Vẻ đẹp trang phục người Hà Nhì ở đại ngàn Y Tý

Vẻ đẹp trang phục người Hà Nhì ở đại ngàn Y Tý

Nằm ở độ cao 2.000m so với mực nước biển, xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Hà Nhì đen. Người Hà Nhì còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có trang phục truyền thống thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật... cũng như phong tục, tập quán, sinh hoạt của cộng đồng, ước vọng về cuộc sống tốt đẹp.

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Đặc sắc bia "trăm tuổi" của người Hà Nhì nơi vùng cao Y Tý

Đặc sắc bia "trăm tuổi" của người Hà Nhì nơi vùng cao Y Tý

Xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) là một trong những nơi được nhiều người lựa chọn làm địa điểm du lịch, trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa. Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ, xã Y Tý còn là nơi có văn hóa dân tộc và đặc sản vô cùng đặc sắc, một trong thứ đó phải kể đến loại bia truyền thống trăm tuổi của đồng bào Hà Nhì nơi đây.

Bảo tồn Dân ca Dân vũ người Hà Nhì ở Lai Châu

Bảo tồn Dân ca Dân vũ người Hà Nhì ở Lai Châu

Trước sự phát triển của xã hội hiện nay, nhiều luồng văn hóa ngoại lai đã du nhập đến các làng, bản người Hà Nhì. Điều này khiến bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của mỗi một cộng đồng có nguy cơ mai một. Chính vì vậy, việc thành lập Câu Lạc bộ dân ca, dân vũ của dân tộc Hà Nhì của xã Ka Lăng, huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu) không chỉ góp phần làm giàu cho kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam mà còn gìn giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa của cộng đồng dân tộc Hà Nhì, giúp mọi người hiểu về giá trị nhân văn, những giá trị tốt đẹp của mỗi dân tộc.
Độc đáo Tết Khụ Sự Chà của người Hà Nhì nơi biên viễn Sín Thầu, Điện Biên

Độc đáo Tết Khụ Sự Chà của người Hà Nhì nơi biên viễn Sín Thầu, Điện Biên

Tết Khụ Sự Chà - Tết cổ truyền của cộng đồng người Hà Nhì (thuộc hai nhóm là Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ) diễn ra vào dịp cuối năm, lúc mùa màng, cây lúa trên nương, ngoài ruộng đã thu hoạch xong và bản làng, núi đồi được nhuộm vàng bởi sắc hoa dã quỳ. Đây là dịp để các gia đình đồng bào dân tộc Hà Nhì sum vầy, đoàn tụ; con cháu báo hiếu tổ tiên, bậc sinh thành; mọi người đi thăm hỏi, cầu chúc cho nhau những điều may mắn giúp tình đoàn kết bản làng càng thêm thắm thiết.
Đi vào hoạt động được gần 2 năm nay, homestay “Hà Nhì House” thu hút du khách đến tìm hiểu nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Hà Nhì. Ảnh: Trọng Chính

Hiện thực hóa ước mơ làm du lịch trên núi

Phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, những người con của núi rừng Tây Bắc hôm nay đang hiện thực hóa ước mơ làm du lịch trên núi. Ngày đêm nỗ lực vượt khó, họ đã tạo nên những sản phẩm du lịch cộng đồng (homestay) đặc sắc, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…
Lào Cai nỗ lực bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc

Lào Cai nỗ lực bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc

Trang phục truyền thống được xem là "thẻ căn cước" của một dân tộc bởi nó thể hiện bản sắc văn hóa, nét đẹp riêng có và chứa đựng nhiều giá trị hơn một bộ trang phục để mặc đơn thuần. Những năm qua, chính quyền, người dân địa phương và ngành Văn hóa - Du lịch Lào Cai đã có nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực nhằm gìn giữ và bảo tồn, kịp thời ngăn chặn thực trạng trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đang ngày bị mai một, biến dạng, xa rời nguyên gốc.
Người dân chuẩn bị đồ lễ cúng. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Điện Biên: Gìn giữ nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Hà Nhì (gồm 2 ngành Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ) sinh sống chủ yếu, tập trung tại hơn 20 bản thuộc 4 xã Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng, Leng Su Sìn của huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) - vùng cực Tây Tổ quốc. Thuộc cư dân, chủ thể đầu tiên đặt chân sinh sống trên vùng đất cực Tây Tổ quốc, trong quá trình định cư, lập bản, người Hà Nhì ở Mường Nhé đã tạo lập, gìn giữ, bảo lưu được những nét văn hóa truyền thống độc đáo, mang tính nhận diện văn hóa rất đậm nét.
Vui Tết cổ truyền của người Hà Nhì ở cực Tây Tổ quốc

Vui Tết cổ truyền của người Hà Nhì ở cực Tây Tổ quốc

Tại tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Hà Nhì (thuộc hai nhóm là Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ) sinh sống tại 4 xã vùng biên gồm: Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé). Là chủ thể của vùng đất cực Tây Tổ quốc, qua quá trình định cư, sinh sống, xây dựng bản làng, người Hà Nhì đã bảo tồn, trao truyền được nền tảng văn hóa phong phú, đậm sắc thái và mang tính văn hóa đặc trưng.
Độc đáo phong tục ăn Tết của người Hà Nhì vùng biên giới Mường Tè

Độc đáo phong tục ăn Tết của người Hà Nhì vùng biên giới Mường Tè

Năm nay, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở các xã vùng cao biên giới Ka Lăng, Thu Lũm, Tá Bạ, Mù Cả thuộc huyện Mường Tè (Lai Châu) nô nức ăn Tết cổ truyền bắt đầu ngày 21/11, tức ngày 7/10 âm lịch. Đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi và các gia đình đi chúc Tết lẫn nhau sau một năm lao động, thu hoạch mùa vụ.
Lễ Gạ Ma Thú là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ Gạ Ma Thú là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 13/6, tại bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, UBND huyện Mường Nhé (Điện Biên) tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ Gạ Ma Thú (Cúng bản) của cộng đồng dân tộc Hà Nhì đang sinh sống ở 4 xã cực Tây Tổ quốc, gồm Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng, Leng Su Sìn. Trước đó, tại Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL, ngày 29/1/2019, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 26, lễ Gạ Ma Thú nằm trong danh mục 17 di sản được tôn vinh.
Độc đáo lễ cúng nguồn nước đầu năm của người Hà Nhì xã Y Tý

Độc đáo lễ cúng nguồn nước đầu năm của người Hà Nhì xã Y Tý

Theo phong tục cổ truyền, mỗi dịp đầu xuân mới sau tết nguyên đán, người Hà Nhì đen ở thôn Lao Chải 1, xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) đều tổ chức lễ cúng đầu nguồn nước thể hiện sự tri ân Thần Nước và cầu mong năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Qua đó, thể hiện ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ thiên nhiên, được duy trì và gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa ở Lai Châu

Trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa ở Lai Châu

Hà Nhì là một trong sáu tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, cư trú tập trung ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai và Yên Bái. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, dân tộc Hà Nhì có 21.725 người. Đặc điểm của người Hà Nhì là sống tương đối tập trung và thường ở thành từng khu vực riêng, ít xen kẽ với các dân tộc khác.
Lễ cầu mùa của người Hà Nhì

Lễ cầu mùa của người Hà Nhì

Vào dịp cuối hè, khi cây lúa bắt đầu trổ đòng, cây ngô đã lên xanh, người Hà Nhì ở Y Tý,huyện Bát Xát (Lào Cai) lại tổ chức lễ “Khu già già” để cầu mong một vụ mùa bội thu.
Đàn bà Hà Nhì phải ở nhà giữ lửa

Đàn bà Hà Nhì phải ở nhà giữ lửa

Người đàn ông Hà Nhì có thể đi 5 châu 10 mường, nhưng người phụ nữ phải ở nhà giữ lửa, giữ những gì thiêng liêng nhất trong ngôi nhà. Đó là sự phân công rất rõ ràng vai trò đàn ông và phụ nữ của người Hà Nhì.
Lý Phương Duyên - Phó Giáo sư, tiến sĩ đầu tiên của người Hà Nhì

Lý Phương Duyên - Phó Giáo sư, tiến sĩ đầu tiên của người Hà Nhì

Biết chị tại buổi Lễ Công bố Quyết định và trao giấy chứng nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2015 tại Hà Nội (11/2015), nhưng đến bây giờ tôi mới có dịp tiếp xúc với chị để nhìn lại những năm tháng miệt mài học tập, nghiên cứu và vinh dự được gia nhập vào “làng Giáo sư Việt Nam”. Chị là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lý Phương Duyên, dân tộc Hà Nhì, giảng viên Học viện Tài chính - Hà Nội.