Để hệ sinh thái khởi nghiệp làm nền tảng phát triển kinh tế vùng cần có sự liên kết giữa các địa phương thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy Thành phố Hồ Chí Minh làm trung tâm kết nối.
Bài 2: Xây dựng hệ sinh thái liên kết vùng Đông Nam bộ
Nơi sôi động, chốn “lặng im”
Theo Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện Đông Nam Bộ có 8 vườn ươm khởi nghiệp, 3 tổ chức thúc đẩy kinh doanh và 16 khu làm việc tập trung; trong đó, nhiều nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoạt động khởi nghiệp tại Đông Nam Bộ bắt đầu phát triển nhưng chưa có sự đồng đều giữa các địa phương. Do đó, cần kiến tạo và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp cho khu vực nhằm tạo sự liên kết giữa các tỉnh, thành phố.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc đánh giá, Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động triển khai hiệu quả Quyết định 844 của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” và là một trong những địa phương đã ban hành nhiều chính sách đột phá nhằm hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Đây là cơ sở để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong vùng, thông qua sự liên kết các địa phương.
Hiện nay, một số tỉnh như Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương… cũng đã và đang xây dựng các chương trình, đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, một số đơn vị trên địa bàn chưa thực sự hiểu rõ bản chất của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nên hoạt động còn mang tính lồng ghép, chưa thật sự có tác động lớn đến hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận nguồn vốn, nhân lực, công nghệ, thông tin về thị trường.
Không như Thành phố Hồ Chí Minh, hiện phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Bình Phước khá “im lặng”. Theo Sở Khoa học và Công nghệ Bình Phước, hoạt động đổi mới sáng tạo tại địa phương này còn quá mới mẻ. Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp vẫn chưa hình thành, hoạt động kết nối 4 nhà (nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp - nông dân) vẫn chưa chặt chẽ. Để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực, cần phân công trách nhiệm cụ thể cho các địa phương trong quá trình thực hiện cơ chế phối hợp; phát huy vai trò của một số địa phương trong việc nhân rộng, chuyển giao các mô hình khởi nghiệp đã thành công.
Được xem là trung tâm phát triển phong trào khởi nghiệp của khu vực, Thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo phát triển ý tưởng kinh doanh, đánh giá sản phẩm khởi nghiệp cho hơn 1.500 cá nhân và nhóm; kết nối trên 20 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (cả tư nhân và nhà nước); hỗ trợ đào tạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho giảng viên, sinh viên các trường đại học trên địa bàn. Hoạt động liên kết vùng Đông Nam bộ trong hình thành chuỗi phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế chưa được chú ý đến, nhất là việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ tiên tiến phù hợp với sản xuất và chế biến sản phẩm của vùng.
Ông Phạm Văn Sáng, Giám đốc Sở Khoa học công nghệ Đồng Nai cho rằng, liên kết khởi nghiệp trong vùng chưa rõ nét. Do vậy, các tỉnh cần kết nối với nhau chặt chẽ hơn, trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương. Đơn cử, Thành phố Hồ Chí Minh có trung tâm công nghệ sinh học thì các tỉnh khác không cần làm; địa phương có thế mạnh nào thì thực hiện, các tỉnh còn lại không cần làm nữa.
Trên cơ sở đó, ông Phạm Văn Sáng đề xuất, cần pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm có chủ lực, có thế mạnh của vùng. Các địa phương cần hoàn thiện quy hoạch các cụm phát triển mang tính chuyên môn hóa các sản phẩm chủ lực; trong đó tập trung ưu tiên phát triển các ngành nông nghiệp trọng điểm (rau, hoa quả, chăn nuôi), đặc biệt là khâu nghiên cứu tạo giống năng suất chất lượng cao, kết hợp phát triển khu công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch. Thông qua doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo thành chuỗi từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ… để đạt hiệu quả cao.
Cần sợi dây liên kết
Là một trong những địa phương đi đầu trong phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo 145 chuyên gia tư vấn, cố vấn khởi nghiệp; có 950 dự án khởi nghiệp và 3.500 nhóm khởi nghiệp kết nối trực tiếp và gián tiếp với nhà đầu tư, chuyên gia và tổ chức tư vấn. Đây là lực lượng quan trọng để phát triển phong trào khởi nghiệp đổi mối sáng tạo không chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh mà có thể “khai thác”, phát triển cho khu vực.
