Để tháo gỡ, một mô hình hay đang được triển khai tại tỉnh Đồng Tháp cần được nhân rộng và đồng thời đề xuất Chính phủ cần có những điều chỉnh kịp thời để thúc đẩy sự phát triển của các hợp tác xã.
Bài 4: Liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã
Từ một mô hình hay
Cho đến nay, sau nhiều năm thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã kiểu mới 2012, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành được khoảng 200 hợp tác xã kiểu mới. Có thể nói con số này khá khiêm tốn so với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.
Theo các chuyên gia kinh tế nông nghiệp và cả những người làm công tác quản lý ở các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong quá trình phát triển hợp tác xã kiểu mới, vấn đề thách thức đầu tiên và được xem là hết sức quan trọng đó chính là niềm tin, sự thay đổi trong tư duy sản xuất của nông dân trong vùng.
Việc tạo nền tảng để nông dân thay đổi nhận thức sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh, sạch và có niềm tin tham gia hợp tác xã là bước đi hết sức cần thiết. Điều này thấy rõ trong quá trình phát triển hợp tác xã kiểu mới ở tại tỉnh Đồng Tháp thông qua những mô hình “Hội quán”.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan, việc thành lập các “Hội quán” là cách để tập hợp các nông dân cùng sản xuất một loại nông sản, vật nuôi ngồi lại với nhau để chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ nhau trong đời sống hàng ngày. Đây là tiền đề quan trọng tạo sự thân tình, lòng tin giữa người với người trong cộng đồng nông dân, tạo sự gắn kết làng xã, gia đình mới tiến tới thành lập các hợp tác xã kiểu mới.
Bên cạnh đó, trong “Hội quán” còn có sự tham gia của các nhà khoa học, cán bộ quản lý nhà nước để chia sẻ những kiến thức canh tác, quy trình sản xuất mới trong nông nghiệp và thậm chí có sự tham gia của các doanh nghiệp để góp phần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp và nắm bắt thông tin thị trường của người dân.
Tính đến tháng 3/2018, tỉnh Đồng Tháp đã có 38 hội quán các ngành sản xuất nông nghiệp riêng biệt như: “Hội quán sản xuất lúa”, “Hội quán sản xuất trái cây”, “Hội quán nuôi cá tra",… cũng từ đây, nhiều hợp tác xã đã hình thành.
Có mặt tại vườn xoài của ông Nguyễn Văn Khải, thành viên hợp tác xã xoài Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã thấy được sự tiến bộ vượt bậc trong chăm sóc xoài, từ khâu làm đất, đến tỉa cành, tạo tán, bón phân, bao trái đều đúng kỹ thuật, quy trình và thời điểm.
“Kể từ khi tham gia “Hội quán” cho đến khi tham gia hợp tác xã, nông dân vốn đã hiểu phải sản xuất xoài sạch là xu thế phải làm. Riêng bản thân tôi xác định trồng xoài phải sử dụng phân bón hữu cơ để đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp”, ông Khải nói.
Không chỉ dừng lại đó, để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, từ chủ trương cho doanh nghiệp mua cổ phần của hợp tác xã theo tỷ lệ nhất định đã giúp cho các doanh nghiệp có tiếng nói mạnh hơn trong việc khuyến khích nông dân của Hợp tác xã canh tác xoài theo hướng hữu cơ, đáp ứng tiêu chí sản xuất xoài sạch, an toàn, chi phí thấp của thị trường nhập khẩu.
Bà Đinh Kim Nhung, Giám đốc Công ty TNHH Kim Nhung Đồng Tháp, một thành viên của hợp tác xã xoài Tân Thuận Tây với vốn cổ phần 10 triệu đồng cho rằng, không chỉ đạt hiệu quả về sản xuất mà doanh nghiệp còn có thể góp ý giúp cho Hội đồng quản trị hợp tác xã quản lý hoạt động kinh doanh tốt hơn và cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình liên kết.
Tiếp tục tháo gỡ những "nút thắt"
Hiện nay, quá trình hoạt động của hợp tác xã và các doanh nghiệp nông nghiệp ở các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều vướng mắc trong quá trình tiếp cận các chính sách để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản. Điều này đòi hỏi Chính phủ tiếp tục có những giải pháp tháo gỡ để “khơi thông” dòng vốn chính sách đi vào thực tế, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và hợp tác xã.
Qua quá trình tiếp cận, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/NĐ – CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhưng việc tiếp cận rất khó. Hầu hết những hợp tác xã đang thực hiện liên kết doanh nghiệp để sản xuất theo hướng xanh, sạch được chúng tôi gặp gỡ đều không tiếp cận được nguồn vốn vay theo Nghị định 55/NĐ-CP.
Theo đại diện một số hợp tác xã, mặc dù là vay tín chấp không có tài sản đảm bảo, nhưng khi đến ngân hàng tìm hiểu thì yêu cầu hợp tác xã phải có bằng khoán để làm tài sản thế chấp. Nhưng thực tế thì trụ sở của hợp tác vẫn phải ở nhờ, nếu các xã viên hiến đất để xây dựng trụ sở thì đó cũng không phải là tài sản của hợp tác xã nên không thể tiếp cận vốn vay theo nghị định.
Vấn đề này, theo Tiến sĩ Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và tư vấn kinh tế hợp tác, Trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 2, Nghị định 55/NĐ – CP còn thiếu những Thông tư hướng dẫn cụ thể về việc vay tín chấp.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước phải nghiên cứu ban hành Thông tư để các ngân hàng dựa trên kết quả kinh doanh của hợp tác xã trong các năm để làm cơ sở cho vay tín chấp. Đồng thời, việc ngoài việc định giá tài sản “bất động sản” thì còn phải định giá những tài sản khác như các trang thiết bị khác để làm cơ sở cho vay.
“Bởi khi kinh doanh có lời, tất cả các trang thiết bị, diện tích lắp đặt đường ống bơm nước cũng có giá trị đóng góp vào lợi nhuận của hợp tác xã”, Tiến sĩ Hải nói.
Bên cạnh đó, để “rộng đường” trong vệc tiếp cận những chính sách hỗ trợ đầu tư, ưu đãi, có ý kiến cho rằng, Chính phủ cần xem xét cho các hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 cũng được xem là doanh nghiệp thì cần được hưởng các chính sách theo Nghị định 210/NĐ – CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Ở góc độ khác, bà Đinh Kim Nhung cho rằng, khi nông dân sản xuất tốt đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường khó tính nhưng việc doanh nghiệp không thể đưa sản phẩm qua thị trường đó cũng là một “điểm nghẽn” cần phải có sự hỗ trợ cho doanh nghiệp để tháo gỡ.
Bà Nhung, dẫn chứng sản phẩm xoài của nông dân Đồng Tháp sản xuất ra có thể đi được các thị trường khó tính như Nga, Hàn Quốc, Australia nếu như được đầu tư hệ thống xử lý bằng hơi nhiệt trước khi đưa vào đóng gói và xuất khẩu. Tuy nhiên, toàn khu vực phía Đồng bằng sông Cửu Long hiện chỉ có một nhà máy xử lý hơi nhiệt được của một doanh nghiệp đặt tại tỉnh Long An.
“Tôi đã từng xin liên hệ cho đưa sản phẩm của mình để xử lý hơi nhiệt nhưng doanh nghiệp họ không cho. Tôi rất mong có những giải pháp để các doanh nghiệp khác như chúng tôi có thể tiếp cận đầu tư công nghệ này, vì số vốn đầu tư rất lớn lên đến 30 tỷ đồng”, bà Nhung kiến nghị.
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Hải cho đến nay, việc áp giá điện vào sản xuất nông nghiệp chưa thực sự theo hướng có lợi cho nông dân. Cụ thể, Luật cạnh tranh thế giới không áp 3 mức giá điện trong sản xuất nông nghiệp vào 3 thời điểm khác nhau. Nhưng tại Việt Nam, ngành điện lực lại áp 3 mức giá vào 3 thời điểm khác nhau trong khi sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Hải dẫn chứng, vào mùa lũ, hầu hết các máy bơm đều phải huy động bơm tiêu, chống úng cũng rơi vào thời điểm giá điện cao nhất.
Trao đổi vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng Ban kinh doanh tập đoàn điện lực Việt Nam, cho rằng việc phân chia nhiều giá điện khác nhau trong 3 thời điểm của một ngày là khuyến khích người sản xuất tiết kiệm nguồn điện trong sản xuất.
So với các ngành nghề khác như dịch vụ du lịch, khách sạn nhà hàng và sản xuất công nghiệp thì giá điện dành cho sản xuất nông nghiệp được áp dụng thấp nhất. Vào thời điểm từ 17 giờ đến 22 giờ, giá điện của các dịch vụ khác cao hơn nhiều so với thời điểm bơm nước của nông dân phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Vấn đề này rất cần Chính phủ, ngành điện lực nghiên cứu tính toán để góp phần hạ giá thành sản xuất cho nông nghiệp. “Với việc tính nhiều mức giá điện này, vô tình góp phần vào việc tăng chi phí sản xuất, đội giá thành sản phẩm, khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại ở quốc gia khác, đây là điều không cần thiết trong Luật Cạnh tranh của nông sản Việt Nam”, Tiến sĩ Hải cho biết./.
Bài 4: Liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã
Từ một mô hình hay
Cho đến nay, sau nhiều năm thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã kiểu mới 2012, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành được khoảng 200 hợp tác xã kiểu mới. Có thể nói con số này khá khiêm tốn so với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.
Ông Nguyễn Văn Thuận, ấp 4, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười kiểm tra hệ thống điều tiết nước tự động được điều khiển bằng điện thoại thông minh. Ảnh: Đức Nhung - TTXVN |
Theo các chuyên gia kinh tế nông nghiệp và cả những người làm công tác quản lý ở các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong quá trình phát triển hợp tác xã kiểu mới, vấn đề thách thức đầu tiên và được xem là hết sức quan trọng đó chính là niềm tin, sự thay đổi trong tư duy sản xuất của nông dân trong vùng.
Việc tạo nền tảng để nông dân thay đổi nhận thức sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh, sạch và có niềm tin tham gia hợp tác xã là bước đi hết sức cần thiết. Điều này thấy rõ trong quá trình phát triển hợp tác xã kiểu mới ở tại tỉnh Đồng Tháp thông qua những mô hình “Hội quán”.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan, việc thành lập các “Hội quán” là cách để tập hợp các nông dân cùng sản xuất một loại nông sản, vật nuôi ngồi lại với nhau để chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ nhau trong đời sống hàng ngày. Đây là tiền đề quan trọng tạo sự thân tình, lòng tin giữa người với người trong cộng đồng nông dân, tạo sự gắn kết làng xã, gia đình mới tiến tới thành lập các hợp tác xã kiểu mới.
Bên cạnh đó, trong “Hội quán” còn có sự tham gia của các nhà khoa học, cán bộ quản lý nhà nước để chia sẻ những kiến thức canh tác, quy trình sản xuất mới trong nông nghiệp và thậm chí có sự tham gia của các doanh nghiệp để góp phần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp và nắm bắt thông tin thị trường của người dân.
Tính đến tháng 3/2018, tỉnh Đồng Tháp đã có 38 hội quán các ngành sản xuất nông nghiệp riêng biệt như: “Hội quán sản xuất lúa”, “Hội quán sản xuất trái cây”, “Hội quán nuôi cá tra",… cũng từ đây, nhiều hợp tác xã đã hình thành.
Có mặt tại vườn xoài của ông Nguyễn Văn Khải, thành viên hợp tác xã xoài Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã thấy được sự tiến bộ vượt bậc trong chăm sóc xoài, từ khâu làm đất, đến tỉa cành, tạo tán, bón phân, bao trái đều đúng kỹ thuật, quy trình và thời điểm.
“Kể từ khi tham gia “Hội quán” cho đến khi tham gia hợp tác xã, nông dân vốn đã hiểu phải sản xuất xoài sạch là xu thế phải làm. Riêng bản thân tôi xác định trồng xoài phải sử dụng phân bón hữu cơ để đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp”, ông Khải nói.
Không chỉ dừng lại đó, để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, từ chủ trương cho doanh nghiệp mua cổ phần của hợp tác xã theo tỷ lệ nhất định đã giúp cho các doanh nghiệp có tiếng nói mạnh hơn trong việc khuyến khích nông dân của Hợp tác xã canh tác xoài theo hướng hữu cơ, đáp ứng tiêu chí sản xuất xoài sạch, an toàn, chi phí thấp của thị trường nhập khẩu.
Bà Đinh Kim Nhung, Giám đốc Công ty TNHH Kim Nhung Đồng Tháp, một thành viên của hợp tác xã xoài Tân Thuận Tây với vốn cổ phần 10 triệu đồng cho rằng, không chỉ đạt hiệu quả về sản xuất mà doanh nghiệp còn có thể góp ý giúp cho Hội đồng quản trị hợp tác xã quản lý hoạt động kinh doanh tốt hơn và cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình liên kết.
Tiếp tục tháo gỡ những "nút thắt"
Hiện nay, quá trình hoạt động của hợp tác xã và các doanh nghiệp nông nghiệp ở các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều vướng mắc trong quá trình tiếp cận các chính sách để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản. Điều này đòi hỏi Chính phủ tiếp tục có những giải pháp tháo gỡ để “khơi thông” dòng vốn chính sách đi vào thực tế, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và hợp tác xã.
3.000 m2 canh tác thủy canh rau màu hiện đại đầu tiên tại Đồng Tháp. Ảnh: Chương Đài - TTXVN |
Qua quá trình tiếp cận, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/NĐ – CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhưng việc tiếp cận rất khó. Hầu hết những hợp tác xã đang thực hiện liên kết doanh nghiệp để sản xuất theo hướng xanh, sạch được chúng tôi gặp gỡ đều không tiếp cận được nguồn vốn vay theo Nghị định 55/NĐ-CP.
Theo đại diện một số hợp tác xã, mặc dù là vay tín chấp không có tài sản đảm bảo, nhưng khi đến ngân hàng tìm hiểu thì yêu cầu hợp tác xã phải có bằng khoán để làm tài sản thế chấp. Nhưng thực tế thì trụ sở của hợp tác vẫn phải ở nhờ, nếu các xã viên hiến đất để xây dựng trụ sở thì đó cũng không phải là tài sản của hợp tác xã nên không thể tiếp cận vốn vay theo nghị định.
Vấn đề này, theo Tiến sĩ Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và tư vấn kinh tế hợp tác, Trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 2, Nghị định 55/NĐ – CP còn thiếu những Thông tư hướng dẫn cụ thể về việc vay tín chấp.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước phải nghiên cứu ban hành Thông tư để các ngân hàng dựa trên kết quả kinh doanh của hợp tác xã trong các năm để làm cơ sở cho vay tín chấp. Đồng thời, việc ngoài việc định giá tài sản “bất động sản” thì còn phải định giá những tài sản khác như các trang thiết bị khác để làm cơ sở cho vay.
“Bởi khi kinh doanh có lời, tất cả các trang thiết bị, diện tích lắp đặt đường ống bơm nước cũng có giá trị đóng góp vào lợi nhuận của hợp tác xã”, Tiến sĩ Hải nói.
Bên cạnh đó, để “rộng đường” trong vệc tiếp cận những chính sách hỗ trợ đầu tư, ưu đãi, có ý kiến cho rằng, Chính phủ cần xem xét cho các hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 cũng được xem là doanh nghiệp thì cần được hưởng các chính sách theo Nghị định 210/NĐ – CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Ở góc độ khác, bà Đinh Kim Nhung cho rằng, khi nông dân sản xuất tốt đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường khó tính nhưng việc doanh nghiệp không thể đưa sản phẩm qua thị trường đó cũng là một “điểm nghẽn” cần phải có sự hỗ trợ cho doanh nghiệp để tháo gỡ.
Bà Nhung, dẫn chứng sản phẩm xoài của nông dân Đồng Tháp sản xuất ra có thể đi được các thị trường khó tính như Nga, Hàn Quốc, Australia nếu như được đầu tư hệ thống xử lý bằng hơi nhiệt trước khi đưa vào đóng gói và xuất khẩu. Tuy nhiên, toàn khu vực phía Đồng bằng sông Cửu Long hiện chỉ có một nhà máy xử lý hơi nhiệt được của một doanh nghiệp đặt tại tỉnh Long An.
“Tôi đã từng xin liên hệ cho đưa sản phẩm của mình để xử lý hơi nhiệt nhưng doanh nghiệp họ không cho. Tôi rất mong có những giải pháp để các doanh nghiệp khác như chúng tôi có thể tiếp cận đầu tư công nghệ này, vì số vốn đầu tư rất lớn lên đến 30 tỷ đồng”, bà Nhung kiến nghị.
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Hải cho đến nay, việc áp giá điện vào sản xuất nông nghiệp chưa thực sự theo hướng có lợi cho nông dân. Cụ thể, Luật cạnh tranh thế giới không áp 3 mức giá điện trong sản xuất nông nghiệp vào 3 thời điểm khác nhau. Nhưng tại Việt Nam, ngành điện lực lại áp 3 mức giá vào 3 thời điểm khác nhau trong khi sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Hải dẫn chứng, vào mùa lũ, hầu hết các máy bơm đều phải huy động bơm tiêu, chống úng cũng rơi vào thời điểm giá điện cao nhất.
Trao đổi vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng Ban kinh doanh tập đoàn điện lực Việt Nam, cho rằng việc phân chia nhiều giá điện khác nhau trong 3 thời điểm của một ngày là khuyến khích người sản xuất tiết kiệm nguồn điện trong sản xuất.
So với các ngành nghề khác như dịch vụ du lịch, khách sạn nhà hàng và sản xuất công nghiệp thì giá điện dành cho sản xuất nông nghiệp được áp dụng thấp nhất. Vào thời điểm từ 17 giờ đến 22 giờ, giá điện của các dịch vụ khác cao hơn nhiều so với thời điểm bơm nước của nông dân phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Vấn đề này rất cần Chính phủ, ngành điện lực nghiên cứu tính toán để góp phần hạ giá thành sản xuất cho nông nghiệp. “Với việc tính nhiều mức giá điện này, vô tình góp phần vào việc tăng chi phí sản xuất, đội giá thành sản phẩm, khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại ở quốc gia khác, đây là điều không cần thiết trong Luật Cạnh tranh của nông sản Việt Nam”, Tiến sĩ Hải cho biết./.
Anh Đức - Hồng Nhung
Bài cuối: Đẩy mạnh liên kết vùng
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN