Theo chân các cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Phổ Yên, chúng tôi về thăm mô hình nuôi chim bồ câu Pháp tại xóm Triều Lai 2. Ghé thăm gia đình ông Nguyễn Đình Phúc, người đầu tiên đưa mô hình nuôi bồ câu Pháp về với xóm làng, hiện là tổ trưởng Tổ hợp tác.
Ông Phúc kể, năm 2010, sau khi nghỉ hưu ông về Thường Tín, Hà Nội thăm quan mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Thấy công việc phù hợp với tuổi tác nên quyết định mua 30 đôi chim giống bồ câu Pháp về nuôi. Hai vợ chồng ông tỷ mỷ chăm sóc cho 30 đôi chim giống. Sau vài năm, số lượng đàn đã nhân lên thành 300 đôi. Thật may mắn chim bồ câu thương phẩm của gia đình ông có bao nhiêu đều được thương lái đến tận nơi thu mua hết và đề nghị ông thu gom, mở rộng quy mô.
Nhận đơn hàng, ông Phúc quyết định mở rộng quy mô với 700 đôi chim bố mẹ. Ông Phúc cho biết, để chăm 700 đôi bồ câu thì 2 vợ chồng chỉ mất mỗi ngày 2 tiếng. Giống chim bồ câu Pháp có sức đề kháng cao, tỷ lệ sống đạt từ 95 – 99%. Trọng lượng chim thương phẩm đạt tới 6 lạng/con, chất lượng thịt thơm ngon nên chẳng đủ số lượng đáp ứng thị trường.
Hiện tại, bình quân mỗi năm, gia đình ông xuất ra thị trường khoảng 3.000 đôi chim bồ câu thương phẩm, với giá bán dao động từ 120.000 đến 140.000 đồng/đôi. Ngoài nuôi chim thương phẩm, hằng năm ông Phúc còn sản xuất theo đơn đặt hàng hơn 1.000 đôi chim bồ câu giống để cung ứng cho người dân trên địa bàn và các huyện lân cận trong tỉnh. Chim bồ câu giống có giá gấp đôi, gấp ba lần so với giá bán chim thương phẩm. Sau khi trừ chi phí cho cám, thuốc phòng bệnh, chuồng trại,…gia đình ông thu lãi trên 200 triệu đồng/năm.
Mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, để mô hình được lan tỏa rộng rãi tại địa phương, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Phổ Yên đã đề nghị ông Phúc liên kết để xây dựng tổ hợp tác chăn nuôi chim bồ câu Pháp. Ông Nguyễn Đình Phúc được bầu làm tổ trưởng và ông cởi mở, nhiệt tình truyền đạt những kinh nghiệm qua gần 10 năm chăn nuôi cho các thành viên để mọi người cùng làm giàu từ chim bồ câu Pháp.
Hiện nay, tổ hợp tác nuôi chim bồ câu Pháp xóm Triều Lai 2 có 10 thành viên, đang chăm nuôi gần 2.000 đôi chim bồ câu Pháp vừa để bán thương phẩm, vừa phục vụ con giống cho người dân có nhu cầu. Ông Nguyễn Tuấn Luận, thành viên tổ hợp tác chia sẻ, để nuôi chim bồ câu Pháp thực sự hiệu quả thì khâu chọn giống là quan trọng nhất.
Do đó, phải chọn những con chim giống khỏe mạnh, lông mượt, hoạt động nhanh nhẹn và không có dị tật. Sau vài lứa thì thay đổi việc ghép đôi kiểu áp đặt mà cần theo dõi xem đôi nào thích nhau thì ghép. Đối với chuồng trại cần phải lưu ý ánh sáng vừa đủ, luôn đảm bảo khô ráo và sạch sẽ. Chú ý tới việc thiết kế làm nơi ổ đẻ để chim sinh sản, ấp trứng và nuôi con. Bởi, đây là loại vừa đẻ trứng vừa nuôi con nên cần thiết kế hai ổ khác nhau, ổ đặt trứng sẽ nằm ở tầng trên và ổ nuôi con nằm ở tầng dưới. Cả hai ổ đều phải sạch sẽ, được lót rơm, nệm êm và máng ăn phải lựa chọn máng nhựa, đảm bảo sạch sẽ.
Ngoài ra, để đảm bảo điều kiện cho đàn chim sinh trưởng và phát triển tốt, ngoài việc chú trọng các đợt uống vắc xin phòng bệnh, người chăn nuôi còn trang bị hệ thống làm mát để điều hòa nhiệt độ khi thời tiết ngoài trời nắng nóng. Đồng thời, sử dụng các loại men vi sinh trộn lẫn vào thức ăn, nước uống hoặc phun khử trùng tại khu chuồng trại để giảm mùi hôi thối, tăng sức đề kháng của vật nuôi.
Theo bà Ngô Thị Minh Phượng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Phổ Yên, qua giai đoạn đầu hỗ trợ mở rộng, mô hình chăn nuôi chim bồ câu Pháp đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tổ hợp tác đã giúp nhau chia sẻ kinh nghiệm, tạo ra nhóm sản xuất quy mô hàng hóa. Từ thực tế trên, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã và tổ hợp tác triển khai việc nâng cấp mô hình lên sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap nhằm phát triển mô hình theo hướng an toàn, bền vững.
Ông Phúc kể, năm 2010, sau khi nghỉ hưu ông về Thường Tín, Hà Nội thăm quan mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Thấy công việc phù hợp với tuổi tác nên quyết định mua 30 đôi chim giống bồ câu Pháp về nuôi. Hai vợ chồng ông tỷ mỷ chăm sóc cho 30 đôi chim giống. Sau vài năm, số lượng đàn đã nhân lên thành 300 đôi. Thật may mắn chim bồ câu thương phẩm của gia đình ông có bao nhiêu đều được thương lái đến tận nơi thu mua hết và đề nghị ông thu gom, mở rộng quy mô.
Mô hình nuôi bồ câu Pháp tại gia đình ông Nguyễn Đình Phúc, xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Quân Trang-TTXVN |
Nhận đơn hàng, ông Phúc quyết định mở rộng quy mô với 700 đôi chim bố mẹ. Ông Phúc cho biết, để chăm 700 đôi bồ câu thì 2 vợ chồng chỉ mất mỗi ngày 2 tiếng. Giống chim bồ câu Pháp có sức đề kháng cao, tỷ lệ sống đạt từ 95 – 99%. Trọng lượng chim thương phẩm đạt tới 6 lạng/con, chất lượng thịt thơm ngon nên chẳng đủ số lượng đáp ứng thị trường.
Hiện tại, bình quân mỗi năm, gia đình ông xuất ra thị trường khoảng 3.000 đôi chim bồ câu thương phẩm, với giá bán dao động từ 120.000 đến 140.000 đồng/đôi. Ngoài nuôi chim thương phẩm, hằng năm ông Phúc còn sản xuất theo đơn đặt hàng hơn 1.000 đôi chim bồ câu giống để cung ứng cho người dân trên địa bàn và các huyện lân cận trong tỉnh. Chim bồ câu giống có giá gấp đôi, gấp ba lần so với giá bán chim thương phẩm. Sau khi trừ chi phí cho cám, thuốc phòng bệnh, chuồng trại,…gia đình ông thu lãi trên 200 triệu đồng/năm.
Bồ câu được các thương lái đến từ các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội… đến thu mua tận nhà. Ảnh: Quân Trang-TTXVN |
Mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, để mô hình được lan tỏa rộng rãi tại địa phương, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Phổ Yên đã đề nghị ông Phúc liên kết để xây dựng tổ hợp tác chăn nuôi chim bồ câu Pháp. Ông Nguyễn Đình Phúc được bầu làm tổ trưởng và ông cởi mở, nhiệt tình truyền đạt những kinh nghiệm qua gần 10 năm chăn nuôi cho các thành viên để mọi người cùng làm giàu từ chim bồ câu Pháp.
Hiện nay, tổ hợp tác nuôi chim bồ câu Pháp xóm Triều Lai 2 có 10 thành viên, đang chăm nuôi gần 2.000 đôi chim bồ câu Pháp vừa để bán thương phẩm, vừa phục vụ con giống cho người dân có nhu cầu. Ông Nguyễn Tuấn Luận, thành viên tổ hợp tác chia sẻ, để nuôi chim bồ câu Pháp thực sự hiệu quả thì khâu chọn giống là quan trọng nhất.
Mô hình đang được nhân rộng ra các địa phương khác để người dân phát triển kinh tế hộ làm giàu. Ảnh: Quân Trang-TTXVN |
Ngoài ra, để đảm bảo điều kiện cho đàn chim sinh trưởng và phát triển tốt, ngoài việc chú trọng các đợt uống vắc xin phòng bệnh, người chăn nuôi còn trang bị hệ thống làm mát để điều hòa nhiệt độ khi thời tiết ngoài trời nắng nóng. Đồng thời, sử dụng các loại men vi sinh trộn lẫn vào thức ăn, nước uống hoặc phun khử trùng tại khu chuồng trại để giảm mùi hôi thối, tăng sức đề kháng của vật nuôi.
Thức ăn cho chim bồ câu thường là ngô, thóc, cám... Ảnh: Quân Trang-TTXVN |
Theo bà Ngô Thị Minh Phượng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Phổ Yên, qua giai đoạn đầu hỗ trợ mở rộng, mô hình chăn nuôi chim bồ câu Pháp đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tổ hợp tác đã giúp nhau chia sẻ kinh nghiệm, tạo ra nhóm sản xuất quy mô hàng hóa. Từ thực tế trên, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã và tổ hợp tác triển khai việc nâng cấp mô hình lên sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap nhằm phát triển mô hình theo hướng an toàn, bền vững.
Thanh Hoài