Quyết định trên được đưa ra sau khi Bộ Y tế Nhật Bản xem xét yêu cầu từ một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Keio đã thực hiện nghiên cứu phương pháp điều trị này trong suốt 20 năm qua. Sau khi được cấp phép, nhóm nghiên cứu sẽ bắt đầu tìm kiếm các bệnh nhân tình nguyện tham gia thử nghiệm từ mùa Thu tới mùa Đông tới.
Để tiến hành thử nghiệm, nhóm nghiên cứu sẽ ghép các tế bào thần kinh gốc sản sinh từ các tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) vào cơ thể của 4 bệnh nhân chịu các tổn thương tủy sống trong quá trình chơi thể thao hoặc trong tai nạn giao thông. Các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, tham gia thử nghiệm kể trên là những người mất khả năng vận động hoặc cảm giác ở các chi. Nhóm nghiên cứu sẽ ghép các tế bào gốc vào cơ thể bệnh nhân trong khoảng thời gian từ 2 tới 4 tuần sau khi các bệnh nhân gặp tai nạn. Đây là khoảng thời gian can thiệp mà phương pháp điều trị kể trên cho hiệu quả. Trong vòng 1 năm sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ quan sát để đánh giá chức năng và tình trạng của các tế bào trong khi các bệnh nhân bắt đầu quá trình hồi phục. Mục đích chính của nghiên cứu là để xác nhân các tế bào gốc thần kinh sẽ phát triển an toàn trong cơ thể bệnh nhân. Ban đầu, nhóm nghiên cứu sẽ giới hạn số tế bào được cấy ghép ở mức 2 triệu tế bào/bệnh nhân nhưng trong tương lai có thể nâng mức trên lên tối đa 10 triệu tế bào.
Hàng năm, khoảng 5.000 người tại Nhật Bản chịu các tổn thương tủy sống và số người phải sống với những di chứng do tổn thương này hiện ở mức hơn 100.000 người. Giáo sư Hideyuki Okano, trưởng dự án nghiên cứu tại trường dược của Đại học Keio, kỳ vọng phương pháp điều trị an toàn này sẽ sớm được áp dụng. Trong quá trình nghiên cứu, Giáo sư Okano và đội ngũ của ông đã chữa thành công cho một chú khỉ bị liệt bằng phương pháp này.
Tế bào gốc đa năng cảm ứng có thể phát triển thành bất kỳ loại mô nào trên cơ thể và được coi là một công cụ tiềm năng trong phát triển thuốc và dược phẩm tái sinh. Việc phát hiện ra loại tế bào này đã mang lại giải Nobel Y học danh giá cho Giáo sư Shinya Yamanaka thuộc Đại học Kyoto Nhật Bản. Đây là lần thứ 5 Chính phủ Nhật Bản cấp phép thử nghiệm lâm sàng phương pháp điều trị sử dụng iPS.
Để tiến hành thử nghiệm, nhóm nghiên cứu sẽ ghép các tế bào thần kinh gốc sản sinh từ các tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) vào cơ thể của 4 bệnh nhân chịu các tổn thương tủy sống trong quá trình chơi thể thao hoặc trong tai nạn giao thông. Các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, tham gia thử nghiệm kể trên là những người mất khả năng vận động hoặc cảm giác ở các chi. Nhóm nghiên cứu sẽ ghép các tế bào gốc vào cơ thể bệnh nhân trong khoảng thời gian từ 2 tới 4 tuần sau khi các bệnh nhân gặp tai nạn. Đây là khoảng thời gian can thiệp mà phương pháp điều trị kể trên cho hiệu quả. Trong vòng 1 năm sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ quan sát để đánh giá chức năng và tình trạng của các tế bào trong khi các bệnh nhân bắt đầu quá trình hồi phục. Mục đích chính của nghiên cứu là để xác nhân các tế bào gốc thần kinh sẽ phát triển an toàn trong cơ thể bệnh nhân. Ban đầu, nhóm nghiên cứu sẽ giới hạn số tế bào được cấy ghép ở mức 2 triệu tế bào/bệnh nhân nhưng trong tương lai có thể nâng mức trên lên tối đa 10 triệu tế bào.
Hàng năm, khoảng 5.000 người tại Nhật Bản chịu các tổn thương tủy sống và số người phải sống với những di chứng do tổn thương này hiện ở mức hơn 100.000 người. Giáo sư Hideyuki Okano, trưởng dự án nghiên cứu tại trường dược của Đại học Keio, kỳ vọng phương pháp điều trị an toàn này sẽ sớm được áp dụng. Trong quá trình nghiên cứu, Giáo sư Okano và đội ngũ của ông đã chữa thành công cho một chú khỉ bị liệt bằng phương pháp này.
Tế bào gốc đa năng cảm ứng có thể phát triển thành bất kỳ loại mô nào trên cơ thể và được coi là một công cụ tiềm năng trong phát triển thuốc và dược phẩm tái sinh. Việc phát hiện ra loại tế bào này đã mang lại giải Nobel Y học danh giá cho Giáo sư Shinya Yamanaka thuộc Đại học Kyoto Nhật Bản. Đây là lần thứ 5 Chính phủ Nhật Bản cấp phép thử nghiệm lâm sàng phương pháp điều trị sử dụng iPS.
Lê Ánh