Một nhóm các nhà khoa học tại Boston (Mỹ) vừa đạt được bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu về tuổi thọ con người khi thiết lập thành công một ngân hàng tế bào gốc từ máu của những người sống thọ trên 100 tuổi, mở ra cơ hội mới để tìm hiểu các yếu tố góp phần tạo nên cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ.
Một liệu pháp điều trị mới sử dụng tế bào gốc đang mở ra triển vọng to lớn trong việc ngăn ngừa bệnh tật và làm chậm quá trình lão hóa. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu của Giáo sư Katarina le Blanc, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu tế bào gốc lâm sàng tại Viện Karolinska, Thụy Điển.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, một nhóm nghiên cứu do Đại học Kyoto (Nhật Bản) đứng đầu đã công bố phát triển thành công các tế bào miễn dịch có khả năng nhắm mục tiêu và tấn công các tế bào bị nhiễm virus SARS-CoV-2, bằng cách sử dụng tế bào gốc phôi người (hESC).
Một nhóm nhà khoa học tại trường Đại học Coimbra (UC) của Bồ Đào Nha đã tạo thành công tế bào gốc của con người từ tế bào da, qua đó phát triển phương pháp có thể giúp chống lại bệnh thoái hóa thần kinh SCA3.
“Điều trị bằng tế bào gốc là một trong những lĩnh vực tiên phong trong chăm sóc sức khỏe phổi” là thông tin được Tiến sĩ Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ khi nhận Quyết định bổ nhiệm làm Trưởng Bộ môn Lao và Bệnh phổi, Trường Đại học Y Hà Nội ngày 23/10.
Viện khoa học Weizmann (WIS) ở miền Trung Israel ngày 6/9 thông báo các nhà nghiên cứu tế bào gốc đã tạo ra và nuôi dưỡng thành công các mô hình phôi người nhân tạo bên ngoài tử cung cho đến ngày thứ 14.
Kể từ ca ghép tế bào gốc tự thân đầu tiên tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (năm 2006), đến nay, hàng trăm người đã tìm thấy cuộc đời mới sau khi được ghép tế bào gốc. Kỹ thuật này đã mở ra hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; trở thành một “cuộc cách mạng” trong điều trị các bệnh lý về máu và chăm sóc sức khỏe con người.
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa xác định được các tế bào gốc có vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo tóc và dự định sẽ tiến hành nghiên cứu lâm sàng để ứng dụng các tế bào gốc này vào việc chữa trị bệnh hói đầu, rụng tóc ở nam giới.
Làm đẹp bằng tế bào gốc được nhiều cơ sở thẩm mỹ quảng bá rầm rộ trong những năm gần đây như một xu hướng hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp dùng phương pháp này bị dị ứng, phù nề, tai biến... Các bác sỹ da liễu cảnh báo, làm đẹp da bằng tế bào gốc không an toàn như quảng cáo.
Phương pháp mới nuôi cấy tế bào sản sinh insulin và việc có thể bảo vệ các tế bào này trước sự tấn công từ hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh sau khi được nuôi cấy tế bào của phương pháp này, có thể mang đến hi vọng mới trong việc điều trị cho người mắc bệnh tiểu đường.
Các nhà khoa học Anh đã sử dụng tế bào gốc phôi của con người để tạo ra một mô hình tương tự như phôi thai nhằm nghiên cứu một số giai đoạn phát triển sớm nhất của con người. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature số ra ngày 11/6.
Ba Lan đã nổi lên trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực lưu trữ tế bào gốc ở châu Âu. Ngành dịch vụ trị giá hàng tỷ USD này đang được đánh giá đóng vai trò then chốt trong việc điều trị các căn bệnh bạch cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các nhà nghiên cứu ở Đại học Osaka (Nhật Bản) thông báo sẽ nộp hồ sơ xin chính phủ cho phép thử nghiệm sử dụng tế bào gốc đặc biệt để chữa bệnh tim. Nếu được thông qua, đây sẽ là thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên thế giới sử dụng tế bào gốc để chữa bệnh tim.
Ngày 18/2, Bộ Y tế Nhật Bản đã cấp phép thử nghiệm lâm sàng phương pháp dùng tế bào gốc để điều trị cho các bệnh nhân suy giảm chức năng vận động do tổn thương tủy sống. Đây là lần đầu tiên phương pháp sử dụng tế bào gốc để chữa trị các bệnh liên quan tới chức năng vận động được thử nghiệm trên thế giới.
Loài tê giác trắng Bắc Phi đang trên bờ tuyệt chủng, với chỉ ba cá thể còn lại trên hành tinh này. Không còn nhiều hy vọng cho chúng sống sót một cách tự nhiên. Nhưng một nhóm các nhà khoa học tin rằng, vẫn có thể bảo tồn được loài này nhờ việc sử dụng những thông tin di truyền được lưu trữ để tạo ra một đàn mới.
Sau 10 năm triển khai thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc, đến nay Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã thực hiện thành công 204 ca ghép, tương đương gần 50% tổng số ca ghép được thực hiện trên toàn quốc.
Bằng việc sử dụng một protein nhận dạng mới tiêm vào chuột, các nhà nghiên cứu Anh đã phát hiện một loại tế bào gốc đặc biệt có thể giúp sửa chữa những tổn thương do cơn đau tim gây ra.