Nghệ An: Mở hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm OCOP

Hợp tác xã chè xanh Thanh Đức mong muốn các ban ngành hỗ trợ về khâu tiêu thụ, quảng bá sản phẩm. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN
Hợp tác xã chè xanh Thanh Đức mong muốn các ban ngành hỗ trợ về khâu tiêu thụ, quảng bá sản phẩm. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cũng như nhiều mặt hàng khác, các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh Nghệ An đang gặp khó trong khâu tiêu thụ. Một số doanh nghiệp, hợp tác xã đang nỗ lực tìm hướng đi mới trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

Thị trường sản phẩm OCOP bị thu hẹp

Hợp tác xã Nông nghiệp và chế biến chè Thanh Đức, xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương là đơn vị chuyên trồng, chế biến, kinh doanh chè xanh. Hiện nay diện tích trồng chè của hợp tác xã là 8,53ha, cho sản lượng hàng năm khoảng 10 tấn thành phẩm đóng gói. Sản phẩm của hợp tác xã hoàn toàn được thu hái bằng tay theo tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá (hái chè búp non, không thu hái bằng cắt máy). Năm 2019, sản phẩm chè xanh Thanh Đức sản xuất theo quy trình VietGAP và được công nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, nhất là bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm chè xanh Thanh Đức ngày càng được nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Đến nay, sản phẩm chè xanh của hợp tác xã cung cấp thường xuyên với số lượng lớn cho các siêu thị trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành trong cả nước. Đầu ra sản phẩm ổn định, hợp tác xã tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với thu nhập trung bình 6 triệu đồng/người/tháng.

Nhưng từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hẹp, có thời điểm đóng băng khiến công suất hoạt động và doanh thu của hợp tác xã giảm sút.

Nghệ An: Mở hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm OCOP ảnh 1 Hợp tác xã chè xanh Thanh Đức mong muốn các ban ngành hỗ trợ về khâu tiêu thụ, quảng bá sản phẩm. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Ông Đặng Duy Lâm, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và chế biến chè Thanh Đức chia sẻ, doanh thu của hợp tác xã đang giảm 50% do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Hiện sản phẩm chè xanh đang bị ứ đọng trong kho khoảng 4 tấn bởi không tiêu thụ được.

Trong khi hàng hóa không vận chuyển lưu thông được do các địa phương đang thực hiện giãn cách thì ngay trong tỉnh cũng bị hạn chế bởi các nhà hàng, khách sạn hoạt động cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa; đồng thời, thị trường tự do cũng giảm đáng kể, vì vậy, các kế hoạch sản xuất phải tạm dừng một phần. Có thời điểm, hợp tác xã phải chuyển sang hái máy sản phẩm để cắt giảm nhân công lao động.

“Hiện chỉ mong dịch COVID-19 qua nhanh và các ban, ngành hỗ trợ về khâu tiêu thụ, quảng bá sản phẩm. Về phía hợp tác xã cũng đang nghiên cứu để chuyển hướng, chú trọng sản xuất sản phẩm đa dạng hơn, hướng đến chế biến tinh trong thời gian tới”, ông Đặng Duy Lâm nói.

Tương tự, từ năm 2018 đến nay, Hợp tác xã Nông nghiệp sen quê Bác được thành lập chế biến sen thành các loại sản phẩm trà lá sen, trà ướp bông sen, trà liên tu (nhụy sen), trà tâm sen cùng các sản phẩm từ sen khác. Để tạo sản phẩm phong phú đa dạng, chất lượng cao, hợp tác xã đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng mua thiết bị và đầu tư công nghệ chế biến, thiết kế bao bì mẫu mã cùng các hỗ trợ quảng bá thương hiệu khác.

Hiện, Hợp tác xã Nông nghiệp sen quê Bác đã có 7 sản phẩm OCOP; trong đó, 2 sản phẩm 4 sao và 5 sản phẩm đạt 3 sao. Sắp tới, hợp tác xã đang lên kế hoạch mở rộng diện tích sen nguyên liệu ở các huyện, thị khác để phục vụ người tiêu dùng trong nước và định hướng xuất khẩu.