Ông Phạm Công Tạc nhận xét, Đông Nam Bộ hội tụ đầy đủ các điều kiện, lợi thế nổi trội để phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ; đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao, điện tử - tin học, dầu khí, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng…Đồng thời, tập trung một số lượng lớn các trường đại học, viện nghiên cứu. Đây là môi trường có thể đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. làm được như vậy thì khu vực Đông Nam bộ cũng như Việt Nam mới trở thành nơi sáng tạo từ nghiên cứu, triển khai và đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường.
Chia sẻ những khó khăn tại địa phương, ông Mai Thanh Quang - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, số lượng đơn vị tham gia các hoạt động, sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chưa nhiều, chưa tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ của cộng đồng. Trong khi đó, hệ sinh thái chưa hình thành đầy đủ dẫn tới khó khăn trong thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung.… Ở góc độ liên kết vùng, hoạt động kết nối moik thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp giữa các tỉnh trong khu vực, cũng như giữa những vùng lân cận còn hạn chế.
Để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại các địa phương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương Nguyễn Quốc Cường đề xuất, cơ chế đối tác công tư trong hỗ trợ tổ chức, thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp cần được chú trọng, bởi hiệu quả xã hội trong giai đoạn đầu quan trọng hơn là lợi ích kinh tế. Cơ chế này trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cũng như hỗ trợ cho các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp, ươm tạo công nghệ có thể thực hiện thí điểm để đánh giá trước khi triển khai mở rộng.
Trong giai đoạn hiện nay, theo ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh (Sihub), cần nhanh chóng kiến tạo và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đông Nam Bộ. Với những kết quả thành công bước đầu của mô hình Sihub, có thể chuyển giao kinh nghiệm từ mô hình này đến các địa phương. Để tăng tính liên kết, các tỉnh có thể “đặt hàng” các vấn đề cụ thể với Thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ, phối hợp giải quyết./.
Bài 2: Xây dựng hệ sinh thái liên kết vùng Đông Nam bộ
Nơi sôi động, chốn “lặng im”
Theo Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện Đông Nam Bộ có 8 vườn ươm khởi nghiệp, 3 tổ chức thúc đẩy kinh doanh và 16 khu làm việc tập trung; trong đó, nhiều nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoạt động khởi nghiệp tại Đông Nam Bộ bắt đầu phát triển nhưng chưa có sự đồng đều giữa các địa phương. Do đó, cần kiến tạo và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp cho khu vực nhằm tạo sự liên kết giữa các tỉnh, thành phố.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc đánh giá, Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động triển khai hiệu quả Quyết định 844 của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” và là một trong những địa phương đã ban hành nhiều chính sách đột phá nhằm hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Đây là cơ sở để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong vùng, thông qua sự liên kết các địa phương.
Không gian sáng chế của các đơn vị, doanh nghiệp, sinh viên khởi nghiệp tại Vườn ươm Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu - TTXVN |
Hiện nay, một số tỉnh như Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương… cũng đã và đang xây dựng các chương trình, đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, một số đơn vị trên địa bàn chưa thực sự hiểu rõ bản chất của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nên hoạt động còn mang tính lồng ghép, chưa thật sự có tác động lớn đến hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận nguồn vốn, nhân lực, công nghệ, thông tin về thị trường.
Không như Thành phố Hồ Chí Minh, hiện phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Bình Phước khá “im lặng”. Theo Sở Khoa học và Công nghệ Bình Phước, hoạt động đổi mới sáng tạo tại địa phương này còn quá mới mẻ. Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp vẫn chưa hình thành, hoạt động kết nối 4 nhà (nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp - nông dân) vẫn chưa chặt chẽ. Để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực, cần phân công trách nhiệm cụ thể cho các địa phương trong quá trình thực hiện cơ chế phối hợp; phát huy vai trò của một số địa phương trong việc nhân rộng, chuyển giao các mô hình khởi nghiệp đã thành công.
