liên kết với các địa phương, hình thành nhiều tour, tuyến mới là một trong những giải pháp được ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện nhằm góp phần phát huy vai trò của một trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch lớn của cả nước, cùng các địa phương phát triển du lịch bền vững.
Sáng 21/1, tại quảng trường phía Bắc hầm đường bộ Cù Mông (thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định),Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ đã phát lệnh thông xe hầm đường bộ Cù Mông nối liền hai tỉnh Bình Định và Phú Yên.
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Lê Công Đỉnh (Long An) về các chính sách thúc đẩy, triển khai liên kết vùng. Văn bản cho biết, thời gian qua Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy, triển khai liên kết vùng, kết quả ban đầu đã mang lại với nhiều chuyển biến tích cực.
Hạn chế tăng dân số cơ học là một vấn đề vô cùng khó khăn, thậm chí có nhiều chuyên gia cho rằng, đó là một việc làm không khả thi. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng, Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai vẫn có thể hạn chế vấn đề tăng dân số cơ học, nếu như vấn đề phát triển đô thị bền vững gắn liền với việc “phân vai”, gắn kết với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm chuyên môn hóa, phát huy lợi thế riêng từng tỉnh là hết sức quan trọng.
Không chỉ tự mình giải quyết những bất cập nội tại, Thành phố Hồ Chí Minh cần có sự liên kết với các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giải quyết bài toán phát triển đô thị bền vững. Vấn đề đặt ra ở đây là giao thông liên vùng cần được tập trung triển khai để vừa giải quyết bài toán ách tắc, phát triển kinh tế mà còn tháo gỡ những khó khăn trong quá trình phát triển đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, từ sự chưa quan tâm đúng mức tới các mối liên kết và sự hợp tác toàn diện với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là các tỉnh, thành giáp ranh đã làm cho Thành phố Hồ Chí Minh phải “đơn độc” chống chọi với tình trạng ách tắc giao thông diễn ra từ nhiều năm qua mà chưa có giải pháp nào thực sự hiệu quả.
Đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển nông nghiệp bền vững, đó là con đường để không chỉ thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp mà còn thực hiện mục tiêu lớn hơn chính là đưa vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững. Đây là một câu chuyện không mới, nhưng vấn đề còn lại là phải có những hành động cụ thể như thế nào để hiện thực hóa mục tiêu.
Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển du lịch thu hút khách trong nước và quốc tế. Thế nhưng, trước những thách thức về cơ sở vật chất, hạ tầng, đội ngũ nguồn nhân lực... ngành du lịch Thành phố cần có những giải pháp trọng tâm, chú ý đến hợp tác, liên kết vùng giữa các tỉnh, thành trong cả nước, nhằm đưa ra sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, níu chân du khách.
Phong trào khởi nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ phát triển “khập khiễng” là nhận định của nhiều địa phương. Ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận vẫn chưa tạo được “điểm nhấn” riêng.
Được đánh là vùng kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất của cả nước hiện nay cùng với rất nhiều thế mạnh, thế nhưng vùng kinh tế Đông Nam bộ vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là trong liên kết vùng. Thực tế trên đòi hỏi cần có những cơ chế đột phá, hình thành cơ chế phát triển vùng thống nhất, hiệu quả hơn.
Ngày 13/1, tại Bắc Kạn, Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc chủ trì hội nghị.
Ngày 11/7, tại thành phố Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai phương huớng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
Ngày 9/10, tại Đồng Nai, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Đại diện các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tham dự.