Với những nỗ lực không ngừng đổi mới công nghệ, đẩy mạnh phát triển thị trường, doanh thu của hợp tác xã tăng trưởng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng từ 10-15%/năm; giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động trực tiếp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngay từ năm 2020, khi dịch mới bùng phát, doanh thu của Hợp tác xã cũng bị sụt giảm gần 30%.

Để thích ứng, nắm bắt và tận dụng các xu hướng kinh doanh mới, hợp tác xã đã chuyển hướng chiến lược kinh doanh đẩy mạnh bán hàng online, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử.

Anh Phan Kim Tiến, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp sen quê Bác cho biết: “Trước kia, chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến kênh bán hàng trực tiếp. Nhưng từ khi dịch bệnh xảy ra, doanh thu sụt giảm buộc chúng tôi phải xoay chuyển tình thế, đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi mẫu mã bắt mắt và hướng đến sản phẩm làm quà tặng để phục vụ cho du lịch”.

Sự linh hoạt trong quản lý điều hành, chuyển hướng chiến lược kinh doanh trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã giúp doanh nghiệp giữ vững thị phần, từng bước mở rộng thị trường mới. Hiện ngoài việc đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, hợp tác xã tiếp tục tập trung nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ khai thác kênh bán hàng online, tập trung vào website và fanpage, đầu tư quảng bá sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

Bảy tháng năm 2021, doanh thu của hợp tác xã tuy giảm nhẹ nhưng vẫn bảo đảm việc làm cho 100% công nhân, lao động.

Do dịch bệnh phức tạp, xe lưu thông ít hơn, hàng hóa gửi đi khó khăn bởi nhiều địa phương trong cả nước đang thực hiện lệnh cách ly hoặc phong tỏa, thời gian này nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề chỉ bán được cho khách nội tỉnh.

Tuy nhiên, với phương châm nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu những nhà phân phối lớn và người tiêu dùng, Công ty cổ phần Biển Quỳnh hiện cung cấp 10 sản phẩm thủy sản chế biến vào chuỗi siêu thị Big C trên cả nước và hệ thống trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An; trong đó, có sản phẩm chả cá trích đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao và 9 sản phẩm khác như tôm bóc nõn, bề bề bóc nõn, điệp bóc nõn, bạch tuộc, mực nang và các loại cá tươi, cá 1 nắng.... đạt 3 sao.

“Để giải quyết khó khăn trong khâu tiêu thụ và duy trì việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động, chúng tôi đã đầu tư cho khâu bảo quản sản phẩm, nhất là tận dụng các kho đông lạnh bảo quản hải sản để trữ hàng. Bên cạnh đó, chúng tôi có lợi thế là mặt hàng thiết yếu, lại là đối tác của các siêu thị lớn như BigC nên hàng hóa được lưu thông dễ dàng và cung cấp cho các siêu thị, nhà phân phối khi các chợ tạm bị đóng cửa do giãn cách. Bởi vậy, trong thời điểm dịch bệnh nhưng doanh số của công ty vẫn tăng hơn 80%, mỗi tháng 2 tỷ đồng nguồn hàng cung ứng ra thị trường”, anh Hồ Mạnh Hoàn, Giám đốc Công ty cổ phần Biển Quỳnh cho biết.

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong mùa dịch

Nghệ An là tỉnh đặc thù ngành nông nghiệp với nhiều sản phẩm trọng điểm có tính chất mùa vụ, dễ gặp khó khăn tiêu thụ thời điểm vào mùa vụ thu hoạch khi phải đối mặt với khó khăn do dịch COVID-19 bùng phát. Trước tình hình đó, tỉnh đã chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp chủ động, sáng tạo, linh hoạt điều chỉnh sản xuất, phương thức kinh doanh để vừa thúc đẩy tiêu thụ nông sản, vừa bảo đảm phòng tránh dịch bệnh COVID-19 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Bên cạnh đó, tỉnh theo dõi, bám sát tình hình giá cả, lưu thông hàng hóa, kịp thời chỉ đạo triển khai các biện pháp, kế hoạch để vừa đẩy mạnh sản phẩm bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong nước, vừa thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu cả ở thị trường truyền thống và cả thị trường mới, nhiều tiềm năng; trong đó, đặc biệt quan tâm việc xuất khẩu, lưu thông hàng hóa nông sản.