Được xem là trung tâm phát triển phong trào khởi nghiệp của khu vực, Thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo phát triển ý tưởng kinh doanh, đánh giá sản phẩm khởi nghiệp cho hơn 1.500 cá nhân và nhóm; kết nối trên 20 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (cả tư nhân và nhà nước); hỗ trợ đào tạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho giảng viên, sinh viên các trường đại học trên địa bàn. Hoạt động liên kết vùng Đông Nam bộ trong hình thành chuỗi phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế chưa được chú ý đến, nhất là việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ tiên tiến phù hợp với sản xuất và chế biến sản phẩm của vùng.
Ông Phạm Văn Sáng, Giám đốc Sở Khoa học công nghệ Đồng Nai cho rằng, liên kết khởi nghiệp trong vùng chưa rõ nét. Do vậy, các tỉnh cần kết nối với nhau chặt chẽ hơn, trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương. Đơn cử, Thành phố Hồ Chí Minh có trung tâm công nghệ sinh học thì các tỉnh khác không cần làm; địa phương có thế mạnh nào thì thực hiện, các tỉnh còn lại không cần làm nữa.
Trên cơ sở đó, ông Phạm Văn Sáng đề xuất, cần pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm có chủ lực, có thế mạnh của vùng. Các địa phương cần hoàn thiện quy hoạch các cụm phát triển mang tính chuyên môn hóa các sản phẩm chủ lực; trong đó tập trung ưu tiên phát triển các ngành nông nghiệp trọng điểm (rau, hoa quả, chăn nuôi), đặc biệt là khâu nghiên cứu tạo giống năng suất chất lượng cao, kết hợp phát triển khu công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch. Thông qua doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo thành chuỗi từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ… để đạt hiệu quả cao.
Cần sợi dây liên kết
Là một trong những địa phương đi đầu trong phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo 145 chuyên gia tư vấn, cố vấn khởi nghiệp; có 950 dự án khởi nghiệp và 3.500 nhóm khởi nghiệp kết nối trực tiếp và gián tiếp với nhà đầu tư, chuyên gia và tổ chức tư vấn. Đây là lực lượng quan trọng để phát triển phong trào khởi nghiệp đổi mối sáng tạo không chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh mà có thể “khai thác”, phát triển cho khu vực.
Ông Phạm Công Tạc nhận xét, Đông Nam Bộ hội tụ đầy đủ các điều kiện, lợi thế nổi trội để phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ; đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao, điện tử - tin học, dầu khí, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng…Đồng thời, tập trung một số lượng lớn các trường đại học, viện nghiên cứu. Đây là môi trường có thể đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. làm được như vậy thì khu vực Đông Nam bộ cũng như Việt Nam mới trở thành nơi sáng tạo từ nghiên cứu, triển khai và đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường.
Chia sẻ những khó khăn tại địa phương, ông Mai Thanh Quang - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, số lượng đơn vị tham gia các hoạt động, sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chưa nhiều, chưa tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ của cộng đồng. Trong khi đó, hệ sinh thái chưa hình thành đầy đủ dẫn tới khó khăn trong thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung.… Ở góc độ liên kết vùng, hoạt động kết nối moik thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp giữa các tỉnh trong khu vực, cũng như giữa những vùng lân cận còn hạn chế.
Để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại các địa phương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương Nguyễn Quốc Cường đề xuất, cơ chế đối tác công tư trong hỗ trợ tổ chức, thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp cần được chú trọng, bởi hiệu quả xã hội trong giai đoạn đầu quan trọng hơn là lợi ích kinh tế. Cơ chế này trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cũng như hỗ trợ cho các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp, ươm tạo công nghệ có thể thực hiện thí điểm để đánh giá trước khi triển khai mở rộng.
Trong giai đoạn hiện nay, theo ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh (Sihub), cần nhanh chóng kiến tạo và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đông Nam Bộ. Với những kết quả thành công bước đầu của mô hình Sihub, có thể chuyển giao kinh nghiệm từ mô hình này đến các địa phương. Để tăng tính liên kết, các tỉnh có thể “đặt hàng” các vấn đề cụ thể với Thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ, phối hợp giải quyết./.
Tiến Lực
Bài 3: Tạo chuỗi kết nối cung - cầu
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN