Tự hào với truyền thống quê hương cách mạng, người dân ATK Định Hóa hôm nay không ngừng nỗ lực vươn lên góp sức cùng với tỉnh Thái Nguyên vững bước trên con đường phát triển. Hình ảnh về một vùng quê cách mạng giàu mạnh, năng động đang ngày một hiện hữu.
Đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển nông nghiệp bền vững, đó là con đường để không chỉ thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp mà còn thực hiện mục tiêu lớn hơn chính là đưa vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững. Đây là một câu chuyện không mới, nhưng vấn đề còn lại là phải có những hành động cụ thể như thế nào để hiện thực hóa mục tiêu.
Qua thực tế tìm hiểu hoạt động của các hợp tác xã được xem là thành công ở hai tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu cho thấy, nhân tố hạt nhân trong tổ chức là hợp tác xã vẫn chưa kịp thích ứng với cơ chế thị trường, năng lực tài chính kém, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng gặp nhiều khó khăn.
Việc nâng cao năng lực cho các thành viên chủ chốt hợp tác xã nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị là một yêu cầu bức thiết trong quá trình thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.
Phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng đi đã rõ, nhưng những năm qua, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp ở đây vẫn còn nhiều bất cập, chưa tạo động lực mạnh mẽ để nhân rộng các mô hình phát triển nông nghiệp giá trị cao và bền vững. Cho đến nay, sự phát triển chính của vùng vẫn dựa trên nền nông nghiệp tăng trưởng theo chiều rộng.
Qua tìm hiểu thực tế tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, một vấn đề lớn cần phải tập trung giải quyết để phát triển ngành nông nghiệp bền vững. Đó chính là tổ chức sản xuất phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để đẩy doanh nghiệp, hợp tác xã hình thành liên kết chặt chẽ trong tất cả các ngành hàng, các khâu sản xuất đến lưu thông trong mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu vùng và toàn vùng.