Để giúp bà con tiêu thụ sản phẩm, tỉnh đã giúp các chủ thể có sản phẩm xây dựng các điểm bán hàng, bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể VietGAP, GlobalGAP, sản xuất hữu cơ; truy xuất nguồn gốc QR, mã vạch…

Nghệ An: Mở hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm OCOP ảnh 2Hợp tác xã nông nghiệp và chế biến chè Thanh Đức, xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương là đơn vị chuyên trồng, chế biến, kinh doanh chè xanh. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Bên cạnh đó kết nối, giao thương các sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online… để người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An.

“Trong thời gian tới tỉnh tiếp tục chỉ đạo xây dựng và phát triển sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo, kết nối thị trường để định hướng sản xuất và quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại liên kết thị trường đầu ra cho sản phẩm”, ông Cao Minh Tú – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nghệ An khẳng định.

Bích Huệ

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bộ đội Biên phòng Cà Mau tuyên truyền, vận động ngư dân thực hiện tốt các quy định chống khai thác IUU, nói không với việc sử dụng xung điện trong khai thác hải sản, bởi đây là hành vi vi phạm pháp luật. Ảnh: Kim Há - TTXVN

Bộ đội Biên phòng Cà Mau kiểm soát chặt chẽ tàu cá "3 không"

Năm 2025, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau tăng cường triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý bảo vệ biên giới, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội nhằm giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới biển.

Học sinh trường trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng sử dụng ly giấy để hạn chế rác thải nhựa. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Khơi nguồn lối sống xanh từ môi trường học đường

Nhắc đến Trường Trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng (Cần Thơ), người ta không chỉ nghĩ đến một ngôi trường có thành tích học tập đáng nể mà còn ấn tượng bởi một "làn sóng xanh” đang lan tỏa mạnh mẽ từ ngôi trường này. Câu chuyện về hành trình “xanh hóa” đầy cảm hứng của học sinh của trường là minh chứng cho sức ảnh hưởng mạnh mẽ về ý thức bảo vệ môi trường đến từ thế hệ trẻ.

Hà Giang dồn lực thi công, quyết tâm đưa hai công trình trọng điểm về đích đúng hẹn

Hà Giang dồn lực thi công, quyết tâm đưa hai công trình trọng điểm về đích đúng hẹn

Hà Giang đang chuyển mình mạnh mẽ với những công trình trọng điểm, vừa nâng tầm diện mạo đô thị, vừa tạo động lực phát triển bền vững. Trên công trường những ngày này, không khí thi công khẩn trương, công nhân và máy móc hoạt động hết công suất, quyết tâm đưa dự án đập dâng nước tạo cảnh quan thành phố và Khu liên hợp thể thao - văn hóa tỉnh Hà Giang về đích đúng tiến độ. Hai công trình không chỉ hoàn thiện hạ tầng đô thị mà còn là điểm nhấn về cảnh quan, văn hóa, thể thao của tỉnh, hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Đền Mẫu Đồng Đăng, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc nằm trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn chứa nhiều giá trị về tín ngưỡng thờ Mẫu - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Vùng đất biên cương “hồi sinh”

46 năm sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn - vùng đất biên cương của Tổ quốc đã “hồi sinh”, sầm uất, nhộn nhịp hơn xưa. Sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, mối quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt - Trung phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương giữa Đồng Đăng của Lạng Sơn (Việt Nam) và Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) diễn ra sôi động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân hai bên...

Phát triển sầu riêng cơm vàng, hạt lép giúp nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) thoát nghèo. Ảnh: Đặng Tuấn - TTXVN

Nỗ lực đưa huyện miền núi Khánh Sơn thoát nghèo

Giai đoạn 2022-2025, Khánh Sơn là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa nằm trong danh sách huyện nghèo của cả nước. Thời gian qua, địa phương nỗ lực vượt bậc, đạt tiêu chí thoát khỏi huyện nghèo trong năm 2024 - về đích sớm hơn một năm so với Nghị quyết số 24 - NQ/TU ngày 11/7/2022 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Trịnh Xuân Trường. Ảnh: Hương Thu - TTXVN

Ông Trịnh Xuân Trường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai

Chiều 15/2, Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y ông Trịnh Xuân Trường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng.

Thời tiết ngày 16/2: Bắc Bộ mưa nhỏ, trời rét

Thời tiết ngày 16/2: Bắc Bộ mưa nhỏ, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu lệch Đông kết hợp với dòng xiết trong đới gió Tây trên cao, từ ngày 16 đến sáng 17/2, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa nhỏ.

Thanh niên Sơn La hăng hái lên đường nhập ngũ

Thanh niên Sơn La hăng hái lên đường nhập ngũ

Sáng 15/2, tại thị xã Mộc Châu và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đồng loạt tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2025. Ngày hội tòng quân tại thị xã Mộc Châu diễn ra trang trọng.

Những người con Hà Giang mang khát vọng tuổi trẻ vào quân ngũ

Những người con Hà Giang mang khát vọng tuổi trẻ vào quân ngũ

Sáng 15/2, các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã đồng loạt tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2025, tiễn hàng nghìn thanh niên ưu tú của mảnh đất nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc lên đường thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mở ra cơ hội cho người lao động được đào tạo tay nghề, có việc làm

Mở ra cơ hội cho người lao động được đào tạo tay nghề, có việc làm

Để tạo việc làm cho người lao động trong tỉnh trong năm 2025, UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương tăng cường các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, kết nối doanh nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm. Mục tiêu phấn đấu của tỉnh năm 2025 là: tạo việc làm mới cho khoảng 23.000 lao động và 900 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Gia Lai nỗ lực kéo giảm tai nạn giao thông

Gia Lai nỗ lực kéo giảm tai nạn giao thông

Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai, trong 2 tháng thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 15/12/2024 - 12/2/2025), tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn giảm mạnh cả 3 tiêu chí.

Hỗ trợ ứng dụng thiết bị tiên tiến sản xuất bánh tét

Hỗ trợ ứng dụng thiết bị tiên tiến sản xuất bánh tét

Chiều 14/2, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh) nghiệm thu đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất bánh tét tại hộ kinh doanh Nguyễn Thị Thu Quyền (cô Hường 2), xã Đa Lộc, huyện Châu Thành.

Khoanh vùng, điều tra vụ phá hoại cây trồng của người dân

Khoanh vùng, điều tra vụ phá hoại cây trồng của người dân

Ngày 14/2, ông Lê Trọng, Chủ tịch UBND huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) cho biết, sau khi nắm thông tin về sự việc phá hoại cây trồng của người dân, UBND huyện đã chỉ đạo Công an huyện cùng lực lượng chức năng của xã Đăk Ta Ley kiểm tra hiện trường, thu thập thông tin; nhất là các mâu thuẫn, tranh chấp với hộ gia đình có vườn cây bị phá. Đồng thời, UBND huyện yêu cầu lực lượng Công an khoang vùng các đối tượng nghi vấn. Huyện sẽ xử lý nghiêm hành vi phá hoại cây trồng để đề cao tính răn đe, giáo dục.

Bắc Kạn: Hỗ trợ nhà ở đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2

Bắc Kạn: Hỗ trợ nhà ở đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2

Để cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ về nhà ở, UBND tỉnh Bắc Kạn mới đây đã quyết định phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ trên địa bàn tỉnh năm 2025. Theo đó, năm 2025, tỉnh hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho 265 hộ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ, trong đó 149 hộ xây mới và 116 hộ sửa chữa.

Thông tấn xã Việt Nam về nguồn, thăm, tặng quà Bộ đội Biên phòng Tây Ninh

Thông tấn xã Việt Nam về nguồn, thăm, tặng quà Bộ đội Biên phòng Tây Ninh

Ngày 14/2, Đoàn công tác của Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam tổ chức về nguồn, dâng hương tri ân các anh hùng, liệt sỹ; thăm, tặng quà, chúc mừng Đồn Biên phòng Tân Phú và Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh) và trao Quyết định kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú tại Khu lưu niệm Thông tấn xã Giải phóng ở huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Bến Tre đồng khởi xóa nhà tạm, dột nát

Bến Tre đồng khởi xóa nhà tạm, dột nát

Sáng 14/2, quyền Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre Hồ Thị Hoàng Yến đã chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến 3 cấp, từ đầu cầu trụ sở Tỉnh ủy, trực tuyến tới các điểm cầu 9 huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.

Chàng trai người Mông Mùa Huy Tuấn hiện thực hóa ước mơ trở thành chiến sỹ Công an

Chàng trai người Mông Mùa Huy Tuấn hiện thực hóa ước mơ trở thành chiến sỹ Công an

Vừa tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Đại Nam (Hà Nội), chàng trai người Mông Mùa Huy Tuấn (sinh năm 2002, trú bản Hồng Líu, phường Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) từ bỏ nhiều cơ hội việc làm, đăng ký nhập ngũ để theo đuổi ước mơ trở thành chiến sỹ Công an nhân dân.

Bến Tre cân đối nguồn vốn hỗ trợ các dự án, xây dựng nông thôn mới

Bến Tre cân đối nguồn vốn hỗ trợ các dự án, xây dựng nông thôn mới

Thời gian tới, tỉnh Bến Tre tiếp tục cân đối, bố trí nguồn vốn từ nguồn ngân sách Trung ương hơn 268 tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển của địa phương khoảng hơn 436 tỷ đồng; vốn hỗ trợ lồng ghép khoảng 500 tỷ đồng để thực hiện các dự án, công trình cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Thời tiết ngày 14/2/2025: Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành một vùng áp thấp

Thời tiết ngày 14/2/2025: Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành một vùng áp thấp

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 14/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49 km/h), giật cấp 8. Dự báo đến 13 giờ ngày 14/2, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 5 km/h và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Cấp độ rủi ro thiên tai được đánh giá ở mức 3 đối với khu vực phía Tây giữa Biển Đông và vùng biển ngoài khơi từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ từ 15h chiều nay 13/2

Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ từ 15h chiều nay 13/2

Giá xăng E5RON92 không cao hơn 20.598 đồng/lít (tăng 156 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 476 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 21.074 đồng/lít (tăng 146 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).

Cần Thơ sẽ trồng trên 1,4 triệu cây xanh phân tán

Cần Thơ sẽ trồng trên 1,4 triệu cây xanh phân tán

Nhằm tuyên truyền giáo dục về mục đích, ý nghĩa của "Tết trồng cây”, động viên các cấp, các ngành và quần chúng Nhân dân tích cực tham gia trồng, bảo vệ, chăm sóc cây xanh, tăng độ che phủ, tạo cho thành phố Cần Thơ có môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu và gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động, UBND thành phố Cần Thơ đã triển khai kế hoạch tổ chức trồng cây xanh phân tán các loại trong năm 2025 trên địa bàn thành phố.

Thời tiết ngày 13/2/2025: Áp thấp nhiệt đới tiến gần bờ, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đón đợt rét sâu

Thời tiết ngày 13/2/2025: Áp thấp nhiệt đới tiến gần bờ, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đón đợt rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang ở khu vực giữa Biển Đông và tiếp tục tiến gần bờ. Hồi 1 giờ ngày 13/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 13 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8; di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 5-10km/